Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTết nội tết ngoại quan trọng nhất là điều này

Tết nội tết ngoại quan trọng nhất là điều này

Khi Tết Ất Tỵ 2025 đang cận kề, vấn đề lựa chọn ăn Tết bên nội hay bên ngoại của các cặp vợ chồng xa quê lại trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi.

Gia đình chị Vân Anh ở Nam Từ Liêm, Hà Nội đã ăn tết nhà ngoài 6 năm liền. Chồng chị là con út trong một gia đình có 5 anh em trai, các anh trai đều kết hôn và sinh sống gần nhà bố mẹ, còn nhà chị Vân Anh chỉ có 2 chị em gái.

 Vì thế, kể từ khi kết hôn cách đây 6 năm, vợ chồng chị Vân Anh thống nhất hàng năm sẽ đón giao thừa ở nhà ngoại để quây quần cùng bố mẹ. Sau đó mùng 2 Tết cả nhà sẽ về nhà nội sum họp cùng gia đình. Điều này cũng được ông bà nội nhất trí.

“Anh em của chồng tôi đều ở gần ông bà nội, Tết đến con cháu đến nhà ông bà đông đúc quây quần. Còn gia đình nhà ngoại chỉ có 2 con gái, cả 2 đi lấy chồng xa nên Tết đến cũng neo người. Vì thế chúng tôi ưu tiên đón giao thừa ở nhà ngoại để ông bà vui hơn. Trước Tết, tôi vẫn lo sắm tết đầy đủ cả 2 bên nội ngoại. Bố mẹ chồng cũng ủng hộ chúng tôi, ông bà đổi lịch ăn bữa cơm đầu năm vào mùng 2 tết để vợ chồng tôi vẫn kịp có mặt sum họp với anh em. Nội hay ngoại cũng đều là gia đình, quan trọng là sự cân bằng, và đối xử chân thành với nhau”, chị Vân Anh chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có sự thỏa thuận, đồng thuận về chuyện Tết nội – Tết ngoại như vậy. Tết Nguyên Đán là thời điểm gia đình đoàn tụ, mang ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa Việt Nam. Đây cũng là lúc không ít cặp vợ chồng đối diện với những mâu thuẫn quen thuộc rằng: Năm nay gia đình sẽ ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại?

Căng thẳng vì không tìm được tiếng nói chung

Mỗi dịp Tết đến, mâu thuẫn giữa việc ăn Tết nội hay Tết ngoại lại trở thành chủ đề quen thuộc, phản ánh sự khác biệt trong cách nhìn nhận của vợ và chồng. Theo quan niệm truyền thống Á Đông, sau khi kết hôn, người vợ được xem là một phần của gia đình chồng, nên việc đón Tết tại nhà nội thường được coi là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên, nhiều người vợ lại mong muốn trở về nhà mẹ đẻ để đoàn tụ với cha mẹ ruột, nhất là sau một năm dài vất vả chăm lo cho gia đình nhỏ. Đối với họ, việc về nhà ngoại không chỉ là dịp để thể hiện lòng hiếu thảo, mà còn là cơ hội để tận hưởng không khí sum vầy ấm cúng trong những ngày Tết, đặc biệt khi cha mẹ ngày càng có tuổi, già yếu.

Lấy chồng 6 năm, tôi đều về nhà ngoại đón giao thừa: Tết nội tết ngoại quan trọng nhất là điều này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Và trong những ngày Tết, phụ nữ thường gánh vác không ít trọng trách, từ việc chuẩn bị lễ cúng, nấu nướng đến tiếp đón khách khứa,… 

Chính vì vậy, việc không được về nhà ngoại khiến họ cảm thấy thiệt thòi, thiếu công bằng và không thoải mái.

Lúc này, người chồng thường rơi vào thế khó xử, khi phải đứng giữa hai bên, mỗi bên đều có lý lẽ và mong muốn riêng. Và khi không thể tìm được tiếng nói chung, những tranh cãi về việc ăn Tết ở đâu là điều không thể tránh khỏi.

Để giải quyết vấn đề này một cách hợp lý, các chuyên gia khuyến nghị cặp đôi nên tìm kiếm một giải pháp cân bằng, các chuyên gia đã đề xuất một giải pháp cân bằng vừa giữ gìn sự hòa thuận mà ai cũng vui vẻ hạnh phúc khiến mọi người phải suy ngẫm.

Lời khuyên từ chuyên gia

Các chuyên gia tâm lý và xã hội học đã nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn về việc đón Tết ở nhà nội hay nhà ngoại và đưa ra một số giải pháp cân bằng mà các gia đình có thể áp dụng. Một trong những gợi ý nổi bật là “chia Tết làm đôi” – tức là phân chia thời gian hợp lý để đảm bảo cả hai bên nội và ngoại đều có cơ hội thăm hỏi và sum họp.

Lấy chồng 6 năm, tôi đều về nhà ngoại đón giao thừa: Tết nội tết ngoại quan trọng nhất là điều này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Tết nội – ngoại luân phiên là phương pháp phổ biến và dễ thực hiện. Cụ thể, một năm gia đình sẽ đón giao thừa và ngày đầu năm ở nhà nội, và năm sau sẽ về nhà ngoại. Luân phiên như vậy sẽ giúp giảm bớt áp lực cho cả hai bên và tạo sự công bằng.

Phương pháp chia ngày ăn Tết thực sự là một giải pháp hợp lý và linh hoạt mà các cặp vợ chồng có thể tham khảo để giải quyết mâu thuẫn về việc đón Tết tại nhà nội hay nhà ngoại. Theo cách này, gia đình có thể đón giao thừa và mùng 1 ở nhà nội, sau đó vào mùng 2 hoặc mùng 3 sẽ về nhà ngoại.

Lợi thế của phương pháp này là giúp vợ chồng có thể thăm hỏi và quây quần cùng cả hai bên gia đình. Và một điều quan trọng là vợ chồng nên thỏa thuận, lên kế hoạch cụ thể từ trước để việc chia ngày ăn Tết diễn ra suôn sẻ, tránh những bất đồng không đáng có vào những ngày đầu năm.

Hay một Tết riêng cho gia đình nhỏ là giải pháp hiện đại và ngày càng được nhiều người ủng hộ. Hiểu đơn giản là chúng ta sẽ tự tổ chức ăn tết tại nhà riêng của mình, sau đó sẽ lần lượt về thăm hỏi cả hai bên nội, ngoại trong những ngày tiếp theo. Điều này sẽ giúp giảm áp lực, tạo không gian riêng tư cho gia đình và cũng giúp xây dựng sự gắn kết giữa vợ chồng và con cái.

Lấy chồng 6 năm, tôi đều về nhà ngoại đón giao thừa: Tết nội tết ngoại quan trọng nhất là điều này - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Cuối cùng, linh hoạt theo hoàn cảnh cũng là một giải pháp quan trọng mà các cặp vợ chồng nên cân nhắc. Đối với những gia đình có khoảng cách địa lý lớn hoặc khi cha mẹ hai bên không còn đủ sức khỏe, vợ chồng nên điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt, thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với gia đình, đảm bảo rằng cả hai bên đều cảm nhận được sự yêu thương và tôn trọng.

Bên cạnh việc áp dụng các giải pháp trên, điều quan trọng nhất vẫn là sự thấu hiểu và chia sẻ giữa vợ chồng. Để giải quyết mâu thuẫn này một cách êm đẹp, cả hai cần lắng nghe cảm xúc của nhau, hiểu rõ mong muốn của đối phương để tìm được tiếng nói chung. Đồng thời, cần tránh áp đặt và không coi việc ăn Tết ở nhà nội hay ngoại là trách nhiệm bắt buộc.

Hãy nhớ rằng, Tết là đoàn viên, là hạnh phúc, là sum họp, vì vậy quan trọng nhất là cách bạn sẻ chia và vun đắp tình cảm gia đình, để mỗi thành viên đều cảm thấy được yêu thương và tôn trọng.

Lưu Ly



Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/lay-chong-6-nam-toi-deu-ve-nha-ngoai-don-giao-thua-tet-noi-tet-ngoai-quan-trong-nhat-la-dieu-nay-172250122075648857.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Con dâu nhờ chăm cháu nhưng tôi đưa ra 3 điều kiện nhưng không được chấp nhận

Tôi đã nhìn thấu rõ ràng, dù tôi có làm theo lời con dâu nói, cô ấy cũng sẽ không biết ơn tôi, chứ đừng nói đến việc đối xử tốt với tôi. ...

5 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa

SKĐS - Tiêu thụ thực phẩm tốt sẽ giúp tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là năm loại thực phẩm thân thiện với đường ruột nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày… ...

10 thực phẩm rẻ tiền bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng

GĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận. ...

Bài đọc nhiều

Đầu năm lại thiếu lao động: Cần biết tạo giá trị cho chính mình

Dự báo thị trường lao động tại TP.HCM năm 2025 sẽ có chuyển biến tích cực khi số đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp của TP trong tháng 1-2025 chỉ còn 5.463 người, giảm 4.351 người (giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái). ...

Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại, bản sắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 991/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch).

Hạ tuổi trợ cấp hưu trí xuống 75, thêm triệu người được phủ lưới an sinh

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và không hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của Chính phủ.Với những người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được...

‘Công trình’ hơn 200 trang của học sinh lớp 7 giành giải đặc biệt cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi

Giải đặc biệt thuộc về Phạm Thảo Phương, học sinh lớp 7A4 Trường THCS Trần Phú, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.Thảo Phương có bố là bộ đội biên phòng, từ nhỏ đã được bố kể chuyện nhiều về Bác Hồ kính yêu. Khi tham dự cuộc thi, Thảo Phương cũng được bố gợi ý tìm sách vở, tài liệu phù...

Công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề đan võng ngô đồng

Sự công nhận và vinh danh nghề truyền thống Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, ông Nguyễn Văn Lanh cho biết, vào tháng 11/2014, Hội đồng Cây di sản Việt Nam đã công nhận 3 loài cây ở Cù Lao Chàm là cây Di sản Việt Nam,...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

Mới nhất