Trang chủNewsDu lịchCách nào thu hút 23 triệu khách quốc tế?

Cách nào thu hút 23 triệu khách quốc tế?

Năm 2025 được xác định là năm du lịch Việt Nam tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để góp phần cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Ngành du lịch hướng đến đón 22 – 23 triệu lượt khách quốc tế, 120 – 130 triệu lượt khách nội địa, đạt doanh thu từ 980.000 tỷ đồng đến 1,05 triệu tỷ đồng và tạo 5,5 triệu việc làm.

Đây được xem là một tham vọng và thể hiện kỳ vọng lớn từ ngành du lịch. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải có những bước đi cụ thể và chiến lược dài hạn…

14anhtren.jpg
Du khách tham quan Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: Đức Quang.

Những thách thức hiện tại

Năm 2024, du lịch Việt đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 39,5% so với năm trước và đạt mục tiêu đặt ra từ đầu năm (đón từ 17 – 18 triệu lượt). Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, có được kết quả trên là nhờ tập trung đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến quảng bá, phát huy cơ chế hợp tác công – tư để triển khai thành công các chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, cùng hàng loạt chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại các lễ hội, sự kiện văn hóa, du lịch, hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài…

Năm 2025, ngành du lịch sẽ tập trung vào việc khai thác sâu hơn các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, tăng cường liên kết với các hãng hàng không để mở thêm đường bay thẳng, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quảng bá và xúc tiến du lịch. Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam mới đây, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong chỉ đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tiếp tục tập trung vào 2 nhiệm vụ chiến lược là quản lý và quảng bá, xúc tiến du lịch, đồng thời tham mưu cấp trên sửa đổi Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phù hợp với tình hình mới.

Các chuyên gia du lịch cho rằng, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ sau đại dịch Covid-19, nhưng du lịch Việt vẫn đang đối diện nhiều thách thức. Cụ thể, hạ tầng du lịch tại Việt Nam mặc dù đã có những cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót so với các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh. Đặc biệt, các tỉnh thành ngoài các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng hay Phú Quốc vẫn chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đủ sức thu hút và phục vụ du khách quốc tế.

Một điểm hạn chế nữa trong ngành du lịch Việt Nam chính là sự thiếu hụt các sản phẩm du lịch cao cấp và độc đáo. Trong khi các thị trường du lịch lớn như Thái Lan, Singapore hay Malaysia đã phát triển những sản phẩm du lịch đa dạng, Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các điểm đến truyền thống như biển, di sản văn hóa hay các tour du lịch sinh thái. Điều này khiến ngành du lịch Việt Nam thiếu tính cạnh tranh trong việc thu hút khách quốc tế, đặc biệt là những du khách có nhu cầu tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Ngoài ra, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng của công nghệ số. Việc áp dụng các nền tảng công nghệ trong việc quảng bá điểm đến, quản lý dịch vụ, cũng như trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch thông minh, tiện lợi cho du khách vẫn còn rất hạn chế. Đây là một yếu tố quan trọng cần được cải thiện để nâng cao sự thuận tiện, tiện ích cho khách du lịch, đồng thời giúp các doanh nghiệp du lịch tối ưu hóa quy trình hoạt động của mình.

Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo

Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách quốc tế chính là chất lượng hạ tầng du lịch. Các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng, Việt Nam cần phải có những bước đi quyết liệt trong việc cải thiện các yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch. Từ giao thông vận tải, khách sạn, đến các điểm du lịch cần phải được nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách quốc tế.

Không chỉ ở các thành phố lớn, việc phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các khu vực nông thôn cũng đang trở thành một xu hướng quan trọng. Ông Trần Đức – chuyên gia Du lịch bền vững (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: “Du lịch xanh là lợi thế lớn của Việt Nam, đặc biệt khi khách quốc tế ngày càng tìm kiếm những trải nghiệm gắn liền với thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa. Việt Nam với tài nguyên thiên nhiên phong phú từ vịnh Hạ Long, rừng quốc gia Cát Tiên đến khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với bảo tồn. Các địa phương như Quảng Ninh, Lâm Đồng đã tiên phong trong việc triển khai du lịch sinh thái, kết hợp với chương trình bảo vệ môi trường như hạn chế rác thải nhựa, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo tại các cơ sở lưu trú”.

Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu trong việc thu hút khách quốc tế chính là marketing và quảng bá điểm đến. Việc xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam chưa thực sự mạnh mẽ và vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển. Các chiến dịch tiếp thị quốc tế cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn, không chỉ qua các kênh truyền thống mà còn thông qua các nền tảng số như mạng xã hội, các kênh quảng cáo trực tuyến. Điều này sẽ giúp du lịch Việt Nam dễ dàng tiếp cận với đông đảo khách du lịch quốc tế, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người rất nhạy bén với công nghệ và thông tin trực tuyến.

Để hiện thực mục tiêu đón khách năm 2025, giới chuyên gia cho rằng, du lịch Việt Nam cần tiếp tục khơi thông nhiều điểm nghẽn và có những chính sách quyết liệt, đột phá hơn nữa. Trong đó, chính sách visa của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đột phá. Trong khi đó, “đối thủ” của du lịch Việt Nam là Thái Lan đã miễn visa 2 – 3 lần, lại miễn visa hoàn toàn cho các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Ấn Độ, mở rộng thị trường được miễn visa và liên tục tung ra các chính sách ưu đãi… nên khách tăng trưởng vượt trội.

Cùng với chính sách thị thực, ông Nguyễn Tiến Đạt – Giám đốc AZA Travel, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội cho rằng, hạ tầng du lịch của Việt Nam còn nhiều hạn chế khi các sân bay như Tân Sơn Nhất, Nội Bài… đều quá tải. Cần mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa… giúp lượng khách trải đều ra các vùng miền. Đặc biệt, điều cấp thiết là cần có sản phẩm du lịch chất lượng cao để hấp dẫn dòng khách hạng sang. Bởi Việt Nam có nhiều sản phẩm du lịch cho thị trường khách Á Đông, nhưng lại có rất ít sản phẩm dành cho khách phương Tây…

Ngoài ra, để phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững, ông Đạt cho rằng, cần xây dựng chiến lược phát triển du lịch quốc gia, trong đó đánh giá thị trường khách, quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch cho từng thị trường mục tiêu, sau đó mới xây dựng các chiến lược quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch.



Nguồn: https://daidoanket.vn/du-lich-viet-nam-2025-cach-nao-thu-hut-23-trieu-khach-quoc-te-10298821.html

Cùng chủ đề

4 điều người bệnh tim cần làm khi đi du lịch, về quê ngày tết

Đi du lịch hay về quê dịp tết là niềm vui lớn với nhiều người. Nhưng với người mắc bệnh tim, hành trình này cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sự thay đổi môi trường, áp lực từ lịch trình có thể ảnh...

Một doanh nghiệp đóng tàu công bố lãi cả trăm tỷ đồng

Nhờ có được nhiều đơn đặt hàng lớn, Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm đạt lợi nhuận trước thuế hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024. ...

Đà Nẵng tổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn, dự kiến đón hơn 456.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán

(Tổ Quốc) - Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt hơn 456.000 lượt, tăng 13,5% so với kỳ nghỉ năm 2024. ...

Du lịch hứa hẹn bội thu dịp Tết

Nhiều đoàn khách quốc tế, Việt kiều tấp nập trải nghiệm không khí Xuân mới tại các điểm đến, trong khi những tour Tết trong nước và nước ngoài rất hút khách ...

Phấn đấu đón hơn 30 triệu lượt khách

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2025 Hà Nội đặt mục tiêu tổng thu từ du lịch đạt trên 130.000 tỷ đồng nhờ vào các kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để hút khách. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ

Thống đốc St. Petersburg nhấn mạnh Việt Nam và Liên bang Nga đã luôn đi cùng nhau trong suốt chặng đường 75 năm xây dựng và phát triển quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau đạt được những thắng lợi. ...

Bản tin Mặt trận sáng 24/1

Bản tin Mặt trận sáng 24/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mang Tết ấm đến với người nghèo; Tết an vui cho người có hoàn cảnh khó khăn; Thu hút kiều hối cho phát triển đất nước; Tuyên Quang: Tiếp sức, đồng hành với người dân về quê đón Tết. ...

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Chiều ngày 23/1/2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Chiều ngày 23/1/2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban...

Bài đọc nhiều

Xu hướng “du lịch theo đam mê” lên ngôi

Kết quả khảo sát thu được cho thấy những xu hướng mới sẽ ảnh hưởng đến thói quen du lịch của Gen Z trong năm 2024. Cụ thể, có 69% Gen Z Việt Nam sử dụng mạng xã hội như một công cụ tìm kiếm ý tưởng và cảm hứng...

Tổng thu từ khách du lịch trong 10 tháng năm 2024 ước đạt 690 nghìn tỷ

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng thu từ khách du lịch ước khoảng 690 nghìn tỷ đồng. Ngày 6/11, thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ...

Gen Z có xu hướng đi du lịch thế nào giữa thời đại bùng nổ công nghệ AI?

Với Gen Z, du lịch không chỉ dừng ở khám phá những vùng đất mới mà còn là cách họ thể hiện bản sắc cá nhân với sự hỗ trợ của AI và các công cụ kỹ thuật số giúp tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân hóa.Những điểm đến không thể bỏ lỡ cho chuyến xê dịch đa thế hệ của gia đình Những xu hướng mới ảnh hưởng đến thói quen du lịch của Gen Z năm...

Cùng chuyên mục

Hoa Tớ dày nhuộm hồng bản làng Mù Cang Chải

(Tổ Quốc) - Yên Bái những ngày tháng 1, hoa tớ dày bắt đầu bung nở, thêm sức sống cho mùa đông Mù Cang Chải dịp Tết. ...

Đường sắt – du lịch, cú bắt tay hoàn hảo

Kinhtedothi - Năm 2024, Công ty CP vận tải đường sắt đã tham gia vận chuyển hơn 7 triệu lượt, tăng gần một triệu so với năm 2023. Sự tăng trưởng này đến từ nhiều yếu tố, trong đó có các sản phẩm du lịch, tàu charter. Năm 2023, sau khi đầu tư 5 tỷ đồng, tân trang đoàn xe tàu SE19/20 (Hà Nội-Đà Nẵng) kinh doanh thành công đã khẳng định tư duy đổi mới của HĐTV Tổng công...

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Điểm độc đáo ở Cồn Chim là du khách có thể hòa mình cùng thiên nhiên, tìm hiểu, trải nghiệm sinh kế "thuận thiên" và thưởng thức món ăn dân dã Nam Bộ, tham gia trò chơi dân gian đặc sắc.Làng rau Trà Quế, Hội An - "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2024Văn hóa truyền thống - Thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng ở Cao BằngRa mắt công trình số hóa Khu di...

Ấn định thời gian tổ chức Lễ hội Hương sắc trà xuân

Theo UBND TP Thái Nguyên, Lễ hội “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” diễn ra vào dịp đầu xuân mới 2025, từ ngày 7 - 9/2 (tức mồng 10 - 12 tháng Giêng). Lễ hội...

Đà Nẵng tổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn, dự kiến đón hơn 456.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán

(Tổ Quốc) - Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt hơn 456.000 lượt, tăng 13,5% so với kỳ nghỉ năm 2024. ...

Mới nhất

Trước thời hạn rút quân, cả Israel và Hezbollah đều lo lắng về thoả thuận ngừng bắn

Chính phủ Israel ngày 23/1 cho biết, thỏa thuận ngừng bắn với nhóm Hezbollah do Iran hậu thuẫn đang không được thực hiện đủ nhanh. Tuyên bố đưa ra chỉ vài ngày trước khi Tel Aviv phải hoàn thành việc rút quân khỏi miền Nam Lebanon theo các điều khoản của thỏa thuận.

Nghiên cứu thành lập Khu Kinh tế thương mại tự do Vũng Áng

(MPI) - Ngày 21/01/2025, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 542/VPCP-QHĐP về việc xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Hà Tĩnh tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà...

Lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Di sản...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Di sản văn hóa. ...

Sân bay Tân Sơn Nhất đông từ rạng sáng

Từ 3h sáng 25 Tết, khoảng 12.000 khách đến sân bay Tân Sơn Nhất để về quê đón Tết. ...

Mới nhất