Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngBảo tồn, phát huy bản sắc kiến trúc Thủ đô Hà Nội

Bảo tồn, phát huy bản sắc kiến trúc Thủ đô Hà Nội


Đi sâu vào quản lý kiến trúc

Trước đây, theo Luật Quy hoạch đô thị quản lý cả quy hoạch và kiến trúc. Quy chế lần này đi sâu vào quản lý kiến trúc và không gian, cảnh quan TP Hà Nội. Quy chế này thực hiện theo các quy định của Luật Kiến trúc, đặc biệt là Nghị định 85 ngày 17/7/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc. Tiếp đó, Quy chế quản lý kiến trúc có những quy định về khu vực đặc thù, các khu vực phải thi tuyển… là những nội dung mới hơn so với trước đây.

Phố cổ Hà Nội. Ảnh: Lại Tấn
Phố cổ Hà Nội. Ảnh: Lại Tấn

Ths.KTS Phạm Hoàng Phương – Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) chia sẻ: “Theo quy định của Luật Kiến trúc 2019, Nghị định 85/ 2020/NĐ – CP của Chính phủ, việc TP Hà Nội chính thức ban hành Quy chế quán lý kiến trúc là rất thiết thực và phù hợp với các yêu cầu phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị trong bối cảnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045 tầm nhìn 2065 đã chính thức được phê duyệt cũng như sứ mệnh trong kỷ nguyên mới phát triển đưa thủ đô vươn mình phát triển hiện đại  – văn minh – bản sắc”.

Tại Quy chế quản lý kiến trúc được UBND TP Hà Nội ban hành tại Quyết định số 73/2024/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 có một số điểm nổi bật như: TP khuyến khích tháo bỏ hàng rào hiện hữu tại các công viên; trường hợp đặc biệt bố trí hàng rào thấp và thưa thoáng, tạo không gian thân thiện với người dân, đóng góp tích cực vào việc cải thiện cảnh quan đô thị;

Cải tạo chỉnh trang hệ thống vỉa hè theo hướng giảm bê tông hóa kết hợp bổ sung các tiện ích đô thị như cây xanh đô thị, bồn hoa, ghế ngồi, thùng rác công cộng, bảng thông tin, nhà vệ sinh công cộng phục vụ cho người dân và du khách (đặc biệt là người già, trẻ em, người khuyết tật); có giải pháp sửa chữa, khắc phục các tồn tại về kiến trúc cảnh quan theo hướng lập quy hoạch chi tiết để quản lý, gắn với cải tạo chỉnh trang khu vực dân cư, ưu tiên mở rộng các ngõ, tuyến giao thông nội bộ để kiểm soát xây dựng và đảm bảo yêu cầu phòng cháy, chữa cháy…

Bảo tồn, phát huy bản sắc kiến trúc Thủ đô

Là Thủ đô nghìn năm văn hiến, việc bảo tồn dưới góc độ bảo tồn và phát huy bản sắc kiến trúc, cảnh quan đô thị luôn được xem là một nội dung rất quan trọng. Về riêng nội dung này, Quy chế quản lý kiến trúc đã đề cập đến một số nội dung thiết yếu chính với cách tiếp cận cụ thể không chỉ xem là cụ thể theo tinh thần luật định mà còn có cách tiếp cận khoa học mới, kế thừa và phá huy nhiều nội dung quy chế quản lý riêng với các khu vực văn hóa lịch sử đặc trưng như khu phố cổ, khu phố cũ đã có.

Phố Hàng Bông (Hà Nội). Ảnh: Lại Tấn
Phố Hàng Bông (Hà Nội). Ảnh: Lại Tấn

Theo Ths.KTS Phạm Hoàng Phương, ở quy mô tổng thể, khác với nhiều quy định rời, đơn lẻ trước đây, các nội dung về bảo tồn và phát huy không gian giá trị kiến trúc cảnh quan đô thị, kết hợp các giá trị đặc trưng kiến trúc cảnh quan với các đặc trưng tự nhiên và xã văn hóa đã được đề cập cơ bản đồng bộ, khoa học và cụ thể với cả không gian nội đô và ven đô như: quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt; bảo tồn tôn tạo cải tạo tái thiết bổ sung hạ tầng xã hội; phát huy giá trị cảnh quan mặt nước, sông hồ và không gian xanh để giữ và phát huy hình ảnh đô thị xanh của Hà Nội.

Với không gian nội đô hiện hữu, tăng cường cải tạo cảnh quan, kiến trúc công trình tại các khu vực có tính đặc trưng văn hóa như khu phố cổ, phố cũ, Hoàng Thành Thăng Long, Trung tâm chính trị Ba Đình… Thiết kế cải tạo chỉnh trang đô thị các trục tuyến phố quan trọng đặc trưng (quanh Hồ Hoàn Kiếm, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng đạo…).

Bảo tồn phục dựng các công trình kiến trúc và các trục không gian đô thị có giá trị có giá trị như  trục văn hóa Điện Biên Phủ – Tràng Tiền – Nhà Hát Lớn, trục tài chính – ngân hàng Ngô Quyền, trục thương mại dịch vụ Trần Quang Khải – Ga Hà Nội. Chỉnh trang các trục cảnh quan thuộc không gian phố cũ, kết nối với không gian cảnh quan ngoài sông Hồng.

Đối với các khu vực ráp ranh nội và ngoại thị, chú trọng bảo vệ và phát huy các hình thái nông thôn truyền thống, cấu trúc làng xóm, kiến trúc cảnh quan của địa phương, quản lý kiểm soát bảo tồn tôn tạo và tái tạo các không gian văn hóa truyền thống, các công trình, cụm công trình có giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

Mặt khác, ở quy mô từ di tích và công trình kiến trúc có giá trị. Ths.KTS Phạm Hoàng Phương nhận định: “Quy chế đã có các yêu cầu rõ về cải tạo chỉnh trang công trình bị xuống cấp. Đặc biệt không chỉ là các công trình đơn lẻ như trước đây mà còn đề ra yêu cầu phải chú trọng đến bảo tồn tôn tạo cảnh quan xung quanh các công trình di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc đô thị có giá trị.

Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số các nội dung cần sớm được tiếp tục hoàn thiện để đưa bản quy chế đi vào cuộc sống chính là sớm xây dựng tiêu chí và hoàn thành lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị để đề cập rõ trong phần phụ lục của quy chế. Điều hiện còn tương đối phức tạp khi các công trình này thường có đặc thù rất khác so với các di tích xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa như: số lượng khá lớn, thuộc nhiều thể loại công trình (nhà ở, công trình công cộng…), hình thức kiến trúc đa dạng phong phú thuộc nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, đa số thuộc sở hữu tư nhân, nhiều công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có thể bị cải tạo và biến đổi nhiều so với nguyên gốc trong quá trình sử dụng”.

Bên cạnh đó, việc lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị mới chỉ chú trọng đến các công trình cũ, cổ. Trong khi đó, việc đánh giá, xem xét và đưa các công trình cận đại và đương đại mang nhiều đặc trưng kiến trúc của đô thị trong giai đoạn phát triển hiện nay vào danh mục công trình kiến trúc có giá trị để được bảo tồn và phát huy các giá trị để có phương án bảo tồn và phát huy giá trị xác đáng cũng cần được cân nhắc và xem xét đầy đủ và thấu đáo.

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bao-ton-phat-huy-ban-sac-kien-truc-thu-do-ha-noi.html

Cùng chủ đề

Cụ thể hóa chế tài quản lý phát triển đô thị

Thêm công cụ để quản lý Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội (gọi tắt là Quy chế) được UBND TP Hà Nội ban hành là “bộ nguyên tắc” để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực kiến trúc. Với Hà Nội, Quy chế này có ý nghĩa quan trọng, là bước cụ thể hóa chế tài để quản lý phát triển đô thị, nông thôn sau...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến làm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Cụ thể, Quyết định số 242/QĐ-TTg bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thay bà Hà Thị Nga được phân công công tác khác. Thời...

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Nguyên nhân do trẻ hiếu động, được nghỉ học dài ngày, nhu cầu về quê đón Tết, du lịch của các gia đình tăng cao. Trong khi đó, người lớn thường bận rộn, không giám sát chặt chẽ, khiến trẻ gặp phải nhiều tình huống đáng tiếc gây nguy hại sức khỏe, tính mạng. Tai nạn nguy hiểm khi trẻ bị chó cắn Mới đây, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận một bé trai 8 tuổi (Hà Nội)...

Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Kinhtedothi - Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng giao từng địa phương. Tham dự phiên họp có các đồng chí: các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh...

Giao 11.342,1m2 đất cho huyện Đông Anh để đấu giá quyền sử dụng đất

Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất được xác định tại Bản vẽ Tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500 dự án xây dựng khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Vạn Lộc 2, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh do Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Ngọc Minh lập và hoàn thành năm 2024, được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Anh xác nhận kèm theo Văn bản số 1579/TTQĐ-QL&PTQĐ ngày...

Triển khai đưa Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội đi vào cuộc sống

Kinhtedothi - Sáng 5/2, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Tổng LĐLĐ Việt Nam, trực tuyến tới gần 100 điểm cầu trên toàn quốc. Dự Hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cùng các lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang. Theo Trung tâm Khuyến công Xúc tiến Công Thương - Sở Công Thương Hà Giang, năm 2024, từ nguồn khuyến công địa phương, trung tâm đã thẩm định, lựa chọn hỗ trợ đầu tư máy móc, công nghệ cho 2 đơn vị là Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp...

Hoàn tất giải ngân 18.200 tỷ tái định cư dự án sân bay Long Thành

TPO - Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, đạt gần 95% kế hoạch. TPO - Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho...

3 điểm nổi bật của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 1/2025 là gì?

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất Việt Nam (PMI) đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1/2025. Sáng 3/2/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2025. Trong đó có 3 điểm nổi bật: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm trở lại; giá bán hàng giảm lần đầu tiên trong 9 tháng và việc làm...

Tháng 1/2025 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 29,49%

Nhờ tập trung sản xuất, kịp thời gian giao hàng cuối năm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sản xuất công nghiệp của tỉnh Nam Định tháng 1/2025 tăng tới 29,49%. Theo số liệu Cục Thống kê Nam Định vừa công bố, so với cùng kỳ năm 2024 (tháng trước Tết), chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1/2025 tăng 29,49% với sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp mới. ...

Bãi thải “khủng” ở phường Đại Mỗ sắp bị xóa sổ?

Liên quan đến công tác xử lý bãi thải và điểm tập kết vật liệu xây dựng, máy móc, phương tiện trái phép nằm trên địa phận Tổ dân phố Ngọc Trục, phường Đại Mỗ, điểm giáp ranh với địa phận phường Vạn Phúc, quận Hà Đông mà Báo Kinh tế & Đô thị đã nhiều lần phản ánh, lãnh đạo phường Đại Mỗ vừa cho biết thông tin quan trọng. Cụ thể, trao đổi với phóng viên Kinh...

Cùng chuyên mục

Giao 11.342,1m2 đất cho huyện Đông Anh để đấu giá quyền sử dụng đất

Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất được xác định tại Bản vẽ Tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500 dự án xây dựng khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Vạn Lộc 2, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh do Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Ngọc Minh lập và hoàn thành năm 2024, được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Anh xác nhận kèm theo Văn bản số 1579/TTQĐ-QL&PTQĐ ngày...

8 món nội thất nhỏ nhưng đáng tiền, căn nhà nào cũng nên có

(Dân trí) - 8 món đồ nội thất này tuy đơn giản nhưng lại được cho là có vai trò rất lớn trong việc tạo nên không gian sống tiện nghi và thoải mái. Hộc đựng giày mởHộc đựng giày là món đồ tiện dụng giúp bạn cất giày dép gọn gàng, nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bố trí hộc đựng giày ở những góc khuất, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ của căn nhà.Ghế...

Có 1 tỉ đồng mua bất động sản nào để sinh lời?

(NLĐO)- Có 1 tỉ đồng, nhà đầu tư có thể vay thêm tiền để mua chung cư cũ và cho thuê ngay hoặc mua đất nền vùng ven ...

Hàng loạt quận, huyện tại Hà Nội được giao ‘đất sạch’ để tổ chức đấu giá

(CLO) UBND Hà Nội vừa giao UBND huyện Đông Anh hơn 1,1ha đất tại thôn Vạn Lộc 2, xã Xuân Canh để thực hiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. ...

Hà Nội giao hơn 1,1ha đất cho huyện Đông Anh để đấu giá

(Dân trí) - UBND TP Hà Nội giao 11.340m2 đất (hơn 1,1ha) cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Vạn Lộc 2. UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 594 về việc giao hơn 11.340m2 đất tại xã Xuân Canh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền...

Mới nhất

Xuất khẩu gỗ 15 ngày tháng 1/2025 thu về 738,8 triệu USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ ngày 1/1/2025 đến ngày 15/1/2025 đạt 738,8 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2024. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ...

Giá kim loại đồng loạt tăng

Lực mua mạnh diễn ra trên thị trường kim loại, các mặt hàng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh lo ngại khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu bị đẩy lên cao. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, đóng cửa ngày giao dịch hôm qua (4/2), lực mua áp...

Chợ ‘lễ vật linh thiêng’ vía Trời họp mỗi năm 1 lần ở TPHCM

TPO - Nhiều năm qua, cứ tầm mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng, tiểu thương lại đưa mía vàng (được coi là "lễ vật" linh thiêng) đến họp chợ ở TPHCM bán phục vụ nhu cầu mua cúng vía Ngọc Hoàng (còn gọi là vía Trời) vào mùng 9 tháng Giêng. ...

‘Bỏ túi’ tiền triệu đầu năm nhờ kiếm thức ăn cho tôm hùm

TPO - Ngoài việc nuôi hàu, ngư dân ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) tận thu thêm vẹm rồi bán cho các chủ nuôi tôm hùm mang lại thu nhập khá dịp đầu năm mới. 05/02/2025 | 14:24 ...

Mới nhất