Trang chủNewsThế giớiTranh cãi lưỡng đảng nguy cơ đẩy Mỹ vào cảnh vỡ nợ

Tranh cãi lưỡng đảng nguy cơ đẩy Mỹ vào cảnh vỡ nợ


Mâu thuẫn khó dung hòa giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ về quản lý ngân sách đang đẩy chính phủ Mỹ tiến gần đến nguy cơ vỡ nợ.

Các lãnh đạo Hạ viện Mỹ ngày 12/5 dự kiến họp cùng Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng nhằm thảo luận lối thoát cho chính phủ trước nguy cơ vỡ nợ cận kề. Nợ công của Mỹ đã vượt mức trần 31.500 tỷ USD mà quốc hội đề ra từ tháng 1, buộc Bộ Tài chính Mỹ phải áp dụng “biện pháp đặc biệt” để thanh toán các khoản chi liên bang.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen hôm 1/5 cảnh báo sẽ không thể tiếp tục các biện pháp quản lý tiền mặt đặc biệt này để đáp ứng tất cả nghĩa vụ thanh toán của chính phủ trong một tháng tới nếu các nghị sĩ không hành động. Điều đó đồng nghĩa chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ vào ngày 1/6 nếu trần nợ công không được quốc hội tăng lên.

Phương án giải cứu được đưa ra khi phe Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện đề xuất nâng trần nợ công thêm 1.500 tỷ USD, với điều kiện chính phủ Mỹ phải cắt giảm đáng kể chi tiêu công để tái lập kỷ luật tài khóa. Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải phản đối từ chính quyền Tổng thống Biden và cả trong nội bộ đảng Cộng hòa.

“Tôi đã không bỏ phiếu ủng hộ nâng trần nợ dưới thời tổng thống Donald Trump. Tôi cũng không có ý định đổi ý vào lúc này”, Tim Burchett, một trong bốn nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu chống dự luật cải cách chi tiêu công được đảng của ông đề xuất, cho biết.

Burchett phân tích rằng cho dù dự luật cải cách chi tiêu công và nâng trần nợ công được triển khai đúng kế hoạch mà đảng Cộng hòa đề ra, nợ công của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục phình to với tốc độ khoảng 1.500 tỷ USD mỗi năm. “Viễn cảnh này sẽ hủy hoại đất nước”, ông cảnh báo.





Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 5/5. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 5/5. Ảnh: AFP

Brian Riedl, chuyên gia cấp cao thuộc Viện Manhattan về Nghiên cứu Chính sách, dự báo nợ công Mỹ sẽ tăng khoảng 20.000 tỷ USD trong 10 năm tới nếu xu hướng thâm hụt ngân sách không thay đổi.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), cơ quan liên bang cung cấp thông tin cho Quốc hội Mỹ về ngân sách và kinh tế, nhận định thâm hụt ngân sách sau 30 năm sẽ lên mức 114.000 tỷ USD, chủ yếu vì gánh nặng phúc lợi an sinh xã hội và bảo hiểm y tế công.

Với dự báo này, chính phủ Mỹ mỗi năm sẽ tốn khoảng 1/2 thu ngân sách từ thuế chỉ để trả lãi nợ công. Nếu lãi suất tăng, phần tiền chính phủ chi ra để trả nợ sẽ chiếm khoảng 70-100% thu ngân sách từ thuế.

Dự luật nâng trần nợ công được thông qua tại Hạ viện vào ngày 26/4, khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy chật vật thuyết phục các thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ. Ông gặp nhiều khó khăn bởi các nghị sĩ bảo thủ trong đảng Cộng hòa yêu cầu siết chặt kỷ luật tài khóa với chính phủ Mỹ, phản đối nâng trần nợ công và muốn mạnh tay cắt giảm chi tiêu ngân sách.

CBO ước tính dự luật của đảng Cộng hòa có thể tiết kiệm cho chính phủ khoảng 4.800 tỷ USD trong 10 năm tới, đồng thời giảm mức thâm hụt hàng năm khoảng 1.520 tỷ USD.

Tuy nhiên, đảng Dân chủ quyết liệt phản đối các điều kiện ràng buộc về thắt chặt chi tiêu công được đề ra trong dự luật, đồng nghĩa nó gần như không có cơ hội vượt qua ải Thượng viện, nơi phe Dân chủ chiếm đa số.

Đảng Dân chủ tin rằng giải pháp cho bài toán thâm hụt ngân sách là tăng nguồn thu từ thuế, trong đó có phương án đánh thuế giới siêu giàu và đầu tư 80 tỷ USD để Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) cải thiện năng lực kiểm toán.

Tổng thống Joe Biden hồi tháng 3 đề xuất giảm thâm hụt ngân sách khoảng 3.000 tỷ USD trong 10 năm tới bằng biện pháp tăng thuế, gồm đánh thuế tỷ phú và đảo ngược các ưu đãi thuế mà người tiền nhiệm Donald Trump đã dành cho các tập đoàn hay giới nhà giàu.

Đảng Cộng hòa không chấp nhận phương án này, cho rằng chính phủ đang chi tiêu phung phí. Dự luật được thông qua ở Hạ viện hôm 26/4 đề xuất cắt gói đầu tư 80 tỷ USD cho IRS, giảm trợ cấp hay ưu đãi thuế cho năng lượng sạch, quy hoạch lại các khoản tiền chưa sử dụng trong quỹ phục hồi sau Covid-19, siết yêu cầu việc làm đối với người hưởng bảo hiểm y tế công Medicaid cũng như một số phúc lợi khác.

“Phe Cộng hòa không muốn tăng thu ngân sách, trong khi phe Dân chủ không muốn giảm nguồn chi cho các phúc lợi xã hội”, cựu thượng nghị sĩ Kent Conrad thuộc đảng Dân chủ, người từng tham gia đàm phán điều chỉnh trần nợ công Mỹ vào năm 2011, nhận định về tình trạng bế tắc trong các cuộc đàm phán về trần nợ công.

Hai phe không còn nhiều thời gian để tìm phương án làm hài lòng mọi bên. Giới chuyên gia cảnh báo việc tuyên bố vỡ nợ có thể hủy hoại uy tín tín dụng của Mỹ, khiến lãi suất của các khoản vay tăng liên tục nhiều năm và kéo nước này vào suy thoái. Vị thế của Mỹ trong nền kinh tế quốc tế đứng trước nguy cơ suy giảm, trong khi thế giới có thể tìm cách thoát ly đồng USD.

Dù vậy, thay vì thỏa hiệp, hai bên lại đang tăng cường công kích nhau. Phe Dân chủ chỉ trích nhóm bảo thủ trong đảng Cộng hòa đang đẩy kinh tế Mỹ lẫn thế giới đến bờ vực khủng hoảng chỉ vì lợi ích của mình.

“Nếu một nhóm muốn đánh sập nền kinh tế toàn cầu vì không đạt được những gì họ muốn, họ không phải nhà hoạch định chính sách. Họ đang hành động như những kẻ bắt cóc con tin”, Sheldon Whitehouse, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ, nói tại phiên điều trần đầu tháng 5.

Tổng thống Biden và các thành viên đảng Dân chủ ở Hạ viện vẫn cho rằng trần nợ công phải được nâng lên mà không có điều kiện tiên quyết nào và lập trường của phe Cộng hòa là “vô trách nhiệm”.

Trong khi đó, ông McCarthy chỉ trích Tổng thống vì không đàm phán với các lãnh đạo quốc hội sớm hơn, đồng thời bày tỏ nỗi tức giận về bế tắc trong quá trình thảo luận. Cả hai bên đều không đề ra được một lộ trình rõ ràng có thể thu hút được đủ sự ủng hộ để được thông qua tại lưỡng viện quốc hội.

“Chúng ta cần một kế hoạch thực tế, không phải chương trình mang tính chính trị”, cựu thượng nghị sĩ Conrad nói. “Thực tế là cả hai phải nhượng bộ. Chúng ta cần cam kết và hành động lưỡng đảng”.





Tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ ở Washington ngày 19/1. Ảnh: AFP

Tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ ở Washington ngày 19/1. Ảnh: AFP

Theo Conrad, tình thế bế tắc ở quốc hội có thể được hóa giải bằng chiến thuật quen thuộc: Các bên chấp nhận tạm thời nâng trần nợ công để có thêm thời gian tìm hướng cân bằng chính sách tài khóa.

Nhóm nghị sĩ Giải quyết Bất cập ở Hạ viện, được thành lập từ năm 2017 gồm các thành viên từ cả hai đảng, tuần qua cũng đưa ra đề xuất tương tự. Họ nhận định quốc hội Mỹ có thể chấp nhận nâng trần nợ công đến cuối năm 2023 và thành lập ủy ban “ổn định dài hạn các khoản thâm hụt và nợ”.

Theo chuyên gia Brian Riedl, thông qua dự luật nâng trần nợ công là phương án khả thi duy nhất với quốc hội Mỹ vào thời điểm này để ngăn nguy cơ vỡ nợ. Quốc hội Mỹ chưa có trong tay quy trình lập pháp nào khác ít rủi ro hơn, cho phép họ điều chỉnh toàn bộ ngân sách và thay đổi những ưu tiên thu chi chỉ qua một lần bỏ phiếu khi hạn chót đang đến rất gần.

“Bằng mọi giá, quốc hội Mỹ phải kịp thời nâng trần nợ công. Nếu họ thất bại, chi tiêu ngân sách liên bang sẽ lập tức bị cắt giảm 20% và dẫn đến vỡ nợ quốc gia. Đó sẽ làm thảm họa đối với các gia đình, doanh nghiệp, thị trường tài chính và nền kinh tế”, ông Riedl cảnh báo.

Thanh Danh (Theo WSJ, CSM)



Source link

Cùng chủ đề

Lãnh đạo mới của Đảng Dân chủ Mỹ đưa ra thách thức với ông Trump

(CLO) Ngày 1/2, Ủy ban Quốc gia Dân chủ Mỹ (DNC) đã bầu ông Ken Martin, lãnh đạo Đảng Dân chủ bang Minnesota, làm chủ tịch tiếp theo. ...

Ông Trump nói gì trong bài phát biểu quan trọng sau một tuần nhậm chức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại các sắc lệnh đã ký kết sau một tuần, đồng thời kêu gọi sự đoàn kết từ những nghị sĩ đảng Cộng hòa. ...

Ông Trump chỉ đạo điều tra quan chức kháng lệnh trấn áp nhập cư lậu

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ đạo các công tố viên liên bang điều tra các quan chức nếu họ chống lại nỗ lực trấn áp người nhập cư bất hợp pháp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Ông Trump tuyên bố Gaza ‘sẽ được Israel trao cho Mỹ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.2 nói rằng Dải Gaza sẽ được Israel ‘trao cho Mỹ’ khi chiến sự chấm dứt. ...

Cùng chuyên mục

Singapore phải thích nghi với “thực tế mới” khi Mỹ không còn sẵn sàng bảo trợ trật tự toàn cầu

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh điều đó tại buổi tiệc mừng Tết Nguyên đán ở Câu lạc bộ Cộng đồng Teck Ghee hôm 8/2.

Cả nước Sri Lanka mất điện chỉ vì một con khỉ

Một con khỉ xâm nhập một trạm biến áp ở Sri Lanka, gây ra tình trạng mất điện trên toàn nước này vào ngày 9.2, theo giới chức. ...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Mới nhất

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. ...

Mới nhất