Trang chủDi sảnDi sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị

TS. Chu Thu Hường, Viện Bảo tồn di tích, cho biết: Viện đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khá đồ sộ thông tin về di tích và công tác bảo tồn di tích, đồng thời nỗ lực số hóa hệ thống tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Thống kê đến tháng 12.2023, số lượng tài liệu hiện đang lưu trữ tại kho tư liệu của Viện Bảo tồn di tích có khoảng trên 3.000 hồ sơ tài liệu về hàng nghìn di tích trong cả nước, dữ liệu điều tra về di tích theo vùng và địa phương được lưu trữ trên nền giấy, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh…

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360
Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360

Nguồn dữ liệu này góp phần quan trọng cung cấp cơ sở dữ liệu về di tích và bảo tồn di tích cho ngành văn hóa. Chẳng hạn, những bản vẽ tay các di tích tháp Chăm, đình, chùa, đền thực hiện từ những năm 1970 – 1980, trở thành nguồn tư liệu lịch sử vô cùng giá trị về di tích, bởi có những di tích trong số đó đã không còn nữa hoặc đã bị thay đổi rất nhiều. Mỗi năm Viện Bảo tồn di tích số hóa được hàng nghìn trang tài liệu bổ sung vào ngân hàng dữ liệu và đóng góp vào xây dựng cơ sở dữ liệu ngành văn hóa…

Là một trong những đơn vị tiên phong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc thu thập tài liệu văn bản, ghi hình, ghi âm các tư liệu hình ảnh động về các loại hình văn hóa, sau hơn 25 năm, đến nay Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu hình ảnh động, tĩnh, báo cáo khoa học về di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam: 5.688 băng từ video các loại; 980 album ảnh với 91.648 ảnh; báo cáo khoa học: 791 dự án. Viện đã số hóa được hơn 700 báo cáo khoa học, 1.154 băng phim khoa học và tư liệu và 40.000 ảnh, đang tạo lập cơ sở dữ liệu dự án văn hóa phi vật thể…

Ngày 2.12.2021, Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị đã bước đầu hình thành số hóa, chuẩn hóa dữ liệu hiện có của các bảo tàng, ban quản lý di tích trên toàn quốc nhằm từng bước hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành.

Hiện nay một số Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Hải Phòng, Khánh Hòa, Cao Bằng, Đắk Lắk, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… đã chủ động xây dựng Kế hoạch số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm thích ứng và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Một số dự án tiêu biểu đã được thực hiện như số hóa các di sản văn hóa tại Hà Nội, Huế, và Hội An… tạo ra các kho dữ liệu trực tuyến giúp công chúng có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu.

Liên kết, chia sẻ, tạo dữ liệu lớn về di sản văn hóa

Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa đến tháng 12.2023, kết quả kiểm kê trên cả nước hiện có khoảng 40.000 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, gần 65.900 di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh, thành phố… Đặc biệt, Việt Nam có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Với kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và quý giá đó, việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu số, có thể kết nối, chia sẻ trên phạm vi toàn quốc sẽ là biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Gần đây, các cơ quan quản lý văn hóa đã và đang nỗ lực số hóa các di sản văn hóa, từ di tích lịch sử, danh thắng, đến văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi nguồn lực lớn về tài chính, nhân lực và công nghệ. Theo đại diện Cục Di sản văn hóa, hiện nay chưa có chủ trương và văn bản chỉ đạo cụ thể về xây dựng dữ liệu quốc gia đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành để xây dựng hệ thống mạng liên kết dữ liệu về di sản văn hóa trên toàn quốc; chưa có nghiên cứu tổng thể về cơ sở dữ liệu hiện có và xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu cho hệ thống dữ liệu liên kết ngành trong tương lai.

Dữ liệu đã được số hóa hiện lưu trữ phân tán ở nhiều nơi mà chưa có sự liên kết, chưa có cơ chế chia sẻ dữ liệu. Vấn đề bản quyền tác giả và quyền liên quan đối với các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa được phổ biến trên không gian mạng cũng cần được xem xét…

TS. Chu Thu Hường cho rằng, với phổ ngành rộng lớn, ngành văn hóa đòi hỏi sự tích hợp và chia sẻ thông tin dữ liệu chung và dữ liệu của nhiều chuyên ngành. Vì thế, Viện Bảo tồn di tích nói riêng và các cơ quan nghiên cứu, quản lý khác trong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay, bên cạnh nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu ngành của mỗi đơn vị thì sự chia sẻ, tích hợp thông tin dữ liệu của các ngành khác nhau vô cùng quan trọng để các ban, ngành, bộ phận có thể hỗ trợ lẫn nhau trong nghiên cứu và quản lý.

Hiện nay, ngoài dữ liệu về di sản văn hóa do Cục Di sản văn hóa quản lý còn có một số đơn vị trực thuộc Bộ, dữ liệu tại các địa phương. TS. Dương Viết Huy, Vụ Khoa học, Công nghệ, Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch góp ý: về cơ bản, việc liên kết, chia sẻ dữ liệu cần có cơ chế từ cơ quan quản lý nhà nước, trên cơ sở đó, các nền tảng công nghệ sẽ hỗ trợ để hình thành nên hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa dạng dữ liệu lớn (big data). Để việc liên kết, chia sẻ này thành công và hiệu quả, ngoài cơ chế, chính sách, sự chuẩn hóa nền tảng công nghệ (về liên kết, chia sẻ), còn cần có sự đầu tư về nguồn lực với lộ trình hợp lý.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định: số hóa di sản văn hóa và số hóa các dữ liệu, tư liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin và triển khai hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, số hóa di sản văn hóa, chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa… Khi dự thảo Luật được Quốc hội thông qua hy vọng sẽ tạo nền tảng để đẩy mạnh lĩnh vực này.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/di-san-van-hoa-tu-truyen-thong-den-kho-tang-so-post395732.html

Cùng chủ đề

Ngành trang sức Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, ngành trang sức của Việt Nam có năng lực và lực lượng lao động để cạnh tranh với các đối tác trong khu vực. Giá vàng thế giới đã tăng 25,5% vào năm 2024 Bình luận về diễn biến về thị trường vàng thế giới trong năm 2024 với báo chí mới đây, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á -Thái Bình Dương (không bao...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Vì sao đầu giường dựa vào 2 bức tường cả nhà sẽ ốm đau?

Đầu giường là hướng tựa đầu liên quan trực tiếp đến hơi thở và cột sống cổ nên không thể bỏ qua tầm quan trọng vốn có. Theo phong thủy, vị trí đầu giường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chủ nhân. Khi trang trí, những nhà thiết kế đáng tin cậy...

Sợ salon tăng giá, canh làm tóc sớm đón xuân, tự vẽ móng cũng chill

Vài ngày nữa đến Tết nhưng từ hơn hai tuần trước, không ít bạn trẻ đã rục rịch lo làm tóc, chỉnh nail nâng cấp “giao diện” đón năm mới. Để "giao diện" rạng ngời chẳng ngại đôngThảo Nhi (21 tuổi, ở TP.HCM) đã...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cập nhật sinh trắc học siêu tốc trên VietinBank iPay Mobile qua VNeID

Ngoài định danh sinh trắc học khách hàng qua căn cước công dân (CCCD) gắn chip (NFC), từ nay khách hàng có thể xác thực sinh trắc học trên VietinBank iPay Mobile thông qua ứng dụng VNeID. Qua đó, giúp quá trình định danh sinh trắc học của khách hàng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Theo thống kê sau gần 6 tháng triển khai đã có gần 7 triệu khách hàng VietinBank xác thực sinh trắc học;...

Cận cảnh mẫu xe buýt điện đô thị vừa ra mắt của VinFast

Ngày 17.1.2025, dòng xe buýt điện cỡ nhỏ, sức chứa tối đa 60 người đã được bàn giao cho 3 đơn vị vận tải Hà Nội là Transerco và Bảo Yến để đi vào vận hành ngay trong năm 2025. Đây là dòng xe mới nhất, được nghiên cứu và phát triển tối ưu cho không gian đô thị, góp phần thúc đẩy mục tiêu đạt 100% xe buýt là xe xanh vào năm 2035 của Thủ đô. Dòng xe...

OCB tiên phong ứng dụng giải pháp dữ liệu số Oracle Exadata Cloud at Customer tại Việt Nam

Sáng ngày 10/01, tại hội sở OCB đã diễn ra lễ ký kết cùng Tập đoàn FPT, khởi động “Dự án hiện đại hóa nền tảng phân tích dữ liệu với Oracle ExaC@C Database 23ai”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của ngân hàng. Đại diện OCB và Tập đoàn FPT cùng ký kết triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer Được biết, Oracle Exadata Cloud at Customer của Oracle (ExaC@C) hiện...

Giữ hồn cho đô thị cổ Hội An

Với đặc thù là di tích sống, là nơi cư trú, mưu sinh của con người bao đời, những ngôi nhà cổ được ví như “linh hồn” của Di sản thế giới Phố cổ Hội An. Thế nhưng đô thị cổ Hội An đang phải đối mặt với nguy cơ đánh mất hồn cốt, giá trị chân thực, khi nhiều chủ sở hữu bán nhà cổ. Chỉ 30% nhà cổ Hội An của người Hội An Ngôi nhà cổ của bà Trần...

Vietnam Airlines tiếp tục nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines thuê thêm 3 máy bay Airbus A320 trong thời gian từ ngày 13/1 đến 12/2/2025. Các máy bay này được bàn giao cho Vietnam Airlines theo hình thức thuê ướt (bao gồm tổ bay), trong đó 2 máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất chiều 10.1 và 1 chiếc sẽ hạ cánh ngày 13.1.2025. Vietnam Airlines vừa triển khai thuê thêm 2 máy bay...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine –...

Hải quan cam kết mục tiêu ‘Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng’

(PLVN) - Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn chủ đề của ngày Hải quan quốc tế 2025 là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng”. 24/01/2025 14:34 Công tác hợp tác quốc tế luôn được Tổng cục Hải quan chú trọng. (Ảnh minh họa: HP) ...

“Full time” buôn bán tại chợ hoa độc đáo ở TP.HCM

Để phục vụ nhu cầu của người dân, các tiểu thương tại chợ hoa "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông mở cửa, buôn bán xuyên đêm. ...

Mới nhất