Trang chủNewsThời sựTổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ,...

Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Chú thích ảnh
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định nội dung quan trọng mang tính định hướng phát triển đất nước dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cũng xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 – 2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững…

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, có 4 luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực khoa học, công nghệ gồm: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ; ngoài ra có 12 luật, 42 nghị định, 131 thông tư khác có liên quan. Về hệ thống pháp luật về chuyển đổi số, có 8 luật liên quan trực tiếp và nhiều văn bản luật khác liên quan; 4 nghị quyết của Chính phủ và hơn 160 nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành. Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội đã ban hành 8 luật liên quan đến nội dung này. Đặc biệt, 29 luật và 41 nghị quyết Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và thứ 8 đã giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của thực tiễn, trong đó có những luật quy định về việc tạo lập cơ sở dữ liệu số; phương thức quản lý, cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù liên quan đến ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; cho phép triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các hoạt động nghiên cứu sản xuất sản phẩm, dịch vụ, các loại hình kinh doanh mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, hệ thống pháp luật hiện hành đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi về đầu tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Điều này thể hiện rõ trong Luật Khoa học và công nghệ năm 2013; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017; Luật Giáo dục năm 2019; Luật Đầu tư năm 2020; Luật Dữ liệu năm 2024.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia vẫn còn có những hạn chế cơ bản. Đó là thiếu đồng bộ, thống nhất, dẫn đến một số cơ chế khuyến khích, thúc đẩy trong những lĩnh vực này không phát huy được tác dụng. Cơ chế đầu tư, tài chính cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự phù hợp, chưa khuyến khích, thu hút đầu tư từ xã hội. Cơ chế đầu tư, tài chính để triển khai hoạt động chuyển đổi số còn khó khăn, chưa được tháo gỡ chưa kịp thời; việc phân bổ nguồn tài chính cho các nhiệm vụ, đề án, dự án có phạm vi quy mô quốc gia còn chậm và triển khai phức tạp, mất nhiều thời gian…

Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

Chú thích ảnh
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Nghị quyết 57-NQ/TW đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp; qua rà soát cho thấy, với hơn 100 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó có 16 nhiệm vụ đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách có thể coi là rất mới như: phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật; đầu tư, xây dựng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; hình thành hạ tầng lưu trữ đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn xanh; xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn, hình thành ngành công nghiệp dữ liệu lớn của Việt Nam; xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo nghiên cứu tiên tiến chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo… Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Theo đó, nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Ngày 10/1/2025, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Kế hoạch hành động số 3260 để thực hiện Nghị quyết, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, phân công trách nhiệm rõ ràng, tiến độ cụ thể và tổ chức triển khai với tinh thần khẩn trương, quyết tâm cao nhất; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đánh giá hiệu quả hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức, quy trình thủ tục trong hoạt động xây dựng pháp luật. Các luật phải ngắn gọn, rõ ràng, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không luật hóa các nội dung thông tư, nghị định. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Đối với những vấn đề cụ thể còn đang trong quá trình vận động, chưa ổn định, luật chỉ quy định khung và giao cho Chính phủ quy định chi tiết, đảm bảo sự linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Đặc biệt, tại Hội nghị tổng kết của Chính phủ năm 2024 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục chỉ rõ: Hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện, để mỗi nội dung chỉ quy định tại một luật duy nhất. Quản lý theo kết quả, cần loại bỏ cơ chế “xin – cho” và bao cấp; đổi mới phân bổ ngân sách dựa trên kết quả đầu ra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới, sáng tạo như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, tiếp tục cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra; nghiên cứu, quy định phù hợp về cơ chế thí điểm, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; nghiên cứu quy định miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới.

Về tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phối hợp tổ chức rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhận diện đúng, đầy đủ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, rào cản để tháo gỡ, xóa bỏ; thống nhất nhận thức về nhiệm vụ “đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh”, trong đó cần tập trung đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; thể hiện rõ ràng mức độ khuyến khích, ưu đãi vượt trội; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, ổn định, công khai, minh bạch, đơn giản, thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ. Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, qua rà soát bước đầu cho thấy, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn còn 2 Nghị định chưa được sửa đổi hoặc thay thế, 1 Thông tư chưa được ban hành; pháp luật về chuyển đổi số cũng còn 4 Nghị định và 1 Thông tư chưa ban hành theo tiến độ.

Trên cơ sở Chính phủ trình và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét thông qua các dự án luật trong 6 lĩnh vực trọng tâm. Theo đó, về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ số: hoàn thiện 8 luật; về đầu tư và tài chính: rà soát, hoàn thiện 12 luật; về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: rà soát, sửa đổi, hoàn thiện 11 luật. Bên cạnh đó, về doanh nghiệp, thương mại: rà soát, hoàn thiện 3 luật; về bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng, môi trường số, rà soát hoàn thiện 3 luật; về chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo: hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy nhanh xây dựng, vận hành Quốc hội số, Chính phủ số, Chính quyền số. Ngoài ra, tiếp tục rà soát, xây dựng mới các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Trên tinh thần đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ phối hợp tích cực với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW. Đồng thời, tổ chức phân công theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện Nghị quyết; chỉ rõ những kết quả đã làm được, việc chưa làm được, việc chưa đạt yêu cầu, giải pháp khắc phục và cá thể hóa trách nhiệm; trước mắt là khẩn trương phối hợp chuẩn bị, tích cực triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ, các bộ, ngành chú trọng việc tổ chức đánh giá, tổng kết thi hành, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới pháp luật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiến độ theo quy định; đôn đốc việc xây dựng ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật.

Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ tình hình thực tiễn, phối hợp ban hành cơ chế, chính sách theo thẩm quyền để khuyến khích, thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Bên cạnh đó, trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức giám sát việc thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thực tiễn của đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết, nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước. Trên tinh thần đó, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động như phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương là: Thời điểm hiện nay đất nước đã có đủ thế và lực, đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc; mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/chu-tich-quoc-hoi-to-chuc-hoan-thien-phap-luat-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-doi-moi-sang-tao-va-chuyen-doi-so-385636.html

Cùng chủ đề

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững trong cộng đồng Pháp ngữ

Sáng 21/1, tại TP Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. ...

Khai mạc Diễn đàn nghị viện Hợp tác Pháp ngữ

Kinhtedothi - Sáng 21/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Khai mạc Diễn đàn nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự kiện do Quốc hội Việt Nam tổ chức nhân dịp đăng cai Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh nghị viện Pháp ngữ (APF). Phát biểu khai mạc Diễn đàn, thay mặt Quốc hội và Nhân dân Việt Nam, Chủ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga

Chiều 14/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1. Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo...

NDO - Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ thể chế để tạo bước nhảy vọt về khoa học, công nghệ

Kinhtedothi -Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về thể chế để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà Đoàn Thị Hậu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn

Chiều tối 23/1, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y bà Đoàn Thị Hậu, Chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã phân công bà Hậu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Bà Đoàn Thị Hậu sinh ngày 20/3/1969 ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh...

Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII. Chiều 23/1, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, bầu giữ chức Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.Ông Trần Lưu Quang sinh ngày 30/8/1967, quê quán phường Trảng Bàng, thị xã Trảng...

Ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Chiều nay 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị. Trung ương thực hiện một số nội dung về công tác cán bộ.Cụ...

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Ông Bùi Văn Nghiêm sinh năm 1966; trình độ: Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Thạc sĩ Chính trị học, Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính...

Tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường 2024

(TN&MT) - Ngày 23/01, tại TP. Cần Thơ, Sở TN&MT TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đối với công tác bảo vệ môi trường, Sở TN&MT...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC) và Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt...

TPHCM khắc phục tình trạng xe rác ùn ứ trên Quốc lộ 50

Chiều 24/1, đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) TPHCM thông tin về các giải pháp khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ, xếp hàng nối đuôi hơn 1,5km đoạn đường từ đầu Quốc lộ 50 vào khu xử lý rác Đa Phước. ...

[Ảnh] Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. -Theo Vietnamplus Nguồn: https://kinhtedothi.vn/anh-be-mac-hoi-nghi-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii.html

Cảnh sát giao thông TP HCM đưa ra dự báo “nóng” trước giờ nghỉ Tết

(NLĐO) - Dự báo từ 18-22 tối 24-1 và 5-11 giờ trưa 25-1, các trục đường chính, đặc biệt là các đường đi lên các tuyến cao tốc sẽ rất đông. ...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Mới nhất

DT Group Khánh Hòa nỗ lực xây dựng chuỗi giá trị bền vững

Công ty Cổ phần Rong biển DT Khánh Hòa (DT Group Khánh Hòa) tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại và xây dựng chuỗi giá trị bền vững trong ngành nông nghiệp biển để nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng. DT Group Khánh Hòa là doanh nghiệp ở TP....

Comfee ra mắt bộ đôi bếp từ và hút mùi thông minh

Năm 2025, Comfee mở rộng danh mục sản phẩm với loạt thiết bị nhà bếp, tiếp tục hành trình xây dựng hệ sinh thái nhà thông minh. ...

[Ảnh] Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. -Theo Vietnamplus Nguồn: https://kinhtedothi.vn/anh-be-mac-hoi-nghi-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii.html

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. ...

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025...

Mới nhất