Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTừ thế giới 13 tỉ năm trước, "quái vật" nhắm thẳng Trái...

Từ thế giới 13 tỉ năm trước, “quái vật” nhắm thẳng Trái Đất

(NLĐO) – “Quái vật” blazar xa nhất từng được xác định đã cung cấp cái nhìn hiếm hoi về kỷ nguyên tái ion hóa của vũ trụ.

Các nhà khoa học vừa xác định một “quái vật vũ trụ” gây kinh ngạc là VLASS J041009.05-013919.88 (gọi tắt là J0410-0139), một loại vật thể hung dữ gọi là blazar.

Blazar là thuật ngữ dùng để chỉ các quasar (chuẩn tinh) có luồng tia hướng về phía Trái Đất. Chuẩn tinh vốn là các vật thể không phải sao nhưng sáng như sao trên bầu trời.

Từ thế giới 13 tỉ năm trước,

Ảnh đồ họa mô tả một blazar với “họng súng” chĩa vào Trái Đất – Ảnh: NASA

Chuẩn tinh vốn có bản chất là một lỗ đen đang ngấu nghiến vật chất, tạo ra một vùng hỗn loạn quanh nó với các cú “ợ hơi” rực sáng.

Blazar vừa được phát hiện cũng vậy: Nó hiện được nuôi dưỡng bởi một lỗ đen quái vật (lỗ đen siêu khối) nặng gấp 700 triệu lần khối lượng Mặt Trời.

Luồng tia từ con quái vật này phát ra hướng về phía Trái Đất, giúp chúng ta có thể quan sát rõ ràng hơn.

Theo Sci-News, việc phát hiện ra J0410-0139 ngụ ý sự tồn tại của một quần thể lớn hơn nhiều các nguồn tia tương tự trong vũ trụ sơ khai.

Những luồng tia này có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lỗ đen và ảnh hưởng đáng kể đến thiên hà chủ của chúng.

Các tính toán cho thấy quái vật vũ trụ J0410-0139 đã lộ diện từ vùng vũ trụ tận 13 tỉ năm trước, tức khi vũ trụ mới khoảng 800 triệu tuổi.

Đó là giai đoạn đầu của kỷ nguyên tái ion hóa, bắt đầu khi vũ trụ khoảng 700 triệu tuổi: Khi những ngôi sao và lỗ đen đầu tiên hình thành, chúng biến phần lớn khí hydro trong vũ trụ thành plasma một lần nữa.

TS Eduardo Bañados từ Viện Thiên văn học Max Planck (Đức), đồng tác giả của nghiên cứu về quái vật vũ trụ này, mô tả các phát hiện như “trúng số độc đắc”.

Theo hai bài báo khoa học vừa được công bố trên các tạp chí Nature AstronomyAstrophysical Journal Letters, việc phát hiện ra một lỗ đen 13 tỉ năm tuổi đang hướng luồng tia về phía Trái Đất cho thấy vũ trụ thời kỳ đó có nhiều lỗ đen như thế.

Chúng không được phát hiện bởi lẽ không hướng luồng tia về phía Trái Đất nên quá mờ nhạt để kính viễn vọng đủ sức nắm bắt.

Phát hiện này đặt ra câu hỏi về lý do tại sao các lỗ đen quái vật lại phát triển nhanh đến vậy trong giai đoạn đầu của vũ trụ.

“Blazar này cung cấp một phòng thí nghiệm độc đáo để nghiên cứu sự tương tác giữa các luồng tia, lỗ đen và môi trường của chúng vào một trong những kỷ nguyên biến đổi nhất của vũ trụ” – TS Emmanuel Momjian từ Đài quan sát Thiên văn vô tuyến quốc gia của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) – cho hay.

Trước đó, kính viễn vọng mạnh nhất thế giới James Webb cũng từng phát hiện ra các thiên hà lớn đến vô lý trong buổi bình minh của vũ trụ này.

Tất cả đặt ra một mối hoài nghi: Vũ trụ sơ khai có lẽ không đơn điệu như những mô hình vũ trụ học được xây dựng nhiều năm qua, mà là một thế giới phát triển cực kỳ nhanh chóng với các siêu quái vật, từ lỗ đen đến thiên hà khổng lồ.



Nguồn: https://nld.com.vn/tu-the-gioi-13-ti-nam-truoc-quai-vat-nham-thang-trai-dat-196250112093456402.htm

Cùng chủ đề

Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

(NLĐO) - Cả Trái Đất và Sao Hỏa có thể đã bị những kẻ tấn công từ vũ trụ tước bỏ nhiều yếu tố thiết yếu cho sự sống. ...

Tái tạo quái vật “bay trong nước” 183 triệu năm trước

(NLĐO) - Các nhà khoa học đã tái hiện lại một con quái vật "lai" giữa khủng long, rắn, rùa... từ bộ xương hóa thạch dài tới 4,5 m được tìm thấy ở Đức. ...

3 đài thiên văn bắt được tia vô tuyến cực lạ từ quái vật 12,6 tỉ tuổi

(NLĐO) - Thứ được các nhà khoa học mô tả là "quái vật phản lực vô tuyến" dài tới 215.000 năm ánh sáng, đến từ một vật thể cổ đại vô cùng đáng sợ. ...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Phát hiện siêu hành tinh nặng gấp 3.752 lần Trái Đất

(NLĐO) - Quanh hai ngôi sao lùn xa xôi, tàu vũ trụ của châu Âu đã tìm thấy một hành tinh vĩ đại và một thứ kỳ dị nửa sao, nửa hành tinh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Thành lập 4 trạm y tế xã mới sau sáp nhập ở Quảng Bình

(NLĐO) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, tỉnh Quảng Bình đã triển khai sáp nhập, hợp nhất nhiều trạm y tế trên địa bàn. ...

Hết Tết, du khách vẫn rủ nhau đến điểm du lịch toàn màu tím

(NLĐO) - Dù đã hết Tết nhưng vào 2 ngày cuối tuần đầu tháng 2, điểm du lịch này vẫn luôn đón lượng lớn du khách ...

Bài đọc nhiều

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

Cùng chuyên mục

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

Elon Musk tuyên bố không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk khẳng định không có ý định mua lại mảng kinh doanh của mang xã hội TikTok tại Mỹ, dù trước đó Tổng thống Trump đã gợi ý về khả năng này. Hãng tin AFP ngày 9-2 đưa tin tỉ phú...

Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

(NLĐO) - Cả Trái Đất và Sao Hỏa có thể đã bị những kẻ tấn công từ vũ trụ tước bỏ nhiều yếu tố thiết yếu cho sự sống. ...

Tái tạo quái vật “bay trong nước” 183 triệu năm trước

(NLĐO) - Các nhà khoa học đã tái hiện lại một con quái vật "lai" giữa khủng long, rắn, rùa... từ bộ xương hóa thạch dài tới 4,5 m được tìm thấy ở Đức. ...

3 đài thiên văn bắt được tia vô tuyến cực lạ từ quái vật 12,6 tỉ tuổi

(NLĐO) - Thứ được các nhà khoa học mô tả là "quái vật phản lực vô tuyến" dài tới 215.000 năm ánh sáng, đến từ một vật thể cổ đại vô cùng đáng sợ. ...

Mới nhất

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người. ...

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/2/2025 duy trì mức ổn định, tăng nhẹ...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh...

Mới nhất