Trang chủNewsDu lịchTăng sức hút cho du lịch

Tăng sức hút cho du lịch

Kinhtedothi – Cùng với chỉnh trang cảnh quan, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo diện mạo mới cho di tích, việc thực hiện tốt quy tắc ứng xử đã biến các di tích trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Thân thiện, mến khách

Thạch Thất là một vùng đất cổ, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện hiện có 209 di tích, trong đó chùa Tây Phương được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 34 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 66 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, TP và hệ thống tượng thời Tây Sơn tại chùa Tây Phương (34 pho tượng) được công nhận là bảo vật quốc gia. Ngoài ra, trên địa bàn huyện 50 làng nghề, trong đó 10 làng nghề được cấp bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống”…

Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, huyện Thạch Thất đã hướng dẫn các xã có khu, điểm du lịch thực hiện tuyên truyền vận động Nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn môi trường, đảm bảo cảnh quan, an ninh trật tự, vệ sinh đường làng ngõ xóm, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử thân thiện với khách du lịch; qua đó tích cực tham gia xây dựng điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng.

Đáng chú ý, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, nâng cấp tuyến đường kết nối đến các khu, điểm du lịch như Hoàng Long, chùa Tây Phương; xây mới các ki ốt bán hàng, nhà vệ sinh công cộng khu di tích chùa Tây Phương…

Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thạch Thất Phạm Quang Thái cho biết, quảng bá điểm đến du lịch Lễ hội chùa Tây Phương, địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống đặc sắc và trên 100 gian hàng triển lãm, trưng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP của các DN, hộ sản xuất trên địa bàn huyện, Thủ đô và từ các tỉnh, TP, thu hút hàng vạn lượt khách đến tham quan, mua sắm.

Du khách tham quan, trải nghiệm tại Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, năm 2024. Ảnh: Phạm Hùng
Du khách tham quan, trải nghiệm tại Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, năm 2024. Ảnh: Phạm Hùng

Năm 2024, lượng khách đến thăm quan, du lịch trên địa bàn huyện tăng cao, ước đạt 247.000 lượt khách, tăng 80.000 lượt; trong đó riêng du khách đến chùa Tây Phương đạt trên 98.000 lượt.

Tại huyện Mê Linh, mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa – điểm đến an toàn, hấp dẫn” chính là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn huyện. Qua đó xây dựng tính chuẩn mực chung nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động tại di tích, góp phần giữ gìn, phát triển truyền thống tốt đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đại diện Ban Quản lý di tích đền thờ Hai Bà Trưng cho biết, Ban Quản lý đã tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân, du khách đến làm lễ, tham quan di tích chấp hành những quy định về trang phục, lễ nghi, đặt lễ, tiền công đức… và lồng ghép nội dung tuyên truyền Quy tắc ứng xử trong các dịp lễ hội, lồng ghép vào bài thuyết minh tại các di tích. Ban Quản lý duy trì thời gian mở cửa đền đón tiếp khách tất cả các ngày trong năm, hàng ngày mở cửa đền từ 6 – 17 giờ trong ngày; riêng các ngày lễ, Tết thời gian mở cửa sẽ sớm hơn.

 

Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2024 đạt 27,86 triệu lượt khách, tăng 12,7% so với năm 2023, trong đó gồm 6,35 triệu lượt khách quốc tế (có 4,47 triệu lượt khách quốc tế có lưu trú), tăng 34,4% so với năm 2023 và 21,51 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 110,52 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2023.

Cùng với đó, đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn viên tại di tích cho các đoàn khách trong và ngoài nước về thăm quan, làm lễ… để hiểu sâu sắc hơn về quê hương, thân thế, sự nghiệp của Hai Bà Trưng đối với sự nghiệp bảo vệ quê hương, đất nước; về ý nghĩa lịch sử của di tích; về truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta đối với công lao của Hai Bà, của các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Nhờ đó, sức hút của di tích ngày càng cao.

“Tổng lượng khách đến tham quan, làm lễ, học tập và trải nghiệm tại di tích năm 2024 ước đạt khoảng hơn 460.000 lượt du khách. Tổng thu từ nguồn công đức năm 2024 đạt 5,5 tỷ đồng” – Trưởng ban Quản lý di tích đền Hai Bà Trưng Phạm Trần Quang cho biết.

Hà Nội – điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam

Với bề dày văn hóa Sơn Tây – xứ Đoài cùng hệ thống di tích lịch sử văn hóa đa dạng, thời gian qua, mô hình “Di tích lịch sử văn hóa – Điểm đến an toàn, hấp dẫn” được triển khai tại điểm du lịch làng cổ Đường Lâm và điểm du lịch thôn Lòng Hồ, xã Kim Sơn, nhằm kết hợp bảo tồn di tích với phát triển du lịch bền vững, xây dựng môi trường du lịch an toàn, hấp dẫn.

Triển khai mô hình, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm và UBND xã Kim Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, tổ chức đoàn thể địa phương để triển khai hiệu quả các Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các điểm di tích, giúp du khách tuân thủ quy định về trang phục, vệ sinh, hành vi khi tham quan, hành lễ tại các điểm di tích.

Theo thống kê, 11 tháng năm 2024, điểm du lịch làng cổ Đường Lâm đón hơn 135.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm. “Mô hình này không chỉ giúp duy trì trật tự tại các điểm di tích, mà còn nâng cao nhận thức về bảo vệ di sản văn hóa, tạo ra môi trường du lịch an toàn cho du khách đến với du lịch làng cổ Đường Lâm và điểm du lịch thôn Lòng Hồ, xã Kim Sơn” – Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Sơn Tây Nguyễn Hải Anh chia sẻ.

Theo lãnh đạo Sở VH&TT Hà Nội, Thủ đô Hà Nội là vùng đất giàu bản sắc văn hóa khi dẫn đầu cả nước về số lượng di tích trên địa bàn với 5.922 di tích được kiểm kê. Trong đó có 1 di sản thế giới, 20 cụm di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 1.163 di tích xếp hạng quốc gia, 1.500 di tích xếp hạng cấp TP.

Đây được coi là những di sản vô giá cho muôn đời sau, cũng là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch Hà Nội. Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng đó, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 06/CTr-TU về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trong đó, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự là nội dung quan trọng hướng về nguồn cội, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long, Hà Nội, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 133 khu, điểm tham quan du lịch. Triển khai Luật Du lịch 2017, đến nay, UBND TP đã công nhận 50 điểm du lịch, khu du lịch cấp TP, trong đó có 42 điểm du lịch, 8 khu du lịch cấp TP. Việc quản lý, khai thác tốt các điểm đến, các khu, điểm du lịch góp phần tích cực cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch.

Ngành du lịch Thủ đô tiếp tục khẳng định được vị trí, hình ảnh, thương hiệu của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Đặc biệt, năm 2024 đánh dấu chiến thắng đầu tiên của Hà Nội ở hạng mục “Điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam” ghi nhận những giá trị về văn hóa, lịch sử và truyền thống của TP – nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, được gìn giữ, phát triển qua nhiều thế kỷ, trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá văn hóa, lịch sử.

“Các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP Hà Nội đang được du khách đánh giá rất cao về giá trị tài nguyên, giá trị văn hóa cũng như công tác bảo tồn và tôn tạo. Sự thân thiện của cộng đồng địa phương cũng đã tạo được rất nhiều dấu ấn trong lòng khách du lịch, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Hà Nội thanh bình và hiếu khách” – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết.
(Còn nữa)

 

Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, đã được công nhận điểm du lịch cấp TP tại Quyết định số 4613/QĐ-UBND ngày 4/9/2024 của UBND TP Hà Nội. UBND huyện giao Phòng Văn hoá -Thông tin phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức tuyên tuyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng cho 120 cán bộ, hội viên tại nhà khách đền Hát Môn và ra mắt mô hình “Khu danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử kiểu mẫu tại xã Hát Môn”.

Kết quả đến nay, tất cả cán bộ, người trông coi di tích luôn ứng xử lịch thiệp, nhã nhặn, đúng mực; lắp đặt hòm thư góp ý và số điện thoại đường dây nóng tại điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn, đến nay chưa nhận được phản hồi, góp ý tiêu cực từ du khách. Hằng năm có hàng nghìn lượt khách về tham quan chiêm bái, tại di tích. Tính riêng 10 tháng năm 2024, tổng số có hơn 60 đoàn khách và trên 6.000 lượt khách về tham quan, tìm hiểu tại di tích.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bai-2-tang-suc-hut-cho-du-lich.html

Cùng chủ đề

Mãn nhãn hội thi Chọi dê tại Lâm Bình

Trong số vật nuôi của đồng bào vùng cao, con dê giúp đồng bào thoát nghèo và trở thành vật nuôi không thể thiếu trong mỗi gia đình. Con dê có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng núi cao, sinh sôi nảy nở tốt lại ít tốn công chăm sóc. Hội thi Chọi dê không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong ngày hội, thu hút du khách về...

Ngày “mở cổng trời” tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa – Am Tiên

VHO - Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng (tức ngày 6.2), hàng nghìn du khách lại hành hương về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong ngày “mở cổng trời” để cầu tài lộc, may mắn. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng...

Hàng trăm du khách phấn khởi lên tàu cao tốc ra Côn Đảo

Lượng khách của chuyến tàu cao tốc đầu tiên ra Côn Đảo khi hoạt động trở lại chưa nhiều nhưng đều phấn khởi vì đi lại thuận lợi, chi phí thấp hơn so với máy bay. ...

Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Mọi người đến chùa dâng hương, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trẻ đến chùa với tâm thế hình thức, chạy theo xu hướng mà chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tín ngưỡng. ...

Quán ăn ‘chặt chém’, xử lý tội cưỡng đoạt tài sản được không?

Nhiều bạn đọc đặt vấn đề có thể xử lý quán ăn 'chặt chém' tội cưỡng đoạt tài sản được không? Như Tuổi Trẻ Online thông tin, mới đây một quán ăn ở Nha Trang (Khánh Hòa) bị tố tính giá thức ăn trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc mở rộng áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp phân quyền về các địa phương hay đơn giản hóa thủ tục hành chính cần phải làm. Dưới đây là trao đổi của TS Nguyễn Đức Kiên...

Rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 8/2/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án. Thời gian quan, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung...

Dấu ấn công nghệ ngành bê tông

Thay đổi rõ nét Đại diện Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, trước năm 1990, phần lớn bê tông trộn tại công trường được định lượng thủ công và trộn bằng máy trộn tự do loại nhỏ nên năng suất, chất lượng, độ ổn định thấp, cả nước chỉ đạt khoảng 300.000 - 500.000m3 mỗi năm. Bắt đầu từ thập niên 90, ngành công nghiệp bê tông nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ...

Galaxy S26 Ultra được trang bị camera selfie ẩn dưới màn hình

Có nguồn tin tiết lộ việc Galaxy S26 Ultra hiện đang trong giai đoạn tạo mẫu ban đầu và các nguyên mẫu này không có phần cắt camera selfie có thể nhìn thấy trên màn hình. Cụ thể: một nguồn tin trên X cho biết Samsung muốn sử dụng camera dưới màn hình cho mẫu flagship tiếp theo của hãng. Hiện, công nghệ này cũng đang được trang bị trên dòng Galaxy Z Fold và người dùng có thể...

Xiaomi 15 Ultra sẽ dùng chip Snapdragon 8 Elite

Mới đây, một thiết bị Xiaomi có số model 25010PN30G đã xuất hiện trên nền tảng chuẩn AI Geekbench. Giới phân tích cho rằng đây chính là mẫu flagship Xiaomi 15 Ultra sắp ra mắt. Theo đó, mẫu máy kế nhiệm Xiaomi 14 Ultra sẽ chạy trên trên hệ điều hành Android 15 ngay khi xuất xưởng. Tốc độ xung nhịp CPU của chip khẳng định khẳng định lại các báo cáo trước đó về việc thiết bị sẽ...

Bài đọc nhiều

Du khách dự lễ "mở cổng trời" ở huyệt đạo thiêng

Rạng sáng mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ, hàng nghìn du khách hành hương về Khu di tích Am Tiên ở thị trấn Nưa, Thanh Hóa, để dự lễ "mở cổng trời" cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, Năm Mới bình an.Hà Nội: Làng Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm dịp đầu XuânTưng bừng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ năm 2025 Khai hội chùa Hương Xuân Ất...

Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ "xuống đồng" lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng Tồng, mỗi xã chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh chưng gói dài giống bánh tét...

Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Mọi người đến chùa dâng hương, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trẻ đến chùa với tâm thế hình thức, chạy theo xu hướng mà chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tín ngưỡng. ...

Kiên Giang được vinh danh trong top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới

Kiên Giang được vinh danh trong top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới thuộc khuôn khổ Traveller Review Awards thứ 13. Đây là ghi nhận xứng đáng dành cho vẻ đẹp mà tạo hóa ban cho nơi đây.10 điểm đến thân thiện nhất thế giới trong năm 2024Công bố top 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam năm 2024Đà Nẵng và Phú Quốc trở thành hai điểm đến bãi biển hấp dẫn nhất của Việt Nam với...

Cùng chuyên mục

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại thành phố Thủ Dầu Một quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc dân tộc.Xác lập kỷ lục Việt Nam với 102 món ăn chế biến từ tàu hũ kyXác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt NamAn Giang: Xác lập kỷ lục 100...

Hết Tết, du khách vẫn rủ nhau đến điểm du lịch toàn màu tím

(NLĐO) - Dù đã hết Tết nhưng vào 2 ngày cuối tuần đầu tháng 2, điểm du lịch này vẫn luôn đón lượng lớn du khách ...

Sản vật đặc sản huyện Lâm Bình hội tụ tại Ngày hội văn hóa

Những sản vật, nông sản đặc sản đặc trưng, sản phẩm OCOP của các xã, thị trấn, thuộc huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) được bày bán tại Ngày hội văn hóa các dân tộc Lâm Bình. Tuyên Quang: Sản vật đặc sản huyện Lâm Bình hội tụ tại Ngày hội văn hóa ...

Để lễ hội là tín ngưỡng của cộng đồng

Ngày 3/2/2025, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Công điện số 09 về tổ chức lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất tỵ và Lễ hội xuân 2025. Điểm mới trong Công điện về lễ hội năm nay là quy định rõ việc tham gia lễ hội của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. ...

cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch

Kinhtedothi - Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 132/SDL-TTr về việc cảnh báo hành vi lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng lừa đảo du khách khi đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ qua mạng Internet. Các đối tượng giả mạo website, fanpage của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng có uy tín...

Mới nhất

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự...

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào...

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người. ...

Mới nhất