Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhiều mô hình nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng...

Nhiều mô hình nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số trở thành điểm tham quan hấp dẫn

(Tổ Quốc) – Nhiều mô hình nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách như: Mô hình nhà rông của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên; nhà sàn của người Tày, Thái, Mường vùng núi phía Bắc… đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, tạo sinh kế phát triển bền vững, góp phần cải thiện đời sống hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số luôn là một nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, văn hóa các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành và thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác bảo tồn và phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt nhiều kết quả

Những năm gần đây, được hỗ trợ từ nhiều chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc, đời sống văn hóa, tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những bước khởi sắc. Sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã đạt được những kết quả nhất định, các đề án, dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đúng địa chỉ và có hiệu quả hơn.

Nhiều mô hình nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số trở thành điểm tham quan hấp dẫn     - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việc tăng cường kết hợp, lồng ghép các dự án văn hóa với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc thiểu số trong những năm qua đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc trong thời kỳ mới, tạo động lực phát triển văn hóa gắn với du lịch, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, đẩy lùi tập tục lạc hậu và tệ nạn xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Ngành văn hoá ở các cấp đã thực hiện nhiều chương trình công tác, bám sát yêu cầu của nhiệm vụ chính trị nhằm xây dựng phát triển đời sống văn hoá, từng bước cải thiện, nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá, nghệ thuật; tăng cường đầu tư để bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, phối hợp tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) đồng bộ từ trung ương đến địa phương; khảo sát và mở các lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc thiểu số có số dân rất ít người do chính các nghệ nhân – chủ thể nắm giữ kho tàng văn hóa phi vật thể trực tiếp tham gia truyền dạy cho thế hệ trẻ như: Bố Y, Pu Péo, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Mảng, Cống, Lô Lô, Chứt, SiLa… qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về văn hóa các dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch định kỳ tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung, Tây Nguyên; Ngày hội văn hóa dân tộc Thái, Chăm, Khmer, Mông, Mường, Dao..; Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái; Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người; giao lưu văn hóa nghệ thuật tuyến biên giới Việt Nam – Lào; triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025…, góp phần củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, địa phương trong cả nước, nâng cao đời sống tinh thần, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc, đặc biệt là vùng khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Song song với đó, nhiều lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số cũng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hỗ trợ các địa phương tổ chức phục dựng, bảo tồn; các làng, bản, buôn truyền thống được hỗ trợ đầu tư nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của từng dân tộc; chủ động phối hợp, hướng dẫn các địa phương có vùng dân tộc thiểu số phát triển du lịch cộng đồng (homestay) gắn với xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh như: Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, các tỉnh khu vực Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long… Các địa phương cũng đã chủ động, tích cực xây dựng nhiều chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch triển khai thực hiện và có cách làm có hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng dân tộc. Nhiều mô hình nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách như: Mô hình nhà rông của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên; nhà sàn của người Tày, Thái, Mường vùng núi phía Bắc… đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, tạo sinh kế phát triển bền vững, góp phần cải thiện đời sống hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Một số khó khăn và đề xuất

Do xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí không đồng đều nên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế: Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp chưa mang tính hàng hóa, thiếu tính bền vững, chưa có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội; vẫn tồn tại vấn nạn bất bình đẳng giới và một số hủ tục lạc hậu khác… nên việc huy động nguồn lực vật chất từ chính quyền và người dân để duy trì, bảo vệ giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể là rất khó khăn.

Sự quan tâm của các cấp, các ngành trong bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi có lúc, có nơi chưa sâu sát, triển khai chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền, vận động đồng bào chưa triển khai sâu rộng. Một số chương trình, đề án về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc triển khai còn chậm nên chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Các văn bản hướng dẫn, áp dụng thực hiện trong các nhiệm vụ về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chưa phù hợp với thực tiễn.

Nhiều mô hình nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số trở thành điểm tham quan hấp dẫn     - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực. Người có uy tín và các nghệ nhân người dân tộc thiểu số ngày càng ít dần. Chế độ chính sách đối với người làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch ở cơ sở còn chưa tương xứng để thu hút nhân lực gắn bó với cơ sở.

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có một số đề xuất như sau:

Một là, tiếp tục đổi mới hệ thống chính sách về văn hóa dân tộc theo hướng cơ bản, đồng bộ, lâu dài, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cần ban hành các chính sách cụ thể tập trung vào lĩnh vực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc; trong đó có chính sách cho các nghệ nhân tổ chức truyền dạy di sản văn hóa, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn đầu tư từ xã hội hóa đối với các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch vùng miền núi, dân tộc thiểu số.

Hai là, hỗ trợ việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số; bảo tồn làng, bản, buôn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua việc xây dựng, tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ. Định kỳ tổ chức các liên hoan, ngày hội, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số theo từng vùng, miền và từng dân tộc.

Ba, tiếp tục tăng cường các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Hỗ trợ đưa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cấp Trung ương và tỉnh phục vụ đồng bào dân tộc ở các xã, bản ở vùng sâu, vùng xa, ưu tiên các xã, bản sát biên giới, vùng đặc biệt khó khăn; có hình thức khen thưởng, động viên, hỗ trợ cho các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng tham gia với vai trò đầu tàu trong các câu lạc bộ, truyền dạy văn hóa nghệ thuật dân tộc hoặc sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật mới phục vụ nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Bốn là, đề nghị các cấp, các ngành, địa phương thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai có hiệu quả Dự án số 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”. Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt được mục tiêu của Chương trình đã đề ra.

Nhiều mô hình nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số trở thành điểm tham quan hấp dẫn     - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Năm, chú trọng đổi mới các quy định, chính sách về văn hóa, thể thao và du lịch đối với các dân tộc thiểu số theo hướng đồng bộ, lâu dài; đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cần ban hành các chính sách cụ thể tập trung vào công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc, chính sách cho các nghệ nhân tổ chức truyền dạy di sản văn hóa… Tiếp tục xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các đề án, dự án liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế, du lịch, góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, mức hưởng thụ văn hóa và xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Sáu là, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình; bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu nguồn vốn đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa./.



Nguồn: https://toquoc.vn/nhieu-mo-hinh-nha-sinh-hoat-van-hoa-cong-dong-cua-dong-bao-cac-dan-toc-thieu-so-tro-thanh-diem-tham-quan-hap-dan-20250109155353951.htm

Cùng chủ đề

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/2/2025 duy trì mức ổn định, tăng nhẹ và neo ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 9/2/2025 như sau,...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một...

Áo sơ mi trắng, món đồ ‘quốc dân’ mà nàng nào cũng nên có

Áo sơ mi trắng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của mọi cô nàng nhờ sự đa năng,...

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại sứ các nước thích thú trải nghiệm bảo vệ và phát huy giá trị Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của...

(Tổ Quốc) - Ngày 7/2/2025 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Phổ Quang linh từ (Đền Mẫu Phố Cò), TP Sông Công, Thái Nguyên đã diễn ra chương trình Giao lưu văn hóa chào Xuân 2025 với sự tham gia của đại sứ 6 quốc gia Ukraine, Phần...

Miền Bắc sẽ lạnh nhất từ đầu mùa

(Tổ Quốc) - Đỉnh Fansipan (Sa Pa) được dự báo sẽ đón tuyết rơi vào cuối tuần này. Nhiều du khách, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia, những tín đồ yêu thích tuyết, đang háo hức lên kế hoạch chinh phục đỉnh cao, để săn lùng những khoảnh khắc tuyệt...

Xe xôi cadé tuổi đời nửa thế kỷ ở khu Chợ Lớn chỉ bán buổi tối, không biển hiệu cũng chẳng có chỗ ngồi...

(Tổ Quốc) - Khi ăn món xôi cadé, chúng ta sẽ cảm nhận được những hạt xôi nếp dẻo thơm, kết hợp với lớp cadé ngọt ngào, tạo nên một sự kết hợp đưa đẩy vị giác. ...

Động lực tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng năm 2025

(Tổ Quốc) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kỷ lục mới của ngành Du lịch...

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

(Tổ Quốc) - Ngày 6/2/2025, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL- VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau...

Bài đọc nhiều

Ban Hiệu suất Chính phủ của tỉ phú Elon Musk trọng dụng nhân tài gen Z

Một nhóm kỹ sư trẻ thuộc thế hệ gen Z đang hỗ trợ tỉ phú Elon Musk tiếp quản vai trò then chốt trong Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông lãnh đạo. Điểm chung của tất cả là gần như không có...

Lễ hội Chùa Hương 2025 an toàn, văn minh, thân thiện và lành mạnh

Sau những ngày Tết Nguyên đán là thời điểm người dân hân hoan đi trảy hội khắp mọi miền, đây cũng là lúc công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần được tăng cường, siết chặt hơn bao giờ hết. Để đảm bảo thành công cho mùa Lễ hội chùa...

Cô gái khuyết tật bán kẹp tóc trên phố, nuôi mơ ước đưa bà đi du lịch

(Dân trí) - Mắc chứng bại não khiến tay chân không thể vận động như người bình thường, một cô gái tại Trung Quốc khiến dân mạng xúc động khi vẫn tự mình mưu sinh trên đường phố, dành dụm tiền lo cho bà. Mới đây, cư dân mạng tại Trung Quốc xúc động trước hình ảnh một cô gái có gương mặt xinh đẹp với dáng đi loạng choạng, cố bán kẹp tóc trên đường phố trong thời tiết...

Mẹ nghẹt thở do hóc quả nho và phản ứng bất ngờ của cậu con trai 10 tuổi

(Dân trí) - Cậu bé 10 tuổi ở Trung Quốc đã phản ứng nhanh, kịp thời cứu người mẹ đang nghẹt thở do hóc quả nho. Con trai phản ứng nhanh cứu mạng người mẹTheo camera an ninh tại căn nhà ở thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sự việc xảy ra vào ngày 17/1 khi người mẹ liên tục ho và khạc nhổ sau khi nuốt phải quả nho.Nghe tiếng mẹ nôn ói, hai người con...

Cùng chuyên mục

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây Bắc, trong đó có tỉnh Lai Châu. ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ khai hội chùa Tam Chúc

Ngày 9/2, chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng (Hà Nam) long trọng tổ chức Lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề "Tam Chúc - Linh thiêng hội tụ."

Hà Nam: Chính thức Khai hội Xuân Tam Chúc 2025

(CLO) Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng Xuân Ất Tỵ 2025), chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng (Hà Nam) tổ chức Lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề "Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ". Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai...

Thay cha đưa mẹ khám phá thế giới

Cha mất vì bạo bệnh, lời hứa đưa vợ đi khám phá thế giới đã được cậu con trai Nguyễn Trọng Luân "tiếp quản" bằng sự nỗ lực làm việc, dành dụm. Nguyễn Trọng Luân (28 tuổi) là họa sĩ game pixel sống tại...

Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình nghỉ hưu trước tuổi để tạo cơ hội cho thế hệ trẻ

(NADS) - Ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình đã xin nghỉ hưu trước tuổi, mặc dù còn gần 4 năm công tác. Quyết định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy và mở ra cơ hội cho các cán bộ trẻ năng động cống hiến. ...

Mới nhất

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố...

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

Mới nhất