Trang chủDi sảnBảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô, bản...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Phát huy các giá trị di sản văn hóa cố đô

Đa số đại biểu tán thành với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với quan điểm điều này một mặt ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của tỉnh Thừa Thiên – Huế để đạt được những tiêu chí cần thiết của một thành phố trực thuộc Trung ương, mặt khác tạo thêm điều kiện, động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Theo đại biểu Phạm Thị Kiều (Đắk Nông), việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là cơ sở để tỉnh Thừa Thiên – Huế triển khai quy hoạch chung đô thị tỉnh, chương trình phát triển đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một mô hình đô thị đặc trưng của Việt Nam, là đô thị văn hóa di sản quốc gia với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa – du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

Tuy nhiên, với định hướng này, đại biểu cho rằng cần có các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng các đô thị vệ tinh, nghiên cứu các giải pháp quản lý mật độ các khu vực đặc trưng như khu vực kinh thành, lăng tẩm, các điểm di tích dọc hai bên bờ sông Hương, khu vực ven biển, các đầm phá và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…

“Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo ra sức bật mới không chỉ cho thành phố phát triển mà còn gìn giữ, bảo tồn tốt kho tàng di sản văn hóa phong phú mà Cố đô Huế đang sở hữu. Đó cũng là sự đóng góp thiết thực cho vùng kinh tế Trung Trung bộ và cho đất nước”, đại biểu này nói.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Dương Văn Phước phát biểu. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Từ thực tiễn thành lập các thành phố trực thuộc trung ương như Đà Nẵng, Cần Thơ đã giúp các địa phương này có sự phát triển vượt bậc, trở thành động lực chính cho khu vực và cả nước, bộ mặt đô thị thay đổi, tiềm năng phát triển kinh tế được phát huy tối đa, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) nhận định, đây là cơ sở để sớm thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; tin rằng thành phố Huế sẽ có sự chuyển mình tích cực hơn trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy các giá trị di sản văn hóa cố đô có một không hai.

Đại biểu Dương Văn Phước cho rằng, với tình hình tự nhiên xã hội và không gian hiện nay, dư địa cho thành phố Huế trực thuộc Trung ương là rất lớn, đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với địa phương trong quá trình phát triển. Để thành phố Huế sau này phát triển bền vững, việc giải quyết bài toán cốt lõi giữa bảo tồn và phát triển là rất khó. Đại biểu thống nhất cao quan điểm bảo tồn là cốt lõi với đặc thù là đô thị di sản, là cố đô với nhiều đặc trưng riêng có đã làm nên Huế hôm nay. 

Lấy bảo tồn làm cốt lõi

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên – Huế Lê Trường Lưu phát biểu. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Đại biểu Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế chia sẻ, đến nay, việc xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, đã xây dựng mô hình đô thị theo hướng đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và hình thành, phát triển các trung tâm về văn hóa, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. 

Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đạt các điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và nghị quyết của Thường vụ Quốc hội. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã được sự ủng hộ, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thành phố sẽ tạo động lực, sức bật mới không chỉ cho địa phương, mà còn góp phần thực hiện chiến lược phát triển đô thị quốc gia. 

“Với mô hình tiêu chí lựa chọn là đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh, không phát triển dân cư, nhà cửa mật độ cao, đô thị nhánh, giải quyết hài hòa bài toán bảo tồn và phát triển, sẽ tạo điều kiện cho Huế bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản đặc sắc của thế giới và cả nước”, ông Lưu nói.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, khi xây dựng đề án, dự thảo nghị quyết, Bộ Nội vụ cùng địa phương, các bộ, ngành đã nghiên cứu rất nhiều, bám sát chủ trương của Đảng, nhất là các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, quy định của pháp luật có liên quan, để đảm bảo việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương chặt chẽ, khoa học, chín rõ về cơ sở chính trị và pháp lý, tham khảo kinh nghiệm quốc tế khi thành lập các đô thị di sản. Đồng thời, bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế, trong đó lấy bảo tồn làm cốt lõi. Xây dựng và phát triển thành phố Huế trực thuộc Trung ương với mục tiêu bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tốt hơn, chất lượng, hiệu quả hơn, tạo động lực và nguồn lực cho sự phát triển, tạo sức lan tỏa cho Huế, cả vùng, và đất nước. 

Bên cạnh đó, đổi mới tư duy cho phát triển đô thị Việt Nam, bảo đảm sự kế thừa, phát triển xanh, văn minh, bản sắc, đặt trong tổng thể màng lưới đô thị, màng lưới di sản của thế giới; tạo ra không gian đô thị của Việt Nam đa dạng, phong phú hơn, hiện đại, góp phần dẫn dắt phát triển đất nước. Cùng với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, phải thực hiện mục tiêu tinh gọn, sắp xếp lại 4 đơn vị hành chính cấp huyện, 21 đơn vị hành chính cấp xã của Thừa Thiên – Huế.

Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-co-do-ban-sac-van-hoa-hue-20241121173320128.htm

Cùng chủ đề

Các công trường lớn sôi động trở lại từ ngày mùng 6 Tết

Các kỹ sư, công nhân đang lần lượt trở lại công trường sau Tết để hăng hái thi đua, đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn để kịp về đích đúng hẹn. ...

Bộ Công Thương góp ý về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa có ý kiến góp ý về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Thể chế hoá các chủ trương về phát triển khoa học, công nghệ Trả lời đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ tại văn bản số 5111/BKHCN-PC ngày 19/12/2024 về việc góp ý hồ sơ đề nghị xây...

Dự báo giá vàng ngày mai 04/02/2025: Tăng chóng mặt

Dự báo giá vàng ngày mai 04/02/2025: Giá vàng đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Giá bán vàng miếng SJC chiều nay tăng 500.000 đồng, tiến gần hơn mốc 90 triệu. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc...

Thái Nguyên công bố quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều ngày 3/2, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chủ trì Hội nghị công bố quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận...

Chợ thưa vắng, nhiều sạp hàng ở TPHCM vẫn còn… nghỉ Tết

TPO - Mùng 6 Tết, đa số các chợ, siêu thị tại TPHCM đã kinh doanh trở lại, hàng hóa dồi dào, nhiều mặt hàng khuyến mãi, giảm giá tới 50%. Tuy nhiên, sức mua khá chậm. 03/02/2025 | 14:36 TPO - Mùng 6 Tết, đa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP tưng bừng chào Tết

Với tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đẹp nên nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Nghệ An đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để  làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP. Nâng tầm giá trị đặc sản địa phương Từ phương thức chế biến truyền...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chiều 22/1/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm, làm việc, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-to-lam-tham-lam-viec-tai-bo-tu-lenh-bo-doi-bien-phong-20250122153352869.htm

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024 (diễn ra từ ngày 28/11-4/12), ngày 28/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Tại hội...

Mai anh đào khoe sắc trên buôn làng người K’Ho ở Lâm Đồng

Những ngày cuối năm, hoa mai anh đào đồng loạt bung nở khoe sắc trên những buôn làng của người K’Ho thuộc huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ đã tìm đến tham quan, chụp ảnh với mai anh đào trước kỳ nghỉ Tết cổ truyền sắp tới. Advertisements   X   TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/mai-anh-dao-khoe-sac-tren-buon-lang-nguoi-kho-o-lam-dong-20250121160141206.htm

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng

Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 6,4 tỷ USD, tăng gần 13,5%. Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ...

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

6 ngày, ‘vũ trụ Vin’ đón hơn 11 triệu lượt khách

Chỉ trong 6 ngày cao điểm Tết Ất Tỵ (từ 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng), các “điểm cầu” Vingroupđã thu hút hơn 11 triệu lượt khách “đổ bộ”, thiết lập hàng loạt dấu ấn cho ngành du lịch Việt. Là một trong những điểm đến mở cửa xuyên Tết, Lễ hội Ánh sáng phương Đông tại...

Cơ bản hoàn thành sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể TW

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến nay chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, đây chính là tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục hoàn thành...

Mới nhất