Trang chủNewsThời sựBộ Nội vụ đã "làm ngày, làm đêm" trong việc tinh gọn...

Bộ Nội vụ đã “làm ngày, làm đêm” trong việc tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Đến nay đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Ngày 7-1, chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1-2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 sắp tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Nội vụ đang “làm ngày, làm đêm” các công việc rất khó, phức tạp liên quan tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thủ tướng: Bộ Nội vụ đã

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp ngày 7-1. Ảnh: Nhật Bắc

Trong đó, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định 177, 178 và 179 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng, cơ bản tạo đồng thuận trong xã hội, trong cán bộ, công chức, viên chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu rõ đến nay đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ đã đề ra để trình cấp có thẩm quyền.

Để tiếp tục triển khai công tác này, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu cần tiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng, được phản ánh đúng quy trình, quy định về những gì chưa hợp lý; rà soát những nội dung về cơ chế, chính sách chưa bao phủ hết, còn bỏ sót.

Người đứng đầu Chính phủ giao các bộ trưởng, trưởng ngành cùng Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện phương án về tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy bên trong, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các bộ, ngành, cơ quan để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Đối với một số bộ, ngành mà phương án tinh gọn chưa đạt theo mục tiêu đề ra, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục rà soát lại để đạt các mục tiêu, bảo đảm thực chất. Thủ tướng lưu ý việc gì được phép thì làm ngay, không để tồn đọng, kéo dài, trừ những bộ, ngành phải có ý kiến của Trung ương và Quốc hội.

Thủ tướng nhấn mạnh những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì tiếp tục lắng nghe, thảo luận để tạo sự đồng thuận cao, trước hết trong Chính phủ, khuyến khích thảo luận để tìm giải pháp tốt nhất.

Tại phiên họp này, Chính phủ sẽ xem xét, cho ý kiến về: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật đầu tiên của năm 2025 nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương lớn của Đảng, xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược, là “đột phá của đột phá”.

Nêu rõ tinh thần “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh”, Thủ tướng kỳ vọng sẽ khơi thông mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng.

Theo Thủ tướng Chính phủ, 7 dự án luật, nghị quyết được thảo luận tại phiên họp rất quan trọng liên quan vấn đề tổ chức, bộ máy, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương bảo đảm “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.

Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, làm từ trên xuống dưới và cả dưới lên trên, Thủ tướng cho biết “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”, “vừa chạy vừa xếp hàng”. Tại phiên họp, Thủ tướng lưu ý không để gián đoạn công việc, mô hình tổ chức mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn, người dân được hưởng thụ nhiều hơn thành quả này.

Yêu cầu bỏ tư duy “không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản”, Thủ tướng cho rằng phải quán triệt tư duy ai làm tốt nhất thì giao người đó. Đặc biệt, nội dung nào đã cấm thì đưa vào luật, nội dung nào không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp được phép làm và có không gian sáng tạo, đổi mới.



Nguồn: https://nld.com.vn/thu-tuong-bo-noi-vu-da-lam-ngay-lam-dem-trong-viec-tinh-gon-bo-may-196250107110111859.htm

Cùng chủ đề

Nâng cao vị thế Việt Nam

(NLĐO) - Tổng kết Nghị quyết 18 là đặc biệt hệ trọng; Nâng cao vị thế Việt Nam... là các thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 24-1 ...

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu phát biểu của Tổng Bí thư.

Đại diện chủ sở hữu 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước được chuyển giao về Bộ Tài chính

(NLĐO)- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ được chuyển giao về Bộ Tài chính ...

Xử lý vấn đề chưa dự liệu được hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Doanh nghiệp muốn làm rõ nội dung xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa dự liệu được hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy trong Dự thảo Nghị quyết quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Xử lý vấn đề chưa dự liệu được hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máyDoanh nghiệp muốn làm rõ nội dung xử lý các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Czech, Thụy Sĩ

Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 15-23/1. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng lực bước vào kỷ nguyên mới

Để tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các công trình giao thông, địa phương cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ...

Nhật Khánh – Quán quân “Theo dấu thần tượng” hóa thân Thổ địa “Táo quân”

(NLĐO) - Ngoài tài ca diễn, Nhật Khánh còn thành thạo 7 loại nhạc cụ dân tộc và tích cực quảng bá Đờn ca tài tử Nam Bộ tại trường học. ...

Giúp nhau cùng có Tết an vui

Bước vào năm mới, người dân cả nước, đặc biệt là TP HCM - trung tâm kinh tế lớn của đất nước, đều có chung niềm kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ ...

Giá vàng hôm nay, 24-1: Quay đầu giảm nhẹ

(NLĐO) – Sau nhiều ngày tăng nóng, giá vàng hôm nay bắt đầu hạ nhiệt khi nhà đầu tư bán chốt lời, chứng khoán Mỹ trở nên hấp dẫn ...

Phong phú, đa dạng giải trí ngày Tết

Công chúng có nhiều chọn lựa nhu cầu giải trí ngày Tết tại nhà hay ở các rạp chiếu phim, sân khấu và các hoạt động văn hóa nghệ thuật công cộng ...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Việt Nam có thể làm chủ công nghệ về đường sắt tốc độ cao!

Để tránh “đẽo cày giữa đường” với đường sắt tốc độ cao cần phân tích, đánh giá toàn diện, khoa học, bài bản và then chốt “nút thắt” từ công nghệ! Việt Nam có thể làm chủ công nghệ! Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD được xem là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước, có vai...

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

(Dân trí) - Sau gần 5 tháng giữ cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII. Trước đó, ông có hơn một năm làm Phó Thủ tướng. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-bi-thu-trung-uong-dang-tran-luu-quang-20250123103626669.htm

Tổng lực bước vào kỷ nguyên mới

Để tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các công trình giao thông, địa phương cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ...

Gương mặt Việt nổi bật ‘Forbes’ Mỹ 2025: Tôi là nhà sản xuất phim người Việt Nam

Lập nghiệp trong ngành truyền thông ở Mỹ là một quyết định táo bạo của Nguyễn Siêu, nhà làm phim người Việt duy nhất làm việc ở HBO, người có tên trong danh sách "30 under 30" Forbes Mỹ ngành tiếp thị/quảng cáo. Nhà làm phim người Việt duy nhất ở HBO Tháng 12.2024, tạp chí Forbes của Mỹ đã công bố danh sách "30 under 30" (30 người trẻ tuổi dưới 30) bắc châu Mỹ (North America) của 20 lĩnh vực....

Hà Nội tăng cường kiểm tra việc xử lý phản ánh, kiến nghị trên iHanoi

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 23/1 về việc kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn TP. Theo đó, kế hoạch nhằm tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm” và “Hành chính...

Mới nhất

Ngân hàng không nghỉ Tết

Nhờ ứng dụng số hóa, nhiều ngân hàng đã hoạt động xuyên lễ, Tết, không để gián đoạn dịch vụ. Trong đó, ngân hàng số và các điểm giao dịch số đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho khách hàng. Quan sát xu hướng thanh toán và các...

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp đang đối mặt với nhu cầu tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Bitrix24 CRM đã trở thành công cụ đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả vận hành.

Giới trẻ tấp nập check in đường hoa Tết ở ‘khu nhà giàu’ TPHCM

TPO - Chưa đến giờ khai mạc nhưng từ trưa, nhiều bạn trẻ đã đến chụp ảnh cùng linh vật năm Ất Tỵ tại tuyến đường nối thẳng đến cầu Ánh Sao trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TPHCM). Đường hoa với nhiều tiểu cảnh rực rỡ, mở cửa đón khách từ 23/1 đến 1/2. Cổng Nghinh xuân với sắc đỏ,...

Hà Nội thông xe tạm tuyến đường 700 tỷ đồng để phục vụ người dân đi lại ngày Tết

Đường Lê Quang Đạo kéo dài chính thức thông xe tạm đoạn tuyến dài 1,9 km, từ nút giao Đại lộ Thăng Long đến nút giao Đại Mỗ. Việc đưa vào khai thác tạm đoạn đường trên sẽ giảm...

Đã có ngày chính xác chấm dứt duyên nợ, tổ chức y tế toàn cầu đang “suy sụp”?

Ngày 23/1, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ ngày 22/1/2026 sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo về quyết định này.

Mới nhất