Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?

Vì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?

THỨC KHUYA HOÀN THÀNH “DEADLINE”

Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hoạt động học tập của học sinh (HS) không chỉ dừng lại ở học lý thuyết hay làm bài tập mà còn cả thí nghiệm, trò chơi, dự án nghiên cứu… Sau giờ học ở trường, ban đêm là thời điểm để HS hoàn thành các deadline (hạn cuối) của những hoạt động học tập trên.

Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), cho hay em gần như thức khuya mỗi ngày trong thời gian hoàn thành dự án liên môn lịch sử. “Trong dự án này, em và các bạn tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, chọn lọc thông tin, sau đó thiết kế thành ấn phẩm và trình bày ý tưởng. Em và các bạn có một tháng để chuẩn bị. Vì tụi em học cả ngày nên những buổi họp thường diễn ra lúc khuya”, Hoàng nói.

Vũ Đức Anh, HS Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết em thức đến 0 giờ để tự học các kỹ năng, bổ trợ cho môn học trên lớp. “Một số hoạt động như thuyết trình, sân khấu hóa, thiết kế tranh ảnh… yêu cầu kỹ năng thiết kế hay nhiếp ảnh. Để thành thạo, em dành nhiều thời gian tự học trên mạng và tự luyện tập. Tuy có mệt và thiếu ngủ nhưng em thấy xứng đáng vì bản thân phát triển thêm kỹ năng mới”, Anh bày tỏ.

Vì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?- Ảnh 1.

Vì thường thức khuya nên trong giờ ra chơi, có học sinh tranh thủ ngủ bù để lấy sức

Sau hai buổi học ở trường, Ngô Gia Huy, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức, TP.HCM), tham gia thêm các hoạt động của câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa. “Em có nhiều việc phải làm trong buổi tối nên đến tận khuya mới có thời gian học bài. Thành ra em phải ngủ muộn thì mới kịp hoàn thành bài vở”, Huy cho biết.

DỄ BỊ CUỐN VÀO MẠNG XÃ HỘI

Vũ Thị Mai Ngân, sinh viên (SV) khoa Chăn nuôi thú y, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nhận xét ban đêm là thời điểm làm việc hiệu quả nhất. “Mình có thói quen dành một khoảng thời gian đủ dài thực hiện công việc. Khi đó mình mới có đủ sự tập trung để hoàn thành. Vậy nên ban đêm là thời điểm lý tưởng để chạy deadline vì mình không bị những thứ khác chi phối như việc làm thêm, sinh hoạt…”, Ngân nói.

Tuy vậy, thỉnh thoảng Ngân vẫn bị xao nhãng khi làm việc ban đêm. “Mình cảm thấy đêm còn dài nên làm chuyện khác như lướt mạng xã hội, xem video ngắn… Thành ra có những hôm mình không kịp hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù vậy, một khi xác định thức khuya thì mình sẽ ráng làm cho xong, trừ một số việc quá nhiều thì sẽ tranh thủ vào ban ngày của những ngày sau”, Ngân cho hay.

Tương tự, Lê Hữu Bảo Thy, HS lớp 11A13 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), cũng xao nhãng vì bị cuốn vào nội dung trên mạng xã hội. “Trong 8 tiếng học ở trường, em không được sử dụng điện thoại. Đến khi ngồi vào bàn học ở nhà buổi tối, em tranh thủ dùng điện thoại để cập nhật tin tức hay giải trí. Nhưng vì mải lướt nội dung mà em quên đi bài vở”, Thy thừa nhận.

Đặng Cẩm Tú, SV khoa Tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), tâm sự: “Những video ngắn trên TikTok hay Instagram thường rất thu hút. Mình có nỗi sợ bỏ lỡ thông tin (được gọi là FOMO – fear of missing out) trên mạng xã hội nên thường lướt quá giờ ngủ”. Ngoài sử dụng mạng xã hội, Tú thức đến 2 – 3 giờ sáng để học bài với lý do “không an tâm đi ngủ nếu chưa xong việc”. Với Tú, việc thức khuya rất khó bỏ. “Nhịp sinh học của mình bị lệch hẳn so với thông thường, rất khó điều chỉnh. Ngoài ra, mình cũng bị mất ngủ trong thời gian dài nên không thể thay đổi thói quen ngay được”, Tú nói.

Vì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?- Ảnh 2.

Nhiều học sinh thiếu ngủ

ảnh minh họa: ngọc dương

THỨC KHUYA ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ

Thạc sĩ – bác sĩ Bùi Diễm Khuê, Phó chủ tịch Chi hội Bệnh lý mất ngủ VN, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nhận định thức khuya ảnh hưởng nhịp sinh học của cơ thể. “Các hormone trong cơ thể đều có thời điểm để đạt hiệu quả tối ưu. Đơn cử, hormone tăng trưởng, cortisol và các hormone điều hòa ăn uống tiết ra đúng giờ thì mới giúp cơ thể phát triển tốt và có tinh thần ổn định. Bên cạnh đó, các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, phổi… cần thời gian nghỉ ngơi. Nếu mình thức khuya, các hormone hay các cơ quan nội tạng không ở đúng chu trình thông thường, làm cho cơ thể mình hồi phục kém đi”, bác sĩ Khuê thông tin.

Giả sử bạn thường ngủ lúc 1 giờ thì trong tuần kế tiếp, hãy đặt mục tiêu ngủ lúc 0 giờ 30. Cứ mỗi hai ba ngày, các bạn ngủ sớm hơn 15 phút, để sau một tuần thì đạt được mục tiêu.

Thạc sĩ – bác sĩ Bùi Diễm Khuê

Bên cạnh ảnh hưởng đến nhịp sinh học, thức khuya có thể là tác nhân ảnh hưởng đến tâm lý của HS, SV. Bác sĩ Khuê cho biết: “Thức khuya có thể là nguyên nhân và cũng có thể là hệ quả của vấn đề tâm lý. Khi thức khuya, cấu trúc giấc ngủ sẽ rối loạn và không ổn định, trong khi giấc ngủ rất quan trọng để giúp não bộ xử lý cảm xúc. Do vậy, thức khuya làm cho chức năng hồi phục về tâm lý bất ổn”.

Còn trong trường hợp thức khuya là hệ quả, bác sĩ Khuê nêu khi có vấn đề tâm lý, con người tìm đến những hoạt động khác để làm như lướt mạng xã hội, cố gắng hoàn thành bài tập… Điều này vô tình làm trễ nhịp sinh học do vấn đề tâm lý đó gây ra. Bên cạnh đó, những bạn có rối loạn về tâm thần thì có thời gian biểu bị ảnh hưởng theo. “Tùy vào vấn đề gốc là thức khuya hay vấn đề tâm lý thì sẽ có cách điều chỉnh cho phù hợp”, bác sĩ Khuê chia sẻ.

ĐỂ THAY ĐỔI THÓI QUEN THỨC KHUYA

Theo bác sĩ Khuê, về mặt sinh học, lứa tuổi HS, SV có xu hướng ngủ trễ hơn so với những lứa tuổi khác, đơn cử như trung niên. “HS, SV thường ngủ trễ khoảng 30 phút – 1 tiếng so với các nhóm khác vì các bạn có nhịp sinh học trễ hơn. Dù đây là sự phát triển tự nhiên nhưng nếu bạn chiều theo nhu cầu thức khuya và ngày càng ngủ trễ thì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Não bộ cần thời gian nghỉ ngơi, nên ngay cả khi bạn thấy làm việc ban đêm hiệu quả, bạn sẽ dần mất sự tỉnh táo và độ tập trung mà không hay biết. HS, SV cần đặt ra giới hạn khi làm việc vào ban đêm”, bác sĩ Khuê nói.

Vì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?- Ảnh 3.

Bác sĩ Bùi Diễm Khuê

Cũng theo bác sĩ Khuê, không dễ để bỏ thói quen thức khuya, tuy nhiên các bạn có thể điều chỉnh giờ ngủ sớm hơn 30 phút mỗi tuần. “Giả sử bạn thường ngủ lúc 1 giờ thì trong tuần kế tiếp, hãy đặt mục tiêu ngủ lúc 0 giờ 30. Cứ mỗi hai ba ngày, các bạn ngủ sớm hơn 15 phút, để sau một tuần thì đạt được mục tiêu”, bác sĩ Khuê chia sẻ.

Để điều chỉnh nhịp sinh học nhanh hơn, bác sĩ Khuê lưu ý về yếu tố ánh sáng: “Phòng càng sáng thì càng tỉnh táo. Bạn hãy giảm ánh sáng đến mức tối thiểu, tắt các thiết bị ít nhất 30 phút trước khi ngủ để không bị kích thích cả về ánh sáng và trí não”.

Bên cạnh đó, bác sĩ Khuê lưu ý nên tránh sử dụng những thức uống như trà, cà phê, nước tăng lực… vì có chứa caffeine, tác dụng gây tỉnh táo sẽ kéo dài 6 – 8 tiếng sau khi uống. Theo bác sĩ Khuê, việc cố định giờ thức dậy vào buổi sáng mỗi ngày, kể cả cuối tuần và hạn chế ngủ buổi chiều sẽ giúp HS, SV đi ngủ dễ dàng hơn vào buổi tối.

Có hiện tượng học sinh thường ngủ gật trong lớp

Một giáo viên chủ nhiệm ở Q.3 (TP.HCM) ghi nhận hiện nay có tình trạng HS mệt mỏi, thiếu năng lượng và ngủ gật trong lớp. “Đây là dấu hiệu cho thấy HS có thể đang gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, thói quen sinh hoạt, hoặc áp lực học tập. Nhà trường luôn cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoại khóa vào những dịp thoải mái để đảm bảo HS không phải thức khuya chuẩn bị”, giáo viên này nhận xét.

Nam giáo viên cũng chia sẻ thêm: “Thầy cũng thường sinh hoạt với HS về tầm quan trọng của giấc ngủ để duy trì sức khỏe và hiệu quả học tập. Với những em thường xuyên ngủ gật trong lớp, thầy sẽ trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu về lịch sinh hoạt của HS và có sự hỗ trợ kịp thời”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/vi-sao-hoc-sinh-sinh-vien-ngay-cang-thuc-khuya-185250106195518857.htm

Cùng chủ đề

Quy định mới nhất về những trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập

Không chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định. Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để lo được đầy đủ học phí và những chi phí liên quan đến học tập của con không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các em rất cần đến sự hỗ trợ để có thể đến trường.Điều 18, Nghị định 81/2021 của Chính...

Sinh viên ăn tết ấm lòng vì được lì xì, tặng gạo, bình hoa, vé tàu…

Những phần quà kèm phong bao lì xì từ lãnh đạo trường và thầy cô khiến hàng trăm sinh viên dù về quê ăn tết hay ở lại đều cảm thấy ấm lòng. ...

33 học sinh nghi ngộ độc thuốc diệt chuột hiện ra sao?

Ngày 23/1, Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang cho biết, 33 học sinh trường Tiểu học Phú Lâm nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe ổn định. ...

Giảm áp lực cho nhà trường, học sinh

Trước tình trạng một số trường “ép” phụ huynh đăng ký không cho con thi vào lớp 10 THPT, từ năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quyết định tính điểm trung bình kỳ thi vào lớp 10 để xét thi đua của các địa phương và các nhà trường theo hướng xếp hạng theo tổng điểm/số học sinh tốt nghiệp THCS. ...

Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy “cháu là học sinh, vì một lần lỡ dại”

(Dân trí) - Người đàn ông tại Quảng Trị phát hiện cháu bé 5 ngày tuổi bị để trước cổng nhà kèm tờ giấy viết vội mấy dòng: "Mong gia đình nhận con cháu làm con nuôi. Cháu là học sinh, vì một lần lỡ dại..." Tối 22/1, lãnh đạo UBND xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết đã bàn giao bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn cho ông N.T.M. (trú tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Mẹo diện áo len cardigan xinh ngất ngây dịp tết

Áo len cardigan ngày càng được các nhà mốt chăm chút sáng tạo để trở nên mới mẻ,...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh Việt Nam, Trần Tố Uyên (sinh năm 1997, đồng sáng lập, giám đốc quốc gia của STEAM for Vietnam) cùng...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Vũ Minh Đức (học sinh lớp 12 Toán 2, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh) vỡ...

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

Trường Đại học Thủ Dầu Một hoàn trả 21 tỷ đồng học phí thu sai

Trường Đại học Thủ Dầu Một ở Bình Dương đã trả lại số tiền khoảng 21 tỷ đồng học phí thu sai cho hơn 10.000 sinh viên, trong vụ thu sai 37 tỷ đồng. Hôm nay (24/1), Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho biết đã hoàn tất các thủ tục và xác định danh sách sinh viên được hoàn trả phần học phí thu vượt liên quan đến tín chỉ thực hành. Theo nhà trường, đến nay hơn...

Mới nhất

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine –...

Hải quan cam kết mục tiêu ‘Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng’

(PLVN) - Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn chủ đề của ngày Hải quan quốc tế 2025 là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng”. 24/01/2025 14:34 Công tác hợp tác quốc tế luôn được Tổng cục Hải quan chú trọng. (Ảnh minh họa: HP) ...

“Full time” buôn bán tại chợ hoa độc đáo ở TP.HCM

Để phục vụ nhu cầu của người dân, các tiểu thương tại chợ hoa "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông mở cửa, buôn bán xuyên đêm. ...

Mới nhất