Trang chủDi sản"Giải mã cuộc sống": Thành nhà Hồ - từ truyền thuyết tới...

“Giải mã cuộc sống”: Thành nhà Hồ – từ truyền thuyết tới hiện thực

Thành nhà Hồ nổi tiếng vì gắn liền với giai đoạn cho dù ngắn ngủi nhưng đầy biến động trong lịch sử của nước ta, cho tới nay vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn.

Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn, xen kẽ là những huyền tích.

Công cuộc rời đô cấp bách, Thành nhà Hồ được xây dựng trong khoảng thời gian không tưởng với khối lượng công việc đồ sộ. Để xây dựng Thành nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã cho người đào đắp tới 80.000 mét khối đất, khai thác vận chuyển, lắp đặt từ 20.000 – 25.000 mét khối đá phiến. Một công trình kiến trúc lớn như vậy phải hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn và gấp gáp bởi lúc này, quân Minh đã lăm le xâm lược nước ta.

Giải mã cuộc sống: Thành nhà Hồ - từ truyền thuyết tới hiện thực - Ảnh 1.

Cho tới hiện tại, vẫn còn vô số bí ẩn về quá trình xây dựng thành bị vùi sâu bên trong những đoạn tường đã mọc đầy cây bụi hay bị chôn chặt dưới chân thành. Và những cuộc khảo cổ cho tới nay mới hé lộ phần nào những bí ẩn đó. Dù vậy, vẫn có những bí ẩn đã trở thành giai thoại…

Đền thờ nàng Bình Khương

Giải mã cuộc sống: Thành nhà Hồ - từ truyền thuyết tới hiện thực - Ảnh 2.

Đền thờ nàng Bình Khương thuộc làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc gắn liền với lịch sử hình thành kinh đô triều Hồ. Đây cũng chính là di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ nhà được UNESCO vinh danh.

Có một đoạn tường thành không hoàn chỉnh tồn tại hàng trăm năm qua gắn liền với câu chuyện nàng Bình Khương gieo mình vào đá để chết theo chồng là một trong những bí ẩn có sức ám ảnh ghê gớm đã vẽ lên một phần lịch sử kiến tạo tòa thành đá. So với ba bức tường thành còn lại, bức phía Đông có lẽ là bức tường thành còn giữ được tương đối nguyên vẹn hình dáng, cấu trúc, vật liệu, chiều cao. Suốt hơn 600 năm, đoạn tường này vẫn sừng sững như không chịu bất kì sự mài mòn nào của thời gian.

Giải mã cuộc sống: Thành nhà Hồ - từ truyền thuyết tới hiện thực - Ảnh 3.

Thế nhưng, có một đoạn tường thành ngắn khắc hẳn với chính thể kết cấu bức tường. Đây được coi là đoạn tường oan nghiệt nơi bắt đầu tấn bi kịch oan khuất. Truyền thuyết là như vậy nhưng sự tôn kính của người dân địa phương với nàng Bình Khương lại là thực tế. Nhang khói trong đền chưa bao giờ nguội lạnh và lòng tin của họ có cơ sở hơn khi ngôi đền được trùng tu.

Có thể truyền thuyết luôn gắn liền với một sự kiện lịch sử nào đó cũng thường thấy trong thực tế. Câu chuyện xây thành nhà Hồ cùng cái chết của vợ chồng nàng Bình Khương cũng không ngoại lệ. Dưới góc nhìn của các nhà nghiến cứu văn hóa cũng lý giải được một phần sự liên kết giữa truyền thuyết và sự kiện trong lịch sử này.

Đôi Rồng đá cụt đầu

Giải mã cuộc sống: Thành nhà Hồ - từ truyền thuyết tới hiện thực - Ảnh 4.

Tại khu vực trung tâm thành nhà Hồ hiện còn tồn tại một đôi rồng đá. Đây là một chứng cứ quý giá còn sót lại trong nội thành Thành nhà Hồ. Đôi Rồng có chiều dài 3,8m – là đôi tượng rồng lớn nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam được phát hiện.

Đôi Rồng được chạm khắc tinh xảo bằng đá xanh nguyên khối, thân thon nhỏ dần về phía đuôi uốn 7 khúc, có vảy phủ kín thân. Rồng có 4 chi, mỗi chi có 3 móng.Các khoảng trống dưới bụng và ô tam giác ghép thành bậc đều được chạm hoa cúc, móc hoa lượn mềm, tỉ mì.

Trong lịch sử mỗi vương triều nhà nước phong kiến Việt Nam đều có con rồng là biểu trưng. Mỗi thời đều có cách nhận biết riêng và rồng nhà Hồ cũng vậy. Khi nghiên cứu về hình thái đôi rồng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những giả thuyết lý giải sự tồn tại của chúng.

Giải mã cuộc sống: Thành nhà Hồ - từ truyền thuyết tới hiện thực - Ảnh 5.

Điều đặc biệt ở đây là đôi rồng đá không còn nguyên vẹn mà bị mất đầu. Xung quanh vấn đề này vẫn còn là một bí ẩn, là nguyên nhân cho nhiều lời đồn đoán lan truyền trong dân gian. Nhiều người kể giai thoại về rồng phun lửa và bị người dân phá đầu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều phủ nhận truyền thuyết này.

Trong quá trình khai quật, Trung tâm Di sản Thành nhà Hồ cũng đã phát hiện một số con vật khác bị mất đầu như con nghê đá. Trên thực tế, từ vị trí phát hiện đôi rồng, những bí ẩn khác lại dần hé lộ khi các cuộc khảo cổ được tiến hành. Mặc dù không toàn vẹn nhưng đôi rồng đá cũng là cơ sở để các nhà khảo cổ học nhận định về những công trình thành nhà Hồ đã từng tồn tại.

Nguồn: https://vtv.vn/doi-song/giai-ma-cuoc-song-thanh-nha-ho-tu-truyen-thuyet-toi-hien-thuc-20221209133744096.htm

Cùng chủ đề

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Dân trí) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chi-tiet-30-diem-ban-phao-hoa-o-ha-noi-dip-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-20250123223710855.htm

Inventec Technology nhận sổ đỏ, chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh

N&G Corp. đã bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty TNHH Inventec Technology (Việt Nam). Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minhN&G Corp. đã bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty TNHH Inventec Technology...

Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn

Để kênh phát hành trái phiếu ra công chúng hấp dẫn hơn, rút ngắn thời gian phát hành và niêm yết là một “chìa khoá”. Đó là quan điểm của ông Nghiêm Xuân Huy-Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VNSC trong trao đổi mới đây với Báo Đầu tư. Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơnĐể kênh phát hành trái phiếu ra công chúng hấp...

Cặp linh vật rắn của tình hữu nghị Việt Nam – Lào

Dù chưa chính thức đón khách, cặp linh vật rắn ở thị trấn biên giới Lao Bảo được nhiều người địa phương trầm trồ, khen ngộ nghĩnh, dễ thương. ...

Nhà ông bà không có WiFi, con không thích về quê ăn Tết

"Vé máy bay tôi đã mua rồi, chỉ còn một ngày nữa là bay về quê. Nhưng đến hôm nay mà hai con gái của tôi vẫn giữ nguyên ý định không về quê ăn Tết". Để các con không ngại khi về quê...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tháp Bà Ponagar được vinh danh Di tích Quốc gia Đặc biệt

Khu di tích Tháp Bà Ponagar chính thức được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt. Tháp Bà Ponagar. Theo Quyết định số 152 (17-1-2025) của Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Thông tin được ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, cho biết ngày 19/1. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với di sản văn hóa Chăm Pa. Cùng với Tháp Bà Ponagar, đợt xếp hạng lần thứ...

Kiến trúc độc đáo của thành nhà Hồ

Cổng phía Nam của thành nhà Hồ VTV.vn - Với kỹ thuật xây dựng độc đáo, năm 2011, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Thành nhà Hồ là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. Năm 2011, UNESCO công nhận thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng...

Quảng Bình: Đón nhận thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Quảng Bình: Đón nhận thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia VTV.vn - Nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với "Lễ hội Rằm tháng Ba Minh Hóa". Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, nơi đây còn được biết đến là quê hương của "chè xanh, mật...

Đã có giải pháp trùng tu di tích Mỹ Sơn

Các nhà khoa học, khảo cổ học trong và ngoài nước đã đưa ra kết luận quan trọng trong việc tìm ra giải pháp và chất liệu, phục vụ công tác trùng tu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam. Năm 2003, Việt Nam đã phối hợp với UNESSCO và Italy thực hiện dự án nghiên cứu, tìm ra cách trùng tu tối ưu nhất đối với quần thể di sản Mỹ Sơn. Đến nay, dự án nghiên cứu đã vào...

Ngắm diện mạo mới của Chùa Cầu (Hội An) sau gần 2 năm trùng tu

Sau gần 2 năm trùng tu, sửa chữa, di tích Chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) đã khoác lên mình tấm áo mới, thu hút sự quan tâm của du khách khi đến phố cổ Hội An. Chùa Cầu (tên khác là cầu Lai Viễn) là công trình kiến trúc duy nhất của người Nhật còn sót lại trên mảnh đất phố cổ Hội An (Quảng Nam) ngày nay. Đây được xem là biểu tượng gạch nối "giữa...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

La liệt cụ “lão mai”, cây mai vàng cổ thụ “ngồi” phát giá tiền tỷ tại một chợ Đà Nẵng, cảnh đìu hiu

Chợ hoa Tết Đà Nẵng quy tụ những cây mai vàng trăm tuổi giá tiền tỷ đến từ những nhà vườn tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. ...

Ca sĩ Anh Thơ, Lê Anh Dũng gây xúc động khi hát ‘Biển trời quê hương’

Ca sĩ Anh Thơ, Lê Anh Dũng gây xúc động khi hát 'Biển trời quê hương', tác phẩm mang đến những giai điệu giàu cảm xúc về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người xứ Thanh. Ngay sau khi nhận được bản nhạc Biển trời quê hương - sáng tác mới nhất chào Xuân Ất Tỵ của Tiến sĩ,...

Ngân hàng không nghỉ Tết

Nhờ ứng dụng số hóa, nhiều ngân hàng đã hoạt động xuyên lễ, Tết, không để gián đoạn dịch vụ. Trong đó, ngân hàng số và các điểm giao dịch số đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho khách hàng. Quan sát xu hướng thanh toán và các...

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp đang đối mặt với nhu cầu tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Bitrix24 CRM đã trở thành công cụ đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả vận hành.

Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi - Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025. Chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), UBND TP Hà Nội đề nghị các...

Mới nhất

Đón Tết ở nhà giàn DK1