Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLương thấp, nhân viên trường học mong được gỡ khó

Lương thấp, nhân viên trường học mong được gỡ khó

Là viên chức trong ngành giáo dục – đào tạo nhưng không phải là giáo viên nên không được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên…, nhiều nhân viên trường học có mức lương eo hẹp, đời sống rất khó khăn.

LÀM 10 NĂM, LƯƠNG GẦN 8 TRIỆU ĐỒNG

Có bằng cử nhân sư phạm vật lý, sau 3 lần thi viên chức (2 lần thi vào vị trí giáo viên (GV) nhưng không đậu), chị H.N (37 tuổi) trúng tuyển làm nhân viên thiết bị trường học tại một trường THPT ở TX.Tân Châu (An Giang) và công tác tại đây đã được 10 năm. Chị H.N cho biết mình kiêm nhiệm thêm vai trò thủ quỹ, đầu năm học còn hỗ trợ thu tiền bảo hiểm y tế của học sinh (HS); hằng tháng chị được hưởng phụ cấp 25%. Tuy nhiên, chị H.N cho biết khoản phụ cấp này tùy thuộc vào tài chính nội bộ của từng trường. Nhiều người bạn của chị cũng là nhân viên thiết bị trường học ở trường khác không có phụ cấp; nếu phụ trách thiết bị trường học các môn vật lý – hóa học – sinh học thì được phụ cấp độc hại bằng 0,2 lương cơ bản.

Lương thấp, nhân viên trường học mong được gỡ khó- Ảnh 1.

Bác sĩ Huỳnh Trung Tuần, nhân viên y tế trường học tại Q.11 (TP.HCM) tham gia tuyến đầu chống dịch Covid-19. Nhân viên trường học do không có phụ cấp như giáo viên nên đời sống còn nhiều khó khăn

“Ngày mới ra trường đi làm lương tôi hơn 2 triệu đồng/tháng”, chị H.N cho biết. Khi đã là viên chức 10 năm, hệ số lương của chị là 3,34; từ ngày 1.7.2024 được tăng lương cơ sở nên lương cơ bản của chị được hơn 7,8 triệu đồng. Tính cả các phụ cấp, tổng thu nhập một tháng của chị vào khoảng 9,5 triệu đồng. Nhà cách xa trường 40 km, có cha mẹ già cần phụng dưỡng, chị H.N chưa lập gia đình nên số tiền này chỉ vừa đủ để chị nuôi sống bản thân và gửi về chăm sóc cha mẹ. Ngoài ra, chị cũng đang học văn bằng 2 ngành kế toán của một trường ĐH.

“Nhiều đồng nghiệp mà tôi biết không có khoản phụ cấp 25%, chỉ có lương cơ bản, tức là mới ra trường được 4.914.000 đồng/tháng, làm tới 10 năm được khoảng 7,8 triệu đồng/tháng (chưa trừ bảo hiểm xã hội). Những bạn có gia đình, chồng con, phải đi thuê nhà trọ thì cuộc sống rất khó khăn. Nhiều bạn ngoài giờ làm việc ở trường phải về nhà làm ruộng, bán hàng online kiếm thêm thu nhập. Nhiều người cũng chờ đợi khi có đợt tuyển viên chức GV thì thi tuyển để được làm GV có thu nhập cao hơn vì được tính phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên. Có bạn đã nghỉ việc, chuyển hẳn sang nghề khác vì lương thấp quá”, chị H.N kể.

“Mỗi vị trí việc làm trong trường học đều quan trọng và đều cần sự nỗ lực. Chúng tôi rất mong Bộ GD-ĐT quan tâm, đề xuất và tăng phụ cấp công việc cho nhân viên trường học, để mọi người sống được với nghề”, chị nói.

Cô K.C, nhân viên thư viện một trường THPT tại An Giang, cũng chia sẻ với PV Báo Thanh Niên: “Tôi vào nghề đã 15 năm, tính đến nay lương nhân viên thư viện như tôi là thấp nhất so với GV ra trường cùng lượt với mình, dù chúng tôi làm việc xuyên suốt từ thứ hai tới thứ sáu, luôn có mặt trong các hoạt động được phân công. GV có phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên nghề, còn nhân viên chỉ được hưởng lương chính thức, đối với nhân viên thư viện có thêm phụ cấp độc hại nhưng không đáng kể (từ 0,1 tới 0,2)”.

Theo bảng lương của nhân viên thư viện hạng IV, mới ra trường có hệ số lương 1,86 tương đương với mức lương 4.352.400 đồng/tháng. Nhân viên thư viện hạng IV làm 15 năm, nếu ở bậc 6, sẽ có lương 6.692.400 đồng/tháng.

Cô K.C cho hay cô đã lập gia đình, có 2 con, với đồng lương này thì cuộc sống rất chật vật, chỗ làm còn cách xa nhà tới 17 km. “Lương chỉ đủ nuôi bản thân, nhín chút mua sữa cho con, còn lại phải nhờ ba mẹ, nhờ chồng. Tôi rất muốn học lên cao, lấy bằng đại học để được thăng hạng từ nhân viên thư viện hạng IV lên hạng III nhưng học phí đang gấp đôi lương…”, cô nói.

Lương thấp, nhân viên trường học mong được gỡ khó- Ảnh 2.

Nhân viên y tế trường học nắm giữ trách nhiệm lớn trong chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ học sinh, giáo viên, nhân viên trường học

TRÁCH NHIỆM NẶNG NỀ, MONG ĐÃI NGỘ TƯƠNG XỨNG

Bác sĩ Huỳnh Trung Tuần, nhân viên y tế trường học công tác tại Q.11 (TP.HCM), cho biết nhân viên y tế trường học nắm giữ trách nhiệm lớn trong chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ HS, GV, nhân viên trường học. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19, lực lượng nhân viên y tế trường học cũng tham gia tuyến đầu chống dịch. Trước khi HS đến trường đi học trở lại, nhân viên y tế trường học phụ trách các nhiệm vụ như khử khuẩn môi trường, test, cách ly học sinh nhiễm bệnh, phòng chống dịch bệnh…

Tuy nhiên, nhiều đơn vị còn có tâm lý xem nhẹ vai trò của nhân viên y tế trường học và cho rằng vị trí này kiêm nhiệm cũng được. Theo bác sĩ Tuần, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vào các ngày thường, nếu trường học có bếp ăn bán trú, nhân viên y tế trường học phải có mặt từ 5 giờ 30, kiểm tra khâu tiếp phẩm xem thực phẩm đã đảm bảo an toàn vệ sinh hay chưa. Trong giờ làm việc, không chỉ là người trực y tế, xử lý các tai nạn xảy ra trong trường, nhân viên y tế còn đi kiểm tra an toàn trường học, phòng tránh nguy cơ mất an toàn từ thiết bị, đồ dùng, cây xanh… trong trường; nhắc nhở HS ngồi học đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống, cận thị; tránh nô đùa nguy hiểm…

“Đặc biệt, khi có tai nạn xảy ra, như HS bị hóc, sặc thức ăn, đồ chơi, hoặc té ngã, chấn thương ở trường, nhân viên y tế trường học chuyên trách – người được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn, được tập huấn thường xuyên – sẽ có đủ sự bình tĩnh, sơ cứu nhanh chóng, chính xác trong lúc chờ xe cấp cứu đến, đảm bảo an toàn tính mạng cho HS, hạn chế tối đa những tai biến sau này. Ví dụ như HS bị hóc, sặc, nếu không đủ chuyên môn để sơ cứu, thông đường thở cho trẻ mà lại bế thốc đi bệnh viện thì trẻ bị lỡ mất thời gian vàng để cứu sống. Hoặc HS bị chấn thương cột sống do té ngã nhưng sơ cứu không đúng cách sẽ làm tổn thương nặng hơn, có thể khiến HS phải ngồi xe lăn suốt đời. Như người ta nói “nuôi quân 3 năm sử dụng 1 giờ” là như vậy”, bác sĩ Tuần nói.

Hiện nay, theo quy định, nhân viên y tế trường học được phụ cấp ưu đãi nghề tối đa là 20% (thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định). Nhân viên thiết bị trường học, thư viện nếu được phụ cấp độc hại sẽ là 0,1- 0,2. Nhân viên thủ quỹ được phụ cấp 0,1. Nhân viên kế toán, văn thư, công nghệ thông tin không có phụ cấp, chỉ hưởng lương theo ngạch bậc. TP.HCM có một số ưu đãi đặc thù như Nghị quyết 08 chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức, còn ở các tỉnh thành không có khoản tiền này nên đời sống nhân viên trường học rất chật vật.

Do đó, bác sĩ Tuần nhấn mạnh quan điểm cần tăng các khoản phụ cấp cho nhân viên y tế trường học nói riêng và nhân viên trường học nói chung. Điều này mang tính nhân văn và giúp thu hút nhân lực giỏi vào ngành giáo dục – đào tạo, giúp ích cho HS và thúc đẩy sự phát triển chung của ngành. (còn tiếp)

Làm thêm tạp vụ để đủ tiền nuôi con

Có bằng y sĩ, cô L.Đ đang là nhân viên y tế hợp đồng của một trường THCS tại Q.8, TP.HCM. Tính cả lương, tiền hỗ trợ công tác bán trú,

căn tin…, mỗi tháng thu nhập của cô L.Đ vào khoảng 7,9 triệu đồng dù khối lượng công việc rất nhiều. Để đủ tiền trang trải cho 2 con ăn học, các buổi tối cô đi làm dọn dẹp vệ sinh, kiếm thêm 4 triệu đồng/tháng.

Mong muốn của cô L.Đ là quận tổ chức tuyển viên chức vị trí nhân viên y tế trường học để cô có cơ hội xét tuyển, được hưởng phụ cấp và chế độ đặc thù cho viên chức TP.HCM.




Nguồn: https://thanhnien.vn/luong-thap-nhan-vien-truong-hoc-mong-duoc-go-kho-185250101194324792.htm

Cùng chủ đề

Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có được kiêm nhiệm nhiều chức danh khác?

(Dân trí) - Là chức danh của người hoạt động không chuyên trách ở thôn, trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố có thể kiêm nhiệm cùng lúc nhiều chức danh khác nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực đảm nhiệm. Theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 3 chức danh (bao gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban...

Lương thấp, nhân viên trường học nói lời tâm can

Nhiều độc giả Báo Thanh Niên là nhân viên trường học gửi những lời tâm can phía dưới các bài viết của Báo về chủ đề 'Lương thấp, nhân viên trường học mong được gỡ khó'. ...

Mức phụ cấp của Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn năm 2025

(Dân trí) - Liên quan đến người hoạt động không chuyên trách ở thôn, Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP về người hoạt động không chuyên trách ở thôn, Bí thư chi bộ là một trong ba chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn hoặc tổ dân phố cùng với trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận.Mỗi thôn...

Mức trợ cấp người có công năm 2025 cao nhất hơn 8 triệu đồng/tháng

(Dân trí) - Năm 2025, trợ cấp người có công với cách mạng và thân nhân được thực hiện theo mức chuẩn 2.789.000 đồng, mức trợ cấp cao nhất là 8.367.000 đồng/tháng. Theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP, mức chuẩn để tính trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng áp dụng trong năm 2025 là 2.789.000 đồng.Căn cứ vào mức chuẩn trên, tại Phụ lục I, Nghị định 77/2024/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc các xu hướng ‘biến động’, thời trang tối giản vẫn được yêu thích

Điểm nhấn của thời trang tối giản nằm ở việc lược bỏ những chi tiết rườm rà, thay...

Xuống phố với gam màu pastel ngọt ngào

Một trong những cách dễ dàng nhất để tạo nên sự hài hòa cho bộ trang phục là...

Trực thăng Black Hawk tắt hệ thống giám sát hành trình trước vụ tai nạn

Hệ thống giám sát hành trình của trực thăng Black Hawk của Lục quân Mỹ đã bị tắt trước khi va chạm với chuyến bay của Hãng hàng không American Airlines đêm 29.1 khiến 67 người trên cả hai máy bay tử vong,...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về dạy thêm sắp có hiệu lực: Nơi ngưng dạy ‘nghe ngóng’, nơi tìm cách… lách

Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 14-2-2025 đang tiếp tục gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), thông tư quy định các trường...

Cơ hội để học sinh/sinh viên nữ Việt Nam “Một ngày làm Đại sứ”

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 50 năm kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa CHXHCN Việt Nam và CHLB Đức (23/9/1975 - 23/9/2025), Đại sứ quán Đức mời các học...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo ...

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng, với mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025-2030. GS.TS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học...

Thủ tướng yêu cầu công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 trong tháng 2 để “học sinh có thời gian chuẩn bị”

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh THCS, tuyển sinh THPT năm học 2025 - 2026 trong tháng 2/2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh. ...

Mới nhất

Cơ hội để học sinh/sinh viên nữ Việt Nam “Một ngày làm Đại sứ”

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 50 năm kỷ niệm ngày thiết lập quan...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu,...

Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, đồng thời đưa bệnh do phế cầu vào danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin cho trẻ em. Tin mới y tế ngày 5/2: Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Tết trồng cây đầu xuân Ất Tỵ của tỉnh Quảng Ninh

Sáng ngày 7/2/2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân...

Mới nhất