Trang chủChính trịNgoại giaoCam kết về bao trùm và bền vững

Cam kết về bao trùm và bền vững


Malaysia chọn chủ đề “Bao trùm và bền vững” cho năm Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2025, một năm đặc biệt khi Khối kỷ niệm 10 năm Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột.

Malaysia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2025: Cam kết về bao trùm và bền vững
Năm 2025, ASEAN kỷ niệm 10 năm Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột.

Đảm nhận vai trò trong bối cảnh thế giới nói chung và châu Á nói riêng đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức địa chính trị, các căng thẳng toàn cầu gia tăng – từ cạnh tranh chiến lược đến những vấn đề khí hậu, mục tiêu của Malaysia là thúc đẩy sự gắn kết thông qua việc tạo động lực cho tầm nhìn chung của ASEAN, giúp các quốc gia thành viên xích lại gần nhau hơn, củng cố sự tin cậy lẫn nhau.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi năm 2025, ASEAN chuẩn bị chào đón Timor-Leste trở thành thành viên chính thức thứ 11. Bên cạnh đó, 2025 cũng là năm tạo sức sống mới cho Cộng đồng ASEAN khi các nhà lãnh đạo chính thức thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Bên cạnh việc đánh giá 10 năm xây dựng Cộng đồng ASEAN để có thể hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2045, các ưu tiên của Malaysia trong năm 2025 gồm chung tay xử lý các thách thức; thúc đẩy thịnh vượng chung, không bỏ lại ai phía sau; củng cố, liên kết nội khối, thúc đẩy hội nhập và kết nối các nền kinh tế ASEAN; tăng cường thương mại và đầu tư, mở rộng hợp tác kinh tế với các đối tác vì tăng trưởng bao trùm và bền vững; xây dựng ASEAN tự cường ở khía cạnh số…

Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) Tengku Datuk Seri Utama Zafrul nhấn mạnh, điều này có nghĩa là theo đuổi một cách tiếp cận toàn diện trong việc phát triển nền kinh tế ASEAN và đảm bảo rằng các nhóm thiểu số được hưởng lợi đầy đủ từ các mục tiêu bao trùm.

Nói cách khác, ASEAN đang định hướng vào phát triển bao trùm, một quan điểm về phát triển với thông điệp chủ đạo là đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm người yếu thế, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người trong việc tham gia và thụ hưởng các thành quả của quá trình phát triển.

Để làm được điều này, chính phủ của Thủ tướng Anwar Ibrahim xác định lấy nền tảng thỏa thuận kinh tế số làm đòn bẩy và tạo ra ảnh hưởng cho nền kinh tế ASEAN. Thủ tướng Anwar Ibrahim, đồng thời cũng là Bộ trưởng Tài chính, khẳng định, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Malaysia đặt mục tiêu số hóa và ưu tiên lưới điện ASEAN như một phần trong nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng thương mại nội khối.

Ông nhấn mạnh cam kết của Malaysia tăng cường các nỗ lực số hóa để ASEAN trở thành một trung tâm kỹ thuật số chiến lược và cạnh tranh, qua đó thúc đẩy thương mại nội khối trong bối cảnh diễn biến địa chính trị phức tạp. Cụ thể là thông qua phát triển công nghệ, đẩy nhanh chuyển đổi số và tham gia kinh tế kỹ thuật số để tạo ra sự phát triển bao trùm trong ASEAN

Năm 2023, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới với GDP đạt 844 tỷ USD và tổng dân số là 677 triệu người. Dự báo nền kinh tế số của hiệp hội sẽ tăng trưởng từ 300 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD vào năm 2030.

Để thúc đẩy mục tiêu này, các nước đang tập trung vào việc tăng cường sự thuận tiện của các giao dịch số thông qua Thỏa thuận khung Kinh tế số (DEFA).

Dự báo trong thập niên tới, DEFA sẽ có tác động đáng kể đến bối cảnh kinh tế của ASEAN bằng cách tạo ra một thị trường kỹ thuật số gắn kết. Sáng kiến này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới, thúc đẩy đổi mới và có khả năng thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia thành viên, tăng cường khả năng cạnh tranh trong khu vực.

Tuy nhiên, việc triển khai DEFA đặt ra những thách thức đáng kể do khác biệt về mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, quy định pháp lý và chênh lệch kinh tế giữa các nước ASEAN.

Để giải quyết những vấn đề này sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể và cách tiếp cận cân bằng đối với tiến bộ công nghệ và hội nhập văn hóa, đảm bảo rằng tất cả các quốc gia thành viên đều được hưởng lợi công bằng từ nền kinh tế kỹ thuật số.

Cùng với lợi ích rõ ràng cho thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN, hiệu ứng lan tỏa sẽ rất lớn đối với toàn bộ khu vực. Khuôn khổ này cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho khu vực trong các ngành công nghiệp trong tương lai như trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, Trung tâm dữ liệu và an ninh mạng.

Ngoài ra, Malaysia ưu tiên xây dựng Kế hoạch Chiến lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cho giai đoạn 2026-2030, đảm bảo rằng kế hoạch này phù hợp với các mục tiêu tổng thể của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.

Theo bà Mastura Ahmad Mustafa, Phó Tổng thư ký phụ trách Thương mại, Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, sẽ tiếp nối sau khi AEC 2025 kết thúc. Khác với các khuôn khổ trước, tầm nhìn lần này sẽ kéo dài 20 năm nhưng được triển khai qua các giai đoạn chiến lược 5 năm để thích nghi với tốc độ phát triển kinh tế và công nghệ nhanh chóng.

Về vấn đề khu vực và quan hệ các nước lớn, nước Chủ tịch Malaysia chủ trương tăng cường hợp tác với đối tác lớn, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ trong các vấn đề an ninh quan trọng ảnh hưởng đến khu vực, như cuộc khủng hoảng tại Myanmar hay căng thẳng trên Biển Đông.

Bên cạnh đó là mục tiêu khẳng định vị thế trung tâm của ASEAN trong một thế giới ngày càng chia rẽ và bối cảnh địa chính trị đang thay đổi. Khả năng tự cường và vai trò quan trọng của ASEAN trong thế giới đa cực này sẽ phụ thuộc vào khả năng thích ứng với thực tế mới, đồng thời vẫn trung thành với các nguyên tắc cơ bản về hợp tác, cởi mở, bao trùm, chung sống hòa bình, không can thiệp và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Năm 2015, trong năm Malaysia đảm nhận cương vị chủ tịch ASEAN, lãnh đạo 10 nước thành viên đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, với chủ đề “ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước”.

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng ASEAN trở thành một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài; hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

Năm nay, vai trò chủ tịch ASEAN trở lại với Malaysian và với cam kết “bao trùm và bền vững”, nước chủ tịch ASEAN 2025 muốn khẳng định lại tinh thần của Tuyên bố Kuala Lumpur về một cộng đồng đoàn kết, thống nhất, chia sẻ trách nhiệm chung và hướng đến con người.





Nguồn

Cùng chủ đề

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Cần thêm nữa những người “nhóm lửa” tình yêu tiếng Việt

Trở về nước dự chương trình Xuân Quê hương, bà Nguyễn Thị Liên, Phó Hội trưởng Hội phụ nữ Việt Nam tại Malaysia, Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Việt tại Malaysia đã có cuộc trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết về câu chuyện truyền cảm hứng tình yêu tiếng Việt cho bà con xa xứ. ...

Định hình tương lai số của ASEAN an toàn, sáng tạo và toàn diện

Với chủ đề “An toàn, Sáng tạo, Toàn diện: Định hình tương lai số của ASEAN”, mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh mới về trí tuệ nhân tạo, nỗ lực ‘biến nước Mỹ trở thành thủ phủ AI của...

Ngày 23/1, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp mới liên quan đến tăng cường và duy trì sự thống trị trí tuệ nhân tạo (AI) của nước Mỹ tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Không còn khí đốt Nga, châu Âu nhận tin vui từ ông Trump bằng một lời cam kết rõ ràng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.

Tổng thống Mỹ thông báo áp thuế quan 10% với hàng hóa, Trung Quốc ngay lập tức kêu gọi làm điều này để hỗ...

Ngày 23/1, Trung Quốc thông báo kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ nhân dân tệ (NDT) từ các công ty bảo hiểm nhà nước vào thị trường cổ phiếu, nhằm hỗ trợ thị trường đang gặp khó khăn.

Mới nhất

Chuỗi trà sữa nào báo lãi ngàn tỉ đồng?

Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa hé lộ kết quả kinh doanh quý 4-2024 và cả năm. Đáng chú ý, riêng chuỗi trà sữa Phúc Long mang về tới cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận gộp. ...

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh...

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Mới nhất