Trang chủNewsThời sựMai một làng nghề giấy dó độc nhất xứ Nghệ

Mai một làng nghề giấy dó độc nhất xứ Nghệ

Không ai biết nghề làm giấy dó ở xã Nghi Phong, TP Vinh (Nghệ An) có từ khi nào. Hiện tại, do nhiều yếu tố, nguồn nguyên liệu mất dần khiến nghề này cũng mai một.

Làng nghề độc nhất

“Cái độc nhất không chỉ là trong gần 200 làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh thì chỉ duy nhất nơi đây làm nghề giấy dó. Cái độc còn ở chỗ, các công đoạn hoàn toàn phải làm bằng thủ công, không hề có sự hỗ trợ của các loại máy móc nào”, ông Nguyễn Văn Hà (làng Phong Phú, nay là xóm 3, xã Nghi Phong, TP Vinh) tự hào.

Mai một làng nghề giấy dó độc nhất xứ Nghệ - Ảnh 1.

Bà Vương Thị Loan thu gom giấy sau hơn 2 giờ phơi nắng.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Hà (64 tuổi) và bà Vương Thị Loan (58 tuổi) là một trong ít hộ cuối cùng còn giữ nghề của ông cha để lại. Ông Hà kể: “Khi tôi sinh ra đã nghe tiếng chày giã vỏ dó, vỏ niệt (nguyên liệu làm giấy). Lớn lên, tôi có hỏi ông bà thân sinh nghề làm giấy dó của làng có từ bao giờ thì ông bà lắc đầu nói, thời ông cố, ông kỵ đã có rồi”.

Theo ông Hà, nguyên liệu chính để làm giấy trước đây là cây dó và cây niệt. Thế nhưng cây dó đã mất dần. Người dân trong làng phải lặn lội vào sâu trong rừng ở các huyện vùng cao như Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương… mới có nhưng số lượng không nhiều. Bởi thế, người dân ít dùng nguyên liệu này làm giấy.

Trong khi đó, cây niệt mọc nhiều ở các bãi cát biển vùng Nghi Lộc, Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An). Người dân chỉ việc đi ra chặt các cành về là có thể làm ra giấy. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đô thị, cây niệt ở Nghệ An không còn, người dân trong làng lại vào các bãi cát vùng Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tìm mang về.

Dùng máy không thể thành giấy

Quy trình, công đoạn để làm ra một tờ giấy dó cũng rất cầu kỳ và công phu. Cành cây niệt sau khi mang về sẽ được lột ra, chỉ lấy phần vỏ. Sau đó, người thợ sẽ dùng dao, cạo đi lớp đen bên ngoài vỏ rồi tước ra cho đến khi mỏng như tờ giấy là được.

Mai một làng nghề giấy dó độc nhất xứ Nghệ - Ảnh 2.

Sản phẩm giấy dó ở Nghi Phong có thể dùng bọc cá nướng, làm quạt, giấy viết thư pháp, đèn lồng…

Lớp vỏ sau đó được nhồi với nước vôi tôi (vôi đã phi ra) rồi bỏ vào nồi nấu liên tục hơn 1 ngày để những vỏ cây từ dai cứng trở nên mềm hơn. Sau đó, lớp vỏ cây được lấy ra ngâm với nước để cho sạch lớp vôi rồi đem bỏ lên thớt đá, dùng chày giã tơi ra.

Tiếp tục, người thợ lấy phần bã cây đánh với nước lạnh rồi trộn vào nước nhờn được lấy từ cây bìm bìm. Cuối cùng hỗn hợp đó được tráng lên khung giấy, đem đi phơi. Trời nắng thì khoảng hơn 2h đồng hồ là được, trời âm u thì lâu hơn.

“Đặc thù của nghề làm giấy dó là các công đoạn hoàn toàn thủ công, không hề có sự hỗ trợ của loại máy móc nào. Chúng tôi cũng đã thử dùng máy xay ra thay vì dùng chày giã. Thế nhưng, sau khi bỏ lên khuôn phơi thì không thành giấy được. Thành ra, để làm ra tấm giấy dó, người làm nghề hầu như không nghỉ tay trong ngày”, ông Hà nói.

Lo không giữ được nghề

Khi được hỏi về tương lai nghề của làng, ông Nguyễn Văn Hà giọng chùng xuống, buồn hẳn. Ông nói: “Với thế hệ chúng tôi, nghề làm giấy dó thường được gọi là nghề cứu đói. Lúc bấy giờ kinh tế khó khăn, cuộc sống người dân còn thiếu thốn đủ bề.

Mai một làng nghề giấy dó độc nhất xứ Nghệ - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Hà cạo vỏ cây niệt làm giấy dó.

Thế nhưng, chỉ cần tranh thủ, sáng đi cắt cành, bóc vỏ cây, mai là có tiền về đong gạo. Như nhà tôi, nuôi 4 người con trưởng thành, khôn lớn, học hành một phần cũng nhờ nghề giấy dó.

Nghề nó cứu mình, nhưng ngược lại giờ đây mình không nuôi được nó nên buồn và trăn trở lắm. Cả làng trước đây có hơn 100 hộ làm nghề, giờ còn lại chỉ 4 hộ. Người làm nghề cũng là những người lớn tuổi, không làm được công việc gì khác. Còn thế hệ trẻ thì dường như không biết đến”.

Theo ông Hà, ngành nghề sử dụng giấy dó làm nguyên liệu không ít, như bọc cá nướng, làm quạt, giấy viết thư pháp, đèn lồng… Tuy nhiên, cùng với cây nguyên liệu (cây niệt) ít dần, thu nhập thấp là nguyên nhân người dân không mặn mà với nghề ông cha.

“Tôi đã ngồi tính toán, nếu 2 vợ chồng làm việc cật lực thì trung bình cũng chỉ được khoảng 150 ngàn đồng – không bằng nửa ngày công của người phụ hồ. Cũng đã có người trong làng đi tìm các đầu mối mua giấy, rồi về đứng ra bao tiêu sản phẩm cho bà con, nhưng vì không có lợi nhuận nên được một thời gian, họ phải nghỉ”, ông Hà chia sẻ.

Nghe chồng nói vậy, bà Vương Thị Loan thở dài, người có sức họ đi làm thợ xây, thợ hồ. Còn lớp trẻ, ai đi học thì theo ngành, theo nghề, còn không thì đi nước ngoài xuất khẩu lao động thu nhập tháng cả chục triệu.

“Nhà tôi có 4 người con nhưng không ai theo nghề, đứa con gái duy nhất biết làm lại ở xa. Ba gia đình còn lại trong làng làm nghề cũng đều đã lớn tuổi. Có lẽ, khi thế hệ chúng tôi không còn, chúng tôi cũng mang theo nghề sang thế giới bên kia…”, bà Loan nói.

Cũng theo bà Loan, để nghề quý của tổ tiên không bị mất đi, những người còn làm nghề đều sẵn sàng chia sẻ cho bất cứ ai, chứ không có tư tưởng giữ cho riêng mình. Trước đây có một người ở Diễn Châu vào học nghề, vợ chồng bà vui vẻ truyền lại.

“Chúng tôi từng tham gia chia sẻ ở những buổi trải nghiệm do Bảo tàng Nghệ An và một số đơn vị tư nhân tổ chức. Thậm chí, có người Hàn Quốc từng đến nhà chúng tôi học nghề, mua khung và đem giấy về nước của họ. Họ còn nhờ chúng tôi thử nghiệm nhiều mẫu mã giấy dó khác nhau, đẹp lắm”, bà Loan kể.

Ông Nguyễn Công Ánh, Chủ tịch UBND xã Nghi Phong cho biết, làm giấy dó là nghề truyền thống lâu đời ở địa phương nhưng đang bị mai một. Từ chỗ có hơn 100 hộ làm nghề, nay chỉ còn bốn hộ.

Nguyên nhân là do sau khi quy hoạch lại TP Vinh, Nghi Phong trở thành vùng lõi, giá đất lẫn tốc độ chuyển dịch ngành nghề nhanh chóng mặt. Diện tích để cây dó mọc xưa kia cũng không còn, cây niệt cũng dần biến mất.

“Chính quyền địa phương cũng rất trăn trở với nghề của ông cha nhưng vì nguyên liệu không còn nên cũng rất khó phát triển. Chúng tôi chỉ biết động viên những người còn làm nghề cố gắng bám nghề và không ngừng truyền thụ lại cho giới trẻ…”, ông Ánh nói.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/mai-mot-lang-nghe-giay-do-doc-nhat-xu-nghe-19224122622183319.htm

Cùng chủ đề

Đầu Xuân trải nghiệm công việc của người thợ gốm tại Bát Tràng

TPO - Đầu xuân, nhiều bạn trẻ Hà Nội lại nô nức kéo nhau về làng gốm Bát Tràng để tham quan, mua sắm các vật dụng bằng gốm. Làng nghề không chỉ thu hút du khách bởi những sản phẩm gốm sứ tinh xảo mà còn bởi những trải nghiệm thú vị trong việc nặn gốm, tạo nên một không gian giao lưu văn hóa độc đáo. 03/02/2025 | 06:30 ...

Giao thừa nấu bánh ngào, diễn từ ẩm thực xứ Nghệ, nhớ tuổi thơ dữ dội

Cỗ Tết xứ Nghệ không cầu kỳ như một số nơi khác nhưng có một món thường có trong đêm giao thừa là bánh ngào. "Diễn từ" dành cho quê hươngCó lần thèm bánh ngào quá, ở Hà Nội đặt một người bán hàng...

Thợ làng bánh đa xứ Nghệ nhộn nhịp luôn tay dịp Tết

TPO - Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, những cơ sở sản xuất bánh đa ở làng Tây Lân (xã Thịnh Trường, Nghi Lộc, Nghệ An) lại nhộn nhịp cảnh thợ luôn tay tráng bánh, nướng bánh hay đóng gói để kịp giao khách hàng ăn Tết. 27/01/2025 | 08:19 ...

Thiếu nữ chụp ảnh Tết ở ngôi chùa thiêng xứ Nghệ

TPO - Cận Tết Ất Tỵ, nhiều thiếu nữ xúng xính áo dài đến check-in ở chùa Cổ Am - ngôi chùa linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. 26/01/2025 | 17:14 TPO - Cận Tết Ất Tỵ, nhiều thiếu nữ xúng xính áo dài đến check-in...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các công trường lớn sôi động trở lại từ ngày mùng 6 Tết

Các kỹ sư, công nhân đang lần lượt trở lại công trường sau Tết để hăng hái thi đua, đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn để kịp về đích đúng hẹn. ...

Metro Nhổn – ga Hà Nội vận hành máy đào hầm thứ hai

Chiều nay (3/2), máy đào TBM thứ hai có tên gọi “Táo bạo” cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức khởi động. ...

Beyonce làm nên lịch sử, Taylor Swift trắng tay

Lễ trao giải Grammy 2025 đã chính thức khép lại với vô số những khoảnh khắc đáng nhớ. ...

Ông Lê Hoài Trung làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. ...

Kiên Giang đạt doanh thu gần 1.900 tỷ đồng từ du lịch tết Ất Tỵ

Dịp tết Ất Tỵ, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đã đón gần 471.200 lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 19,9% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế là 76.653 khách với tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 1.886 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Hàng ngàn người Bảo Lộc đội mưa xem đêm nghệ thuật Hương trà

(NLĐO) - Dù thời điểm diễn ra chương trình "Bảo Lộc - Thành phố Hương trà - Sắc tơ" có mưa nhưng hàng ngàn người dân vẫn háo hức theo dõi. ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài trở thành Phó giáo sư trẻ nhất trường

(Dân trí) - TS Dương Hữu Huy, tốt nghiệp tiến sĩ ở Nhật Bản là tân Phó giáo sư trẻ nhất Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024. ­ Năm 2024, Trường Đại học Công Thương TPHCM công nhận chức danh Phó giáo sư cho 3 tiến sĩ làm việc tại trường. Trong đó, TS Dương Hữu Huy, tân Phó giáo sư liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm là người trẻ nhất của trường được bổ...

Cùng chuyên mục

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Báo Nhân Dân – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng tỉnh Quảng Trị 500 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết

(CLO) Chiều 3/2, thừa ủy quyền của Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, nhà báo Lâm Quang Huy - đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Trị trao tặng 500 triệu đồng đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ tỉnh xây nhà Đại đoàn kết cho...

Dự báo thời tiết ngày 4/2/2025: Miền Bắc rét đậm, vùng núi xuống dưới 6 độ

Dự báo thời tiết ngày 4/2/2025, rét đậm, rét hại bao trùm miền Bắc, đặc biệt vùng núi cao nhiệt độ giảm xuống dưới 6 độ C. Gió mùa Đông Bắc tiếp tục ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Trung Bộ, gây mưa lớn diện rộng. Cơn gió mùa Đông Bắc đang tiếp tục "tung hoành", mang theo không khí lạnh tràn về. Hiện tại, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và hầu hết các tỉnh...

Các công trường lớn sôi động trở lại từ ngày mùng 6 Tết

Các kỹ sư, công nhân đang lần lượt trở lại công trường sau Tết để hăng hái thi đua, đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn để kịp về đích đúng hẹn. ...

Người phụ nữ va chạm xe khách tử vong, bị kéo lê 20 m

(NLĐO) - Người phụ nữ tử vong sau va chạm với xe khách Hưng Long trên Quốc lộ 1 qua địa bàn Quảng Bình, khiến giao thông ùn tắc nhiều giờ. ...

Mới nhất

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc tết Kiểm toán nhà nước nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ

Chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). ...

Bé gái 7 tuổi trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã được xuất viện

Đến ngày 3-2, tình trạng sức khỏe của bé gái N.N.D., 7 tuổi, trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã ổn định, được các bác sĩ cho ra viện. ...

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan...

Mới nhất