Trang chủNewsThế giớiVì sao ông Trump đòi quyền kiểm soát kênh đào Panama?

Vì sao ông Trump đòi quyền kiểm soát kênh đào Panama?

Tổng thống đương nhiệm Panama Jose Raul Mulino và các cựu Tổng thống Ernersto Perez Balladares, Martin Torrijos và Mireya Moscoso ngày 23.12 ra tuyên bố chung phản đối Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về những phát biểu liên quan Kênh đào Panama. Theo AFP, trong tuyên bố, các nhà lãnh đạo quốc gia Trung Mỹ khẳng định quyền kiểm soát kênh đào Panama là không thể đàm phán và khẳng định chủ quyền của đất nước với con kênh này.

Vì sao ông Trump đòi quyền kiểm soát kênh đào Panama?- Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và Tổng thống Panama Jose Raul Mulino

“Con kênh là một phần lịch sử đấu tranh của chúng tôi. Người Panama có thể suy nghĩ khác nhau về nhiều khía cạnh nhưng khi nhắc đến con kênh và chủ quyền, chúng tôi đều đoàn kết dưới cùng ngọn cờ”, tuyên bố nêu.

Trong các phát biểu và bài viết trên mạng xã hội gần đây, ông Trump chỉ trích Panama thu phí không công bằng đối với tàu Mỹ và ám chỉ sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với cửa ngõ quan trọng này.

Ông Trump nói Mỹ có thể đòi lại kênh đào Panama

Lịch sử kênh đào Panama

Kênh Panama do Mỹ đào và được mở vào năm 1914. Mỹ kiểm soát dòng kênh cho đến khi đạt thỏa thuận cùng vận hành với Panama năm 1977. Đến cuối năm 1999, chính quyền Panama kiểm soát hoàn toàn kênh đào này.

Trước khi kênh đào Panama hoàn tất, tàu thuyền di chuyển giữa bờ đông và bờ tây của châu Mỹ phải vòng xuống vùng đất mũi ở Nam Mỹ, khiến quãng đường xa hơn và kéo dài thời gian di chuyển thêm nhiều tháng. Việc tạo ra dòng kênh để rút ngắn hành trình là mục tiêu của nhiều đế chế từng đô hộ tại châu Mỹ, theo CNN.

Đầu thế kỷ 20, Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt ưu tiên hoàn thành con kênh. Vùng đất khi đó thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa Colombia. Với sự hỗ trợ của Mỹ, nước Cộng hòa Panama được thành lập vào năm 1903, tách ra từ Colombia. Mỹ và Panama ký hiệp định để Washington kiểm soát dải đất rộng hơn 16 km để đào kênh, trong khi Panama nhận được tiền.

Năm 1914, con kênh hoàn thành. Ước tính 5.600 người thiệt mạng trong quá trình thi công. Một số nguồn khác nói rằng có 25.000 người thiệt mạng do tai nạn và bệnh tật trong lúc xây dựng.

Vì sao ông Trump đòi quyền kiểm soát kênh đào Panama?- Ảnh 2.

Du thuyền đi qua kênh đào Panama hồi tháng 10

Kênh đào Panama đóng vai trò quan trọng trong Thế chiến 2, là cửa ngõ để quân Đồng minh di chuyển giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, bất đồng về quyền kiểm soát kênh đào cũng như vùng đất bao quanh (còn gọi là Canal Zone) cùng cách đối xử đối với công nhân Panama đã dẫn đến các vụ bạo loạn chống Mỹ năm 1964, khiến nhiều người thiệt mạng. Hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao trong một thời gian ngắn.

Nhiều năm đàm phán dẫn đến việc ký kết 2 hiệp định vào năm 1977 dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và lãnh đạo Panama Omar Torrijos, được hơn 40 nước ủng hộ. Theo đó, Mỹ sẽ trao lại quyền kiểm soát kênh đào cho Panama vào ngày 31.12.1999. Con kênh phải duy trì tính trung lập và bất cứ tàu nào cũng có thể đi qua nếu tuân thủ quy định an toàn. Tàu quân sự của các nước đang trong chiến tranh không được đi qua.

Vì sao ông Trump đòi quyền kiểm soát kênh đào Panama?- Ảnh 3.

Sau khi tàu đi vào khóa tàu, các cánh cửa sẽ khép lại ở hai đầu và nước được bơm vào để nâng tàu lên, di chuyển sang ngăn tiếp theo

Ngay sau khi Panama kiểm soát hoàn toàn, lượng tàu thuyền đi qua nhanh chóng vượt công suất của kênh đào. Dự án mở rộng lớn bắt đầu vào năm 2007 và hoàn tất sau gần 10 năm.

Tuy nhiên, khu vực xung quanh thường xuyên gặp hạn hán nặng, dẫn đến mực nước giảm thấp ảnh hưởng đến việc vận hành. Cơ quan quản lý đã hạn chế lưu lượng tàu thuyền và ban hành phí qua kênh cao hơn. Ông Trump chỉ trích mức phí này là nực cười và bất công đối với sự rộng lượng của Mỹ dành cho Panama. Theo AFP, chính quyền Panama đặt mức phí dựa trên nhu cầu sử dụng và mức phí đó tùy thuộc vào lượng hàng hóa của tàu.

Ông Trump có kế hoạch mở rộng lãnh thổ nước Mỹ

Theo CNN, ám chỉ của ông Trump về sự ảnh hưởng của Trung Quốc không phải là không có cơ sở. Năm 2017, Panama ký tuyên bố chung nhấn mạnh sẽ không quan hệ chính thức với Đài Loan. Từ đó, sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực quanh kênh đào đã tăng lên. Theo tạp chí Newsweek, Trung Quốc kiểm soát 2 trong số 5 cảng chính của Panama và một số hạ tầng liên quan kênh đào. Các công ty Trung Quốc đang tài trợ xây dựng một cây cầu mới bắc qua kênh trị giá hơn 1 tỉ USD.

Tổng thống Panama Mulino nói rằng mức phí qua kênh không được ấn định tùy ý và bác bỏ ý kiến về sự ảnh hưởng của Bắc Kinh. “Kênh không chịu sự kiểm soát trực tiếp lẫn gián tiếp từ Trung Quốc, Cộng đồng châu Âu, Mỹ hay bất cứ cường quốc nào khác”, ông Mulino tuyên bố.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 23.12 nói kênh đào Panama là sự sáng tạo vĩ đại của người Panama và Trung Quốc luôn ủng hộ cuộc đấu tranh chính đáng của họ vì chủ quyền đối với dòng kênh, theo Hoàn Cầu thời báo. “Trung Quốc sẽ luôn tôn trọng chủ quyền của Panama đối với con kênh và công nhận con kênh là tuyến đường thủy quốc tế trung lập vĩnh viễn”, bà Mao nói.

Vì sao ông Trump đòi quyền kiểm soát kênh đào Panama?- Ảnh 4.

Du khách xem tàu di chuyển qua kênh đào Panama ngày 23.12

Kênh đào Panama dài 82 km, nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, giúp rút ngắn hành trình xuống còn khoảng 8 giờ. Các tàu được đưa qua hồ Gatun, cao hơn mực nước biển khoảng 26 mét, thông qua một hệ thống khóa nước. Ước tính mỗi lần tàu di chuyển qua các ngăn khóa nước của kênh đào cần khoảng 200 triệu lít nước ngọt, theo Reuters.

Kênh đào giúp giảm bớt 20.300 km hành trình cho tàu thuyền di chuyển từ San Francisco (bờ tây Mỹ) sang New York (bờ đông). Ước tính 5% lượng thương mại đường biển thế giới đi qua kênh đào Panama. Ngày nay, kênh đào có thể phục vụ tàu dài đến 366 mét và rộng 49 mét. Hơn 11.200 tàu chở 423 triệu tấn hàng đi qua kênh đào này trong năm tài chính gần nhất, theo AFP.

Con kênh đóng góp 6% GDP của Panama và từ năm 2000 đã mang lại cho nước này hơn 28 tỉ USD. Mỹ là nước sử dụng chính, chiếm 74% lượng hàng hóa đi qua, xếp thứ hai là Trung Quốc với 21%.




Nguồn: https://thanhnien.vn/vi-sao-ong-trump-doi-quyen-kiem-soat-kenh-dao-panama-185241224172144753.htm

Cùng chủ đề

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố ám sát ông vào mùa hè năm ngoái trong chiến dịch tranh cử tổng thống. ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

Nữ sinh viên mất tích trước Tết đã về đến TP.HCM

Nữ sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế TP.HCM bất ngờ mất tích từ trước Tết, vừa về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sáng nay 9-2. Người mất tích là Lìu Ngọc Hằng, 22 tuổi, sinh viên năm 4 khóa 47...

Tỉ phú Musk bị ngăn tiếp cận hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ

Một thẩm phán đã ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời cấm nhóm cải cách chính phủ của tỉ phú Elon Musk truy cập dữ liệu cá nhân và tài chính của hàng triệu người Mỹ được lưu trữ tại Bộ Tài chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trẻ hóa phong cách đầu năm nhờ diện đồ họa tiết kẻ sọc

Họa tiết kẻ sọc luôn làm các tín đồ thời trang mê đắm bởi sự linh hoạt và...

Áo sơ mi trắng, món đồ ‘quốc dân’ mà nàng nào cũng nên có

Áo sơ mi trắng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của mọi cô nàng nhờ sự đa năng,...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Ông Trump tuyên bố Gaza ‘sẽ được Israel trao cho Mỹ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.2 nói rằng Dải Gaza sẽ được Israel ‘trao cho Mỹ’ khi chiến sự chấm dứt. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Chìm tàu cá ngoài khơi Hàn Quốc, có thuyền viên Việt Nam

Báo Korea Times ngày 9.2 thông báo một tàu cá chở 14 thuyền viên chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, khiến ít nhất 4 người chết và 6 người mất tích. ...

Tổng thống Trump thích đàm phán với Iran thay vì ném bom, Nga nói “Mỹ không muốn đối thoại nghiêm túc”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ưu tiên đàm phán hạt nhân với Iran thay vì tiến hành các hoạt động quân sự. Ở một diễn biến liên quan, nhà ngoại giao Nga cho biết Mỹ chưa sẵn sàng nối lại các cuộc thảo luận nghiêm túc về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Mới nhất

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 ...

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. ...

Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Một nghiên cứu được công bố ngày 3/2 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc vi nhựa và nano nhựa trong não người. Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều mảnh và vảy polyme cực nhỏ trong mô não người đã tử vong.

Ngành hàng thiết bị vệ sinh Viglacera: Những nỗ lực bứt tốc – Tổng công ty Viglacera

Gần 150 đại diện cho các Nhà phân phối tiêu biểu trên toàn quốc của ngành hàng sứ vệ sinh và sen vòi Viglacera đã dành nhiều thời gian đến tham quan tìm hiểu các nhà máy sản xuất, “mục sở thị” các dòng sản phẩm mới nhất cùng hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại hàng...

Mới nhất