Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngKế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.





Tăng quy mô diện tích các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu cư trú nhân tạo cho loài thuỷ sản biển.
Tăng quy mô diện tích các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu cư trú nhân tạo cho loài thuỷ sản biển.

Kế hoạch được ban hành nhằm định hướng cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Quy hoạch.

Cùng với đó, xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Quy hoạch theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai thực hiện.

Yêu cầu đặt ra là bảo đảm theo hướng tăng quy mô diện tích các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu cư trú nhân tạo cho loài thuỷ sản biển; kết hợp việc điều chỉnh số lượng tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi thuỷ sản; giảm cường lực khai thác; kết hợp chuyển đổi nghề, ngư cụ khai thác thuỷ sản ảnh hưởng lớn đến môi trường, hệ sinh thái sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản…

Kế hoạch thực hiện

Đối với dự án đầu tư công, Kế hoạch nêu rõ, căn cứ mức vốn được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030 của Quy hoạch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án đã xác định nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; các dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2026 – 2030 từ nguồn vốn đầu tư công, trong đó, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công; ưu tiên thực hiện các dự án giai đoạn trước còn dở dang, chưa đồng bộ để phát huy hiệu quả, cụ thể:

Đối với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu bảo tồn biển, thứ tự ưu tiên đầu tư được xác định như sau: (1) đầu tư tại các khu bảo tồn biển được “chuyển tiếp” tại Quy hoạch; (2) đầu tư tại các khu bảo tồn biển cấp Quốc gia thành lập mới theo Quy hoạch; (3) đầu tư tại các khu bảo tồn biển cấp tỉnh thành lập mới theo Quy hoạch.

Một số dự án ưu tiên như: Dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ; dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Cồn Cỏ; dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm; dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Lý Sơn; dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Phú Quốc; dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Cô Tô – Đảo Trần; dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Bái Tử Long…

Đối với các dự án đầu tư hình thành khu cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển, thứ tự ưu tiên đầu tư được xác định như sau: (1) đầu tư tại khu vực ở vùng biển ven bờ nhằm ngăn chặn hoạt động của các tàu lưới kéo; (2) đầu tư tại các khu vực còn lại theo Quy hoạch.

Đối với các dự án đầu tư thực hiện nội dung quy hoạch về khai thác thủy sản thời kỳ 2021 – 2030: Thực hiện theo quy định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chịu trách nhiệm xem xét việc thực hiện các dự án, nhất là các dự án ưu tiên bảo đảm hiệu quả, khả thi theo đúng quy định và không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

Theo Kế hoạch, đối với các dự án đầu tư hình thành khu cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển giai đoạn 2021 – 2025, đầu tư tại khu vực biển miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển năm 2016.

Các dự án thực hiện nội dung quy hoạch về khai thác thủy sản thời kỳ 2021 – 2030: Thực hiện theo quy định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về kế hoạch sử dụng đất, mặt nước, Kế hoạch nêu rõ, nhu cầu sử dụng mặt nước đến năm 2030 đã được xác định tại khoản 3, mục III, Điều 1 và các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI ban hành kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các bộ, ngành rà soát nhu cầu sử dụng đất phục vụ công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phân kỳ đầu tư phù hợp với tiêu chí sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng quy định.

Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thành lập, đầu tư và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển

Xác định các nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch, Kế hoạch nêu rõ, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thành lập, đầu tư và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thuỷ sản ở biển; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; giải quyết các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

Bố trí nguồn nhân lực bảo đảm thực hiện Quy hoạch và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả sản phẩm đầu tư công theo Kế hoạch.

7 chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch

Quyết định cũng nêu rõ 7 chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch gồm: 1. Thu hút đầu tư phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt; 2. Phát triển nguồn nhân lực; 3. Phát triển khoa học và công nghệ; 4. Bảo đảm an sinh xã hội; 5. Bảo vệ môi trường; 6. Bảo đảm nguồn lực tài chính; 7. Bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trong đó, về phát triển khoa học và công nghệ, theo Kế hoạch, sẽ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho việc đầu tư hình thành mới hoặc điều chỉnh diện tích khu bảo tồn biển; khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển; xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về các nghề khai thác thủy sản làm cơ sở để chuyển đổi các nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản; nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản đặc hữu; loài thủy sản có giá trị kinh tế và các hệ sinh thái biển đặc thù; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý các hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu số, bản đồ số các hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

Để bảo vệ môi trường, Kế hoạch nêu rõ, sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển, đầu tư hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển; các dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích và thành lập mới các khu bảo tồn biển, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát, dự báo môi trường sống của các loài thủy sản; kịp thời phát hiện, xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường trên các thủy vực vùng nội địa và vùng biển.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với thực tế phát triển của ngành

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố, phổ biến rộng rãi thông tin về Quy hoạch, Kế hoạch đến các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và người dân biết, thực hiện; xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch phục vụ công tác giám sát, đánh giá hiệu quả Quy hoạch; tổ chức hội nghị, hội thảo hướng dẫn, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch.

Đồng thời thực hiện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với thực tế phát triển của ngành; chương trình quan trắc môi trường sống của các loài thủy sản phục vụ mục đích khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí các nguốn vốn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương thực hiện các dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương có liên quan, Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Quy hoạch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án, kế hoạch sử dụng đất, mặt nước, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch; xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản phù hợp với tính đặc thù của ngành, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy, phát triển, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản thương mại (nếu có) cho sản phẩm thủy sản khai thác.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Quy hoạch, Kế hoạch; tổ chức hội nghị, hội thảo sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nội dung Quy hoạch, Kế hoạch trên địa bàn tỉnh; giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các Hội, Hiệp hội ngành hàng trong ngành thủy sản phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân về nội dung và kế hoạch thực hiện Quy hoạch. Tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản, hoạt động xúc tiến thương mại, đào tạo nghề, tập huấn cho ngư dân phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp; tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.





Nguồn: https://baodautu.vn/ke-hoach-thuc-hien-quy-hoach-bao-ve-va-khai-thac-nguon-loi-thuy-san-d233080.html

Cùng chủ đề

Ra biển 1 đêm kiếm cả trăm triệu đồng, ngư dân “hốt bạc” ngay trước Tết

(NLĐO) - Chỉ cần ra khơi cách bờ vài hải lý trong một đêm, mỗi thuyền ngư dân Cảnh Dương ở Quảng Bình đã đánh bắt hơn 700 kg tôm biển, giá bán đạt kỷ lục. ...

Chấn chỉnh công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 127/CĐ-TTg chấn chỉnh công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, giấy chứng nhận thủy sản khai thác tại địa phương.khai t Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương ven biển. Công điện nêu: Thời gian vừa qua, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã...

Chấm dứt tàu vi phạm vùng biển, Bình Định hỗ trợ 50% phí lắp thiết bị giám sát

Nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí mua sắm, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định có chiều dài từ 12m đến dưới 15m, di chuyển ngư trường tại các tỉnh phía Nam, đã được HĐND tỉnh Bình Định thông qua tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh khoá XIII mới đây. Theo nghị quyết, đối tượng hỗ trợ là chủ tàu cá đăng ký tại...

Tàu cá đang ngoài biển nhưng thiết bị giám sát hành trình nằm trên nóc nhà

Qua làm việc với các đối tượng liên quan và tra cứu trên hệ thống giám sát tàu cá, thiết bị trên nóc nhà của ông Trị là của tàu cá CM-91955-TS do ông Nguyễn Văn Út (44 tuổi, thường trú thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) làm chủ.Thiết bị lắp trên nóc nhà của mẹ ông Trị là của...

Cấm bắt cá nhỏ để bảo vệ thủy sản

Trước đó Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết đã có báo cáo gửi Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ NN&PTNT về khó khăn của doanh nghiệp bởi quy định kích thước tối thiểu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng...

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một...

EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025

Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp EVN đã nhấn mạnh công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025, cần quyết tâm thực hiện có hiệu quả, trên tinh thần đổi mới tư duy và cách làm. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp EVN đã nhấn mạnh công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025, cần quyết tâm...

Cá mập PYN Elite Fund chào 2025 bằng hiệu suất thấp nhất 4 năm

Hiện cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong top danh mục đầu tư của PYN. Cổ phiếu được nắm giữ nhiều nhất là STB (Sacombank) với tỷ trọng 20,1%, tiếp theo là MBB, TPB, CTG. Hiện cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong top danh mục đầu tư của PYN. Cổ phiếu được nắm giữ nhiều nhất là STB (Sacombank) với tỷ trọng 20,1%, tiếp theo là...

Xây dựng Hòa Bình đã lãi; ACV lãi đậm; Vietjet hợp tác với OpenAirlines

Xây dựng Hòa Bình đã lãi sau 2 năm lỗ; ACV lãi đậm nhất trong lịch sử; Vietjet hợp tác với OpenAirlines; Masan Consumer đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 2 chữ số;Trùm phân phối thiết bị điện tử ghi nhận lợi nhuận quý IV cao nhất. Xây dựng Hòa Bình đã lãi; ACV lãi đậm; Vietjet hợp tác với OpenAirlinesXây dựng Hòa Bình đã lãi sau 2 năm lỗ; ACV lãi đậm nhất trong lịch sử; Vietjet hợp...

Bài đọc nhiều

Dự án tiềm năng ở thị trường bất động sản xứ Thanh

(Dân trí) - Sự hiện diện của khu đô thị Vinhomes Star City với phân khu cao tầng The Kyoto góp phần nâng tầm diện mạo đô thị TP Thanh Hóa, hứa hẹn tạo sóng cho thị trường bất động sản từ những ngày đầu năm. Phía đông bừng sáng Những năm qua, Thanh Hóa là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh hàng đầu cả nước, nhiều năm ở mức hai con số. Đi...

Sức hút của bất động sản lễ hội tại Phú Quốc United Center

(Dân trí) - Vinhomes triển khai chính sách bán hàng ưu đãi cho bộ sản phẩm bất động sản lễ hội Festi-Mashup tại Phú Quốc United Center, tạo lợi thế cho nhà đầu tư. Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tưBộ ba sản phẩm bất động sản (BĐS) lễ hội Festi-Mashup của Phú Quốc Untied Center gồm FestiHome, FestiShop và FestiCation thu hút giới đầu tư ngay từ khi ra mắt nhờ những chính sách bán hàng."Khi tận dụng lợi...

5 mục tiêu cho VEAM để tăng trưởng 2 con số

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã đề ra 5 mục tiêu cho VEAM trong năm 2025 nhằm phấn đấu đạt tăng trưởng hai con số. Ngày 07/02/2025 tại TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Miền Nam (SVEAM) - đơn vị thành viên của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEMA) đã tổ chức “Lễ ra...

Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM

Phương án Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC vay lại vốn trái phiếu Chính phủ để mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành sẽ khó đảm bảo tiến độ hoàn thành như lãnh đạo Chính phủ đặt ra. Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long ThànhPhương án Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam...

Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Hội đồng). Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long ThànhPhó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 246/QĐ-TTg...

Cùng chuyên mục

Hà Nội thu hồi gần 1.000m2 đất do Công ty Him Lam trả lại

(Dân trí) - UBND TP Hà Nội đã quyết định thu hồi 986m2 đất tại ô đất ký hiệu A4 thuộc khu đấu giá phường Thạch Bàn, quận Long Biên do Công ty cổ phần Him Lam trả lại. UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 623 về việc thu hồi 986m2 đất tại ô đất ký hiệu A4 thuộc khu đấu giá phường Thạch Bàn, quận Long Biên do Công ty cổ phần Him Lam trả...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng...

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một...

Dấu ấn công nghệ ngành bê tông

Thay đổi rõ nét Đại diện Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, trước năm 1990, phần lớn bê tông trộn tại công trường được định lượng thủ công và trộn bằng máy trộn tự do loại nhỏ nên năng suất, chất lượng, độ ổn định thấp, cả nước chỉ đạt khoảng 300.000 - 500.000m3 mỗi năm. Bắt đầu từ thập niên 90, ngành công nghiệp bê tông nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ...

Làm gì để GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Nâng chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 với điều kiện nợ công tăng lên ngưỡng cảnh báo đặt ra nhiều thách thức về hiệu quả sử dụng vốn, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng trả nợ. Nâng chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 với điều kiện nợ công tăng lên ngưỡng cảnh báo đặt ra nhiều thách thức về hiệu quả sử dụng vốn, kiểm...

Mới nhất

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. ...

Mới nhất