Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcBị tấn công, Trái Đất từng "rơi" khỏi hệ Mặt Trời?

Bị tấn công, Trái Đất từng “rơi” khỏi hệ Mặt Trời?

(NLĐO) – Tổ tiên của chúng ta từng phải đối diện với một thời kỳ khốc liệt khi Trái Đất bất ngờ không còn được nhật quyển che chở.

Theo Sci-News, một nghiên cứu mới cho thấy một đám mây lạnh giữa các vì sao đã từng tấn công hệ Mặt Trời và khiến Trái Đất bị “rơi” khỏi vòng tay bảo vệ của ngôi sao mẹ.

Điều đó xảy ra mới khoảng 2 triệu năm trước, hoặc lâu nhất là 3 triệu năm trước, theo tính toán của các nhà khoa học từ Đại học Boston (Anh), Đại học Harvard và Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

Bị tấn công, Trái Đất từng

Trái Đất từng trở thành “kẻ cô độc”, không còn được sao mẹ bảo vệ? – Ảnh AI: Anh Thư

Những năm gần đây, một số tàu NASA đã đạt đến bước đột phá là thoát khỏi hệ Mặt Trời, tiến vào không gian của các vì sao, tức thoát khỏi cái gọi là “nhật quyển”.

Nhật quyển là một “bong bóng” khổng lồ bao bọc Mặt Trời và các hành tinh của nó, cũng như một số cấu trúc ngoài rìa bao gồm các hành tinh lùn như Sao Diêm Vương và các vật thể ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương khác.

Nhật quyển được tạo thành từ plasma và từ trường Mặt Trời, là cái kén nơi mọi vật thể bên trong nhận được sự bảo vệ của ngôi sao mẹ khỏi các bức xạ vũ trụ khắc nghiệt từ bên ngoài.

Sự bảo vệ này kết hợp với sự bảo vệ của từ quyển mà Trái Đất tự có, được là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp sự sống phát triển, cũng như các quá trình tiến hóa hành tinh được ổn định, an toàn suốt nhiều năm nay.

Nhưng 2 triệu năm trước, trong vụ tấn công của đám mây lạnh mà các nhà khoa học Anh – Mỹ vừa xác định, Trái Đất đã bị tước bỏ sự bảo vệ của nhật quyển.

Theo bài công bố trên Nature Astronomy, nhóm tác giả sử dụng các mô hình máy tính phức tạp để hình dung vị trí của Mặt Trời 2 triệu năm trước, tình trạng của nhật quyển và những thứ trong đó.

Họ cũng lập bản đồ đường đi của hệ thống Dải mây lạnh cục bộ, một chuỗi các đám mây lớn, dày đặc, rất lạnh, chủ yếu được tạo thành từ các nguyên tử hydro, trôi nổi giữa các vì sao.

Mô phỏng của họ cho thấy một trong những đám mây ở gần cuối dải mây đó, được đặt tên là Đám mây lạnh Local Lynx, có thể đã va chạm với nhật quyển.

Cú va chạm này khiến nhật quyển bị nén lại, thay vì bao bọc rất xa bên ngoài quỹ đạo Sao Diêm Vương thì chỉ còn là một chiếc bong bóng nhỏ xíu bọc lấy khu vực trung tâm.

Rất không may, Trái Đất đã nằm ngoài bán kính của quả bóng nhỏ bé này.

Kết quả này phù hợp với bằng chứng địa chất cho thấy sự gia tăng đồng vị sắt-60 và plutonium-244 trong đại dương, trên Mặt Trăng, tuyết ở Nam Cực và lõi băng trong khoảng thời gian đó.

Các đồng vị đó cho thấy địa cầu bị “tắm” bởi bức xạ khắc nghiệt trong môi trường liên sao, và có thể đã trải qua một kỷ băng hà khắc nghiệt trước khi đám mây đi xa và nhật quyển một lần nữa bao bọc tất cả.

“Local Lynx có thể đã liên tục chặn nhật quyển trong vài trăm năm đến một triệu năm, tùy thuộc vào kích thước của đám mây” – GS Avi Loeb từ Đại học Havard, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Chắc chắn sự sống trên Trái Đất gặp khó khăn vào thời điểm đó, bao gồm các loài tổ tiên của chúng ta. Nhưng sự khắc nghiệt này có thể cũng là thứ thúc đẩy tiến hóa.

Hai triệu năm trước là thời gian nhân loại xuất hiện loài Homo erectus, tức “người đứng thẳng”, được cho là loài đầu tiên đi bộ thẳng lưng như chúng ta ngày nay và biết sử dụng công cụ, có tổ chức xã hội.

GS Loeb cũng dự đoán sự kiện “rơi” khỏi nhật quyển có thể tái diễn vào khoảng 1 triệu năm tới.



Nguồn: https://nld.com.vn/bi-tan-cong-trai-dat-tung-roi-khoi-he-mat-troi-196240612100546719.htm

Cùng chủ đề

Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

(NLĐO) - Cả Trái Đất và Sao Hỏa có thể đã bị những kẻ tấn công từ vũ trụ tước bỏ nhiều yếu tố thiết yếu cho sự sống. ...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Phát hiện siêu hành tinh nặng gấp 3.752 lần Trái Đất

(NLĐO) - Quanh hai ngôi sao lùn xa xôi, tàu vũ trụ của châu Âu đã tìm thấy một hành tinh vĩ đại và một thứ kỳ dị nửa sao, nửa hành tinh. ...

Va chạm vũ trụ khiến NASA “lạc lối” ở hành tinh khác

(NLĐO) - Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn. ...

Bên dưới Iran và Iraq, vỏ Trái Đất đang tách đôi

(NLĐO) - Cảnh quan hùng vĩ của khu vực quanh biên giới Iran - Iraq đã được định hình bởi hoạt động của một mảnh vỏ Trái Đất cổ xưa. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Từ chối” vượt đèn đỏ để không nhường đường cho xe ưu tiên có thể bị phạt 6-8 triệu đồng

(NLĐO)- Người tham gia giao thông "vượt đèn đỏ" theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hay nhường đường cho xe ưu tiên sẽ không bị phạt ...

Vòng ánh sáng bí ẩn nuốt trọn một thiên hà

(NLĐO) - Kính viễn vọng không gian Euclid của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã chụp được vật thể gây kinh ngạc quanh thiên hà NGC 6505. ...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng vọt, đồng loạt lập kỷ lục mới

(NLĐO) - Giá vàng miếng SJC sáng nay, 11-2, tăng lên sát 93 triệu đồng, vàng nhẫn 99,99 xấp xỉ 92 triệu đồng/lượng - đều là những mức kỷ lục mới ...

Lối ra cho đất công cần đấu giá

Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều giải pháp đẩy nhanh đấu giá đất công, tạo nguồn thu ...

Chặn chiêu trò mời gọi mua “nhà đất ngộp”

Việc tổ chức hội nghị giới thiệu dự án là quan hệ dân sự nhưng nếu có sai phạm, người dân cần báo ngay cho Sở Xây dựng để kiểm tra, xử lý ...

Bài đọc nhiều

Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19

Khác với đồng hồ quả lắc phổ biến 200 năm trước, đồng hồ của nhà phát minh William Congreve đo thời gian bằng sự di chuyển của quả bóng nhỏ. Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19 Cách hoạt động của đồng hồ bóng lăn. Video: Vimeo Đầu thế kỷ 19, hầu hết đồng hồ đều đo thời gian thông qua sự dao động đều đặn của con lắc. Tuy nhiên, nhà phát minh người Anh William...

Khuyến khích nhà khoa học dám nghĩ, dám làm

Thời gian qua, một trong những vướng mắc đối với các nhà khoa học là chưa có quy định, cơ chế rõ ràng về rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cơ bản để bảo vệ các nhà khoa học, nhưng lại chưa có quy định chi tiết về quản lý rủi ro, chưa đề cập các nghiên cứu có...

Va chạm vũ trụ khiến NASA “lạc lối” ở hành tinh khác

(NLĐO) - Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn. ...

OpenAI cập nhật ChatGPT, ra mắt nút ‘Think’

Nút 'Think' và sự ra mắt của 'o3 mini' hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể khả năng lập luận và phản hồi thông minh của ChatGPT. OpenAI vừa công bố hàng loạt cập nhật quan trọng cho nền tảng ChatGPT, trong đó đáng...

Bên dưới Iran và Iraq, vỏ Trái Đất đang tách đôi

(NLĐO) - Cảnh quan hùng vĩ của khu vực quanh biên giới Iran - Iraq đã được định hình bởi hoạt động của một mảnh vỏ Trái Đất cổ xưa. ...

Cùng chuyên mục

Xử lý nghiêm vi phạm trên nền tảng xuyên biên giới

Thời gian qua, nhiều nội dung vi phạm phát sinh trên nền tảng xuyên biên giới đặt ra đòi hỏi cần nhanh chóng có các giải pháp xử lý nghiêm, góp phần “làm sạch” môi trường mạng. Trong đó, việc phối hợp, đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết. Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh...

Vòng ánh sáng bí ẩn nuốt trọn một thiên hà

(NLĐO) - Kính viễn vọng không gian Euclid của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã chụp được vật thể gây kinh ngạc quanh thiên hà NGC 6505. ...

VGIC 2025: Quy tụ 100 nhà đổi mới thảo luận về AI, chip bán dẫn và fintech

DNVN - Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam toàn cầu (Vietnam Global innovation connect- VGIC 2025) sẽ quy tụ 100 nhà đổi mới xuất sắc cùng thảo luận về ba lĩnh vực then chốt có tính chiến lược và cấp thiết đối với Việt Nam. Đó là lĩnh vực công nghệ bán...

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vẫn tồn tại nhiều hạn chế

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cần có những điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung, đơn giản hóa thủ tục thương mại hóa. ...

Cần chính sách đột phá để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ

DNVN - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một quốc gia hùng mạnh về công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, để tận dụng được tiềm năng này, cần có những chính sách đột phá và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ...

Mới nhất

Giáo viên có thể lách luật, hoán đổi học sinh ở các trung tâm

TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm học thêm có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường quản lý hoạt động này nhưng thực tế, giáo viên sẽ nghĩ cách lách luật, kéo học sinh ra trung tâm, đổi giáo viên dạy học. ...

Sóng dữ, triều cường “ngoạm” đất phá kè vừa xây dựng trị giá 85 tỷ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn

Ước tính khoảng 40m ở đoạn gần cuối phía Nam công trình kè chống sạt lở bờ biển Phổ Trường, xã An Phú, TP.Quảng Ngãi đã bị triều cường, sóng lớn...

Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại

Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình; các Phó...

Thông tin về thuốc Tamiflu và tình hình dịch cúm

Ngày 10/2, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, thuốc Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir) để điều trị cúm vẫn được đảm bảo, dù có sự gia tăng cục bộ các ca mắc cúm từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Tin mới y tế ngày 10/2: Thông tin về thuốc Tamiflu...

Điều gì sẽ xảy ra khi uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng?

Không chỉ có thế, mướp đắng cũng có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa tự nhiên cùng một số vitamin nhóm B có lợi cho sức khỏe. Thường xuyên uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng sẽ đem lại một số lợi ích như: chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh...

Mới nhất