Trang chủChính trịChủ quyềnMột lần đến Trường Sa

Một lần đến Trường Sa

Biểu tượng cho sự sống – trời biển – trên những hòn đảo mà chúng tôi đã đến là chủ quyền lãnh thổ Việt Nam sẽ được kể lại với nhiều người khác trong các cộng đồng người Việt Nam ở các phương trời

Hôm nay là ngày sinh nhật 4 tuổi của cháu, mẹ cháu hỏi: “Ba có nhớ 4 năm về trước, ngày 21-4-2016, ba ở đâu và đang làm gì không?”. “Nhớ chứ, làm sao quên được” – tôi trả lời. Đó là ngày mà cháu cất tiếng khóc chào đời, tôi lênh đênh giữa biển mênh mông cùng đoàn kiều bào gồm 80 người từ 22 quốc gia do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức chuyến đi thăm và động viên các chiến sĩ, người dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, từ ngày 18 đến 28-4-2016.

Trường Sa gần lắm

Hành trình 48 giờ vượt biển khá xa nhưng Trường Sa gần lắm, nằm trong trái tim của dân tộc. Một nắm đất trên đất nước, một vốc cát tại Trường Sa hay Hoàng Sa do tổ tiên ta để lại đều không thể mất.

Sau 2 ngày lênh đênh trên biển thì thấy cụm đá nhô lên giữa trời và biển. Đây rồi, đảo Đá Lớn sừng sững thu hút lấy tôi. Nhìn các anh lính hải quân với nụ cười hồn nhiên của tuổi trẻ, làn da rám nắng, khỏe mạnh và luôn sẵn sàng chiến đấu, hăng say lao động, chúng tôi cảm thấy an lòng.

Nơi đây, khác với cuộc sống trên đất liền, phải tự giải quyết tất cả mọi vấn đề hằng ngày để có được chút đầy đủ cho cuộc sống, như trồng rau trong chậu, tổ chức nuôi gia súc, gia cầm. Các anh lính hải quân phải tiết kiệm từng giọt nước cho bản thân nhưng vẫn phải dành nước cho rau xanh, cho đàn gà, vịt và bầy heo lớn khỏe.

Mọi suy nghĩ xáo trộn trong tôi nảy ra nhiều câu hỏi: Giữa trời nước mênh mông xa đất liền, làm sao tổ chức cuộc sống hằng ngày? Vì sao các chiến sĩ vẫn lạc quan, vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió khi đời sống tinh thần thiếu thốn, xa gia đình, xa người yêu thương, xa tất cả những gì xã hội hiện đại đang có?…

Các anh hy sinh cả cuộc đời để phục vụ cho hai tiếng Việt Nam. Dù rằng hiện nay có phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, đến mỗi ngày chứ không còn đằng đẵng như xưa nhưng vẫn thật sự cách xa gia đình và cuộc sống hằng ngày của xã hội. Con vắng cha, vợ vắng chồng, vắng tất cả người thân yêu, vì Tổ quốc, thương lắm!…

“Trường Sa” ơi, hai chữ quá thiêng liêng! Bao nhiêu dũng khí của con người quyết một lòng bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn từng tấc đất không lùi bước trước sức mạnh của kẻ thù. Lịch sử đã chứng minh, ngày 14-3-1988, câu chuyện huyền thoại về thuyền trưởng Vũ Huy Lễ dưới mưa đạn của địch, quyết chí chỉ huy lao con tàu đang cháy lên bãi cạn đảo Cô Lin để giữ lấy đảo, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Hình ảnh trận chiến đảo Gạc Ma và đảo Cô Lin còn đọng lại quá khứ hào hùng của các chiến sĩ Hải quân. Thà chết chứ không mất đảo!

Sự hy sinh thầm lặng ấy họ không bao giờ nói ra mà luôn chung sức, đồng tâm hiệp lực cùng đồng đội làm bừng lên sức sống nơi đảo xa, giữ vững vị trí tiền tiêu, hiên ngang trước ngọn cờ đỏ sao vàng luôn luôn bay phất phới trên đảo.

Cuộc thi về chủ quyền biển đảo: Một lần đến Trường Sa - Ảnh 1.

Tác giả trong lần ra Trường Sa, đến thăm đảo Đá Lớn B

Kể cho kiều bào nghe về chủ quyền

Đặt chân lên đảo Nam Yết, đứng trước tượng đài Trần Hưng Đạo uy nghi, sừng sững, hướng mắt ra vùng biển rộng lớn, tôi nghĩ ngay đến trận đại thắng Bạch Đằng, nghĩ về tinh thần đấu tranh dân tộc bảo vệ chủ quyền trên đất liền và ngoài biển.

Các đảo như Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Phan Vinh, Trường Sa Đông và Trường Sa Lớn, cây xanh bóng mát rợp đảo, có nhiều hộ gia đình sinh sống, các cháu nhỏ được đến trường học.

Đến Trường Sa, “thủ đô” của quần đảo, nơi đây cuộc sống trên đảo thu nhỏ lại với tiện nghi như đời sống đất liền; có trường học cho các em, chùa chiền đáp ứng nhu cầu tâm linh; có trạm y tế chăm sóc sức khỏe cho chiến sĩ, cư dân trên đảo và ngư dân; có trại chăn nuôi gà, vịt, heo và vườn rau sạch quanh năm… Cũng tại đây, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh uy nghiêm, đài tượng niệm liệt sĩ hiên ngang vươn lên bầu trời xanh giữa những cây cổ thụ phong ba, bàng vuông và có cả phong lan.

Cuộc thi về chủ quyền biển đảo: Một lần đến Trường Sa - Ảnh 2.

Sức sống mãnh liệt của hoa bàng vuông ở Trường Sa

Đặc biệt, cây bàng vuông với hoa nở về khuya mang lại vẻ huyền bí cho đảo, được mệnh danh là nữ hoàng ở Trường Sa. Bàng vuông là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, vẫn vững vàng hiên ngang như người lính Hải quân Việt Nam trên quần đảo này.

Về đêm trên đảo, giữa trời biển bao la, tiếng sóng rì rầm, đầu sóng trắng xóa và gió biển mát dịu êm, chỉ muốn kéo dài thời gian để tận hưởng giờ phút thiêng liêng này vì không biết bao giờ đuộc trở lại để nhìn thấy đời sống giữa thiên nhiên trời và biển đẹp như nơi đây. Tiếng nhạc vang lên – phần trình diễn của đoàn văn công cùng đi với đoàn đến động viên các chiến sĩ trong hành trình thăm đảo.

“Đời mình là một khúc quân hành, đời mình là bài ca chiến sĩ/ Ta ca vang, triền miên qua tháng ngày, lượn bay trên núi đồi biên cương đến nơi đảo xa…”. Chúng tôi không muốn rời nơi đây nhưng rồi phải ra đi với nỗi lưu luyến.

Cuộc thi về chủ quyền biển đảo: Một lần đến Trường Sa - Ảnh 3.

Các chiến sĩ trồng rau trên nhà giàn DK1

Chặng cuối cùng của hành trình là thăm nhà giàn DK1 – cách đất liền khoảng 250-350 hải lý. DK là chữ cái đầu viết tắt của cụm từ dịch vụ kinh tế – khoa học kỹ thuật, được hiểu như một công trình phục vụ mục đích dân sự trên biển. Trên nhà giàn DK1, chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy ở đây vẫn trồng được những vạt rau xanh trên một ngôi nhà “sàn” cắm chân giữa biển, không đất, không nguồn nước ngọt tự nhiên. Các chiến sĩ đã phải nỗ lực đến thế nào để chăm sóc vườn rau xanh trên sân thượng và còn nuôi heo, gà, vịt…

Biểu tượng cho sự sống – trời biển – trên những hòn đảo mà chúng tôi đã đến là chủ quyền lãnh thổ Việt Nam sẽ được kể lại với nhiều người khác trong các cộng đồng người Việt Nam ở các phương trời. 

Không thể nào quên

Cuộc hành trình kết thúc mang lại rất nhiều kỷ niệm sâu sắc. Chúng tôi sẽ không quên được hình ảnh các anh chiến sĩ da rạm nắng ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương ta với những trái tim đau đáu hướng về đất mẹ, hướng về Hoàng Sa đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Chúng tôi cũng sẽ không thể quên tiếng chuông chùa vang vọng giữa sóng biển, đưa ánh nhìn của bao nhiêu ngôi mộ chiến sĩ vượt sóng trở về quê hương. Chúng tôi cũng sẽ nhớ màu xanh của cây vươn lên từ đá, từ san hô, từ đất mặn giữa biển, từ những chậu cây trên sân thượng nhà giàn… Điều đó biểu trưng cho sự quyết tâm, bền bỉ, lòng yêu thương, chia sẻ giữa người và cây, từng giọt nước ngọt hiếm hoi.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo

Với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; để mọi tầng lớp nhân dân ý thức được rằng giữ gìn, bảo vệ vững chắc biển đảo, bảo vệ không gian sinh tồn đời đời của dân tộc Việt là trách nhiệm của các thế hệ người Việt Nam, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” năm 2020-2021 với nhiều phần thưởng hấp dẫn

Phạm vi đề tài

Các tác phẩm dự thi thực hiện theo một trong những phạm vi như sau:

– Cung cấp thông tin tư liệu, tài liệu lịch sử khẳng định pháp lý, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam nói chung cũng như chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam; cũng như góp phần phát triển kinh tế biển, văn hóa biển và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.

– Cảm nhận về biển đảo; tình yêu đối với biển đảo Tổ quốc Việt Nam.

– Sự hy sinh, không ngại khó, ngại khổ của người chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển… đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi của Tổ quốc.

– Lực lượng ngư dân có quá trình bám biển lâu dài, không ngại khó, ngại khổ, thậm chí hy sinh tính mạng để ngoài nhiệm vụ làm kinh tế, họ còn là những cột mốc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc… .

Ban Tổ chức khuyến khích tác giả gửi clip/video kèm bài viết; hội đồng giám khảo xem đây là “điểm cộng” nếu các tác phẩm dự thi có số điểm chấm ngang nhau.

Thể loại

Là bài viết dưới dạng bút ký, phóng sự, ký sự, tường thuật, ghi nhanh…

Yêu cầu

– Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan. Tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền.

– Tác phẩm dự thi (bài và ảnh; clip/video) chưa đăng, phát trên bất kỳ phương tiện đại chúng nào, kể cả trang cá nhân.

– Bài đã gửi tham dự cuộc thi viết về “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” 2020-2021 do Báo Người Lao Động tổ chức thì không được gửi cho nơi khác, cuộc thi khác.

– Các tác phẩm có liên quan đến tư liệu, tài liệu lịch sử… thì tác giả phải gửi kèm bài viết hoặc trích nguồn, dẫn nguồn.

– Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài báo.

– Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

– Tác phẩm dự thi có thể đánh máy vi tính trên một mặt giấy (khổ A4) hoặc gửi qua email, cuối tác phẩm ghi rõ tên tác giả, bút danh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng.

– Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo đúng quy định của Báo Người Lao Động.

– Tác phẩm được sử dụng thuộc sở hữu của Báo Người Lao Động; tác phẩm không được sử dụng, Báo Người Lao Động không có trách nhiệm gửi lại cho tác giả.

Đối tượng dự thi

– Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

– Đơn vị tài trợ và phóng viên, cộng tác viên cơ hữu của báo không được tham gia.

Giải thưởng

– Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng;

– Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng;

– Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng;

– Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.

Thời gian

– Bắt đầu nhận bài từ ngày 1-8-2020 đến hết ngày 15-5-2021.

– Dự kiến trao giải vào ngày 1-6-2021 (nhân dịp kỷ niệm 2 năm chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”).

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi

– Tòa soạn Báo Người Lao Động: 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM.

– Điện thoại: 028.3930 5376 – 0903.343439.

– Email: [email protected]

– Bài dự thi ghi rõ “Bài dự thi viết về chủ quyền biển đảo trên Báo Người Lao Động”.

Báo Người Lao Động rất mong nhận được nhiều bài dự thi hay của bạn viết gần xa.

TÒA SOẠN



Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/mot-lan-den-truong-sa-20200820201457816.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ lần thứ 20 của nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Ngày 14 tháng Giêng hàng năm gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn đều tổ chức giỗ. Năm nay tròn 20 năm, đông nghệ sĩ tề tựu ...

Cục Hàng không lên tiếng việc cấp slot bay cho Emirates đến Sân bay Đà Nẵng

(NLĐO)- Làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề xuất khẩn trương cấp slot cho hãng hàng không Emirates. Cục Hàng không có phản hồi về việc này. ...

Tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, bầu Hiển hé lộ hợp tác với các tập đoàn lớn của Mỹ

(NLĐO) - HDBank và đối tác đang thực hiện các hợp đồng 48 tỉ USD với tập đoàn lớn của Mỹ; tập đoàn T&T của bầu Hiển xúc tiến hợp tác chiến lược với Boeing… ...

Bảo đảm tuyệt đối an ninh Đại hội Đảng các cấp

(NLĐO)- Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng yêu cầu bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng ...

Bất ngờ hình ảnh trước giờ Khai ấn đền Trần

(NLĐO)- Chỉ còn ít giờ đồng hồ nữa sẽ diễn ra lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định), thế nhưng người dân, du khách về dự lễ không còn tấp nập như những năm trước ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Công nghiệp khai khoáng góp phần phát triển kinh tế

Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã từng bước có chuyển biến tích cực, trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương đã được nâng cao. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có ý thức chấp hành pháp luật, đầu tư các...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Giá vàng thế giới chứng kiến “cơn cuồng phong”, sẽ tăng tới 3.500 USD/ounce? SJC biến động thất thường

Giá vàng hôm nay 12/2/2024 ghi nhận thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục, tiến gần mốc 3.000 USD/ounce vì thuế quan của ông Trump. Chuyên gia dự báo, giá kim loại quý có thể đạt 3.250 - 3.500 USD/ounce trong thời gian tới.

hoàn thiện phương án sắp xếp các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

Kinhtedothi - Ngày 11/2, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 429/UBND-NC về việc hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Theo đó, phương án sắp xếp gồm: Duy trì 6 phòng và tương đương: (1) Văn phòng HĐND và UBND; (2) Thanh tra; (3) Phòng Tư...

Techcombank trả lương tổng giám đốc người nước ngoài gần 26 tỉ đồng năm 2024

Một số ngân hàng, doanh nghiệp chi thù lao, lương cho cấp quản lý cũng như nhân viên năm 2024 khá "mạnh tay". Đặc biệt, Techcombank trả cho tổng giám đốc người nước ngoài mức thu nhập lên vài chục tỉ một năm. ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị việc thi, kiểm tra không gây áp lực học thêm cho học sinh

NDO - Ngày 11/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi UBND cấp tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông. Năm học 2024-2025 là năm học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai thực hiện trong toàn bậc học phổ thông...

Đức Phúc mất 6 tiếng quay cảnh cầu hôn Hoa hậu Thanh Thủy

Ra mắt MV "Chăm em một đời" nhân dịp Valentine, khoảnh khắc Đức Phúc quỳ gối cầu hôn Hoa hậu Thanh Thuá»· nhận được nhiều chú ý của khán giả. Tối 11/2, Đức Phúc phát hành MV Chăm em một đời - sản phẩm âm nhạc được ra mắt dịp Valentine.  Đây không chỉ là MV ca nhạc mà còn là...

Mới nhất