Trang chủSự kiệnCuộc kháng chiến chủ động, sáng tạo của dân tộc yêu chuộng...

Cuộc kháng chiến chủ động, sáng tạo của dân tộc yêu chuộng hòa bình

Trong cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường, quân và dân Thủ đô đã đánh hàng trăm trận, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, tạo điều kiện để cả nước bước vào triển khai thế trận chiến đấu lâu dài.
Chiến sỹ Trần Thành, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Thủ đô Hà Nội ngày 23/12/1946 - những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, với ý chí "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh." (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến sỹ Trần Thành, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Thủ đô Hà Nội ngày 23/12/1946 – những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, với ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.” (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cách đây 78 năm, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Hà Nội đã giương cao ngọn cờ “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh,” biến từng con phố, ngôi nhà thành chiến hào, chiến lũy triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.

Trải qua 60 ngày đêm chiến đấu kiên cường, anh dũng, sáng tạo, quân và dân Hà Nội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não, tản cư, bảo đảm an toàn cho nhân dân; chuyển hàng nghìn tấn máy móc, vật tư ra an toàn khu, tạo tiềm lực ban đầu cho kháng chiến.

Trong cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường đó, quân và dân Thủ đô đã đánh hàng trăm trận, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, tạo điều kiện để cả nước bước vào triển khai thế trận chiến đấu lâu dài.

Cuộc kháng chiến chủ động, sáng tạo của dân tộc yêu chuộng hòa bình

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, một thành tựu vĩ đại của chặng đường đấu tranh đầy hy sinh và anh dũng của dân tộc. Tuy nhiên, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn, chính thức mở màn cho cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam và Đông Dương. Trong khi đó, Nhà nước cách mạng non trẻ đang đứng trước vô vàn thử thách, chính quyền chưa được củng cố vững chắc.

Trước tình thế đó, bằng con đường ngoại giao, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sức tìm kiếm giải pháp nhằm giữ độc lập, tự do, hòa bình cho đất nước. Chúng ta đã nhân nhượng ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) với Pháp. Tuy vậy, với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã bội ước những vấn đề đã ký kết, lấn tới, tuyên bố: Thi hành mọi biện pháp quân sự nhằm khôi phục quyền thống trị.

Nhưng cũng sớm nhận biết “không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định phải đánh Pháp” (1), Đảng ta đã dự liệu: “Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp, không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, vẫn sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc ấy và nhất định không để đàm phán với Pháp làm nhụt ý tinh thần quyết chiến của dân tộc ta” (2). Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đàm phán với Pháp nhằm để kéo dài thời gian chuẩn bị, tạo thế, tạo lực cho cuộc kháng chiến.

ttxvn_78_nam_ngay_toan_quoc_khang_chien_ha_noi_17-3.jpg
Quân và dân Thủ đô lập chốt chiến đấu trên phố Hàng Bài. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ra sức chuẩn bị về tư tưởng, đường lối, tổ chức, lực lượng, cũng như xây dựng quyết tâm kháng chiến cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Những quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp từng bước hình thành, thể hiện ở Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (ngày 5/11/1945), văn kiện “Công việc khẩn cấp bây giờ” (ngày 5/11/1946), Toàn dân kháng chiến (ngày 12/12/1946)… và đã được xác định tại Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng (mở rộng) tại Vạn Phúc (ngày 18 và 19/12/1946). Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài.

Sau gần 16 tháng lực lượng cách mạng được chuẩn bị mọi mặt, Đảng đã trưởng thành một bước trong chỉ đạo chiến tranh cách mạng; đội ngũ đảng viên được tăng cường, chính quyền cách mạng ngày càng được củng cố vững mạnh; lực lượng vũ trang có bước phát triển mới, có thêm kinh nghiệm chiến đấu từ Nam Bộ kháng chiến. Đặc biệt là chúng ta đã xây dựng quyết tâm chiến đấu và niềm tin tất thắng trong nhân dân.

Đây là động lực to lớn để thúc đẩy cách mạng phát triển; là nhân tố tiên quyết bảo đảm cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc.” (3)

Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước

Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông), ra quyết định lịch sử: phát động Toàn quốc kháng chiến.

20 giờ ngày 19/12/1946, Hà Nội đi đầu, nổ súng tấn công quân Pháp, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc.

Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi đồng bào cả nước kháng chiến, khẳng định rõ:

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.”
 (4)

ttxvn_78_nam_ngay_toan_quoc_khang_chien_ha_noi_17-2.jpg
Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc, trở thành biểu tượng lớn của sức mạnh đại đoàn kết. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đáp lại Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc đã nhất tề đứng lên kháng chiến với ý chí “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Tại Hà Nội, sau hiệu lệnh nổ súng, Vệ quốc đoàn và Tự vệ đồng loạt tiến công các mục tiêu trong trung tâm thành phố. Phối hợp với bộ đội, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp chặn địch.

Cùng với quân, dân Thủ đô, quân và dân các đô thị từ Bắc vĩ tuyến 16 trở ra, như: Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… cũng nổ súng tiến công giam chân địch trong các thành phố, thị xã, giành được thắng lợi bước đầu.

Ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, lực lượng vũ trang và nhân dân đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh phá kế hoạch bình định, kiềm chế không cho địch đưa lực lượng chi viện cho Trung Bộ và Bắc Bộ. Cuộc chiến đấu quyết liệt, anh dũng của quân và dân ta trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã giành được những thắng lợi quan trọng, làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.

Trải qua gần hai tháng liên tục chiến đấu, quân dân ta giành thắng lợi quan trọng: thực hiện tiêu hao, tiêu diệt, giam chân địch trong thành phố, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; tạo điều kiện di chuyển các cơ quan, kho tàng, vật chất (ta đã vận chuyển được gần 40.000 tấn máy móc, nguyên liệu ra vùng căn cứ); tranh thủ thời gian tổ chức cho hàng chục vạn nhân dân tản cư về vùng căn cứ xây dựng thế trận kháng chiến lâu dài.

Mãi là bài học đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Khí thế của Toàn quốc kháng chiến vẫn là bản anh hùng ca nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc; đồng thời, tiếp thêm sức mạnh để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Toàn quốc kháng chiến đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của Nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX và để lại nhiều bài học vô cùng quý giá.

Đó là, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm vững mục tiêu bất biến là độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; linh hoạt trong sách lược nhằm phân hóa, cô lập và loại bớt kẻ thù, tạo thêm thời gian và điều kiện để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

ttxvn_78_nam_ngay_toan_quoc_khang_chien_ha_noi_17-4.jpg
Ngay sau khi quân ta vào tiếp quản thủ đô, mọi sinh hoạt của Hà Nội đã trở lại bình thường. Trong ảnh: Chợ Đồng Xuân đông đúc người mua bán. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đó là bài học lớn về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chính là chất keo sơn để tiếp tục củng cố, quy tụ thành sức mạnh nội sinh của dân tộc nhằm xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; bảo đảm vững chắc hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Trong công cuộc đổi mới, để giữ vững và bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình lâu dài của đất nước, tư tưởng “hòa bình” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thắp lên từ ngày đầu phát động nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã luôn soi đường, chỉ lối cho Đảng ta, nhân dân và các lực lượng vũ trang ta tập trung vào thực hành và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đã 77 năm trôi qua nhưng lời kêu gọi bất hủ có giá trị lịch sử sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, khẳng định bài học lớn về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Khát vọng hòa bình, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ phá hoại, xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do đất nước ta không chỉ được nuôi dưỡng, hun đúc, phát huy trong mọi tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang, mà còn được cụ thể hóa bằng những hành động, việc làm cụ thể trong xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc và chủ trương bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

Gần 80 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn về tầm vóc cũng như giá trị lịch sử Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Sự kiện đã góp phần khẳng định đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong cuộc đụng đầu lịch sử với thực dân Pháp. Mặt khác, thắng lợi của Toàn quốc kháng chiến là thắng lợi đầu tiên trong cuộc trường chinh 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975), tạo cơ sở vững vàng cho ta giành được thành quả cách mạng trong những chặng đường tiếp theo./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/cuoc-khang-chien-chu-dong-sang-tao-cua-dan-toc-yeu-chuong-hoa-binh-post1002526.vnp

Cùng chủ đề

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

(CLO) Sáng 1/1/2025, tại Hà Nội, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam” và giới thiệu ấn phẩm “Hành trình vì hòa bình” của Thượng tướng...

Sắp xếp, điều chỉnh lực lượng Quân đội có lộ trình, vừa làm vừa rút kinh nghiệm

Làm tốt công tác về tư tưởng, tổ chức, công tác cán bộ và chính sách nên Quân đội luôn giữ vững được sự ổn định trong suốt quá trình điều chỉnh lực lượng, bảo đảm huấn luyện, chiến đấu không bị gián đoạn. LỜI TÒA SOẠN Xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh là một trong những nội dung trọng tâm, cấp thiết của công tác quân sự, quốc phòng trong nhiệm kỳ này, nhằm tạo tiền đề vững chắc...

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Ngày 24/12, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - chủ trì Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. ...

CT Group – những dấu ấn công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

CT Group và 4 công ty thành viên trong lĩnh vực công nghệ cao mang đến Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) loạt công nghệ đột phá và ấn tượng. Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), diễn ra từ ngày 19 - 22/12/2024, tạo dấu ấn trong ngành công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao toàn cầu. Sự kiện quy tụ gần 200 đơn vị...

Xem bộ đội đặc công dùng răng kéo ô tô, dùng thương đẩy ô tô lăn bánh

(NLĐO) - Đặc trưng của võ chiến đấu đặc công là đơn giản, hiệu quả, hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cité de l'Océan của thành phố Biarritz – nơi gắn kết con người và biển cả

Cùng với Thủy cung Biarritz, Cité de l'Océan ở nước Pháp mang lại cho khách tham quan một góc nhìn khoa học, công nghệ, văn hóa và giải trí độc đáo và mới mẻ về thế giới biển.Hang động Lascaux tại Pháp - nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sửLàng Biot ở miền Nam nước Pháp: Nơi gặp gỡ của du lịch và nghệ thuậtCác lâu đài cổ dọc sông Loire - niềm tự hào của nước...

Bài Văn khấn cúng Tất niên Tết Nguyên đán Ất Tỵ chi tiết, đầy đủ

Lễ cúng tất niên là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt, diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên gia đình sum họp. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng Tất niên có thể...

Sức hút của du lịch Bình Thuận dịp Tết Nguyên đán

Chuỗi hoạt động du lịch sôi động trong dịp Tết năm nay cùng với sự ra đời của Phố ẩm thực đêm Phan Thiết… là tín hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm mới; tạo sinh khí mới để ngành du lịch bứt phá.Khách quốc tế tăng, du lịch Bình Thuận dồn sức vào mùa cao điểm cuối nămBình Thuận: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để đạt mục tiêu đón 9,5 triệu kháchBình Thuận: Đa dạng hóa...

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 tôn vinh 17 đơn vị của Việt Nam

Giải thưởng Du lịch ASEAN là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các địa phương, đơn vị có sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chất lượng cao, góp phần phát triển bền vững các điểm đến du lịch.Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim Việt Nam thắng lớn tại Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024Hà Nội giành cú đúp tại Giải thưởng Du lịch Thế giới khu vực...

Ninh Bình: "Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư

Ngày 25/1, "Không gian chợ Tết xưa" được khai mạc tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa, quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều chợ hoa Tết đồng loạt mở cửa đón kháchSau bão Yagi, chợ hải sản Quảng Ninh “hồi sinh” kịp thời phục vụ Tết 2025 Tết Ất Tỵ 2025: Chợ đầu mối Hà...

Bài đọc nhiều

Pháp đã làm gì để tiết kiệm tiền tổ chức Olympic và được những gì?

(Dân trí) - Pháp đã dự tính sẽ giảm chi tại kỳ Olympic này bằng cách tận dụng, tái chế và đi thuê nhưng việc không có điều hòa, giường bằng bìa carton, sông Seine ô nhiễm... đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều.   Gánh nặng chi phí dần trở thành lý do chính khiến ngày càng ít thành phố trên thế giới tham gia đấu thầu đăng cai Olympic. Các kỳ thế vận hội gần đây đều tiêu...

Không gian hợp tác rộng mở kết nối Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Sáng 27/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nhà nước Qatar; tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc Vương quốc Saudi Arabia. (Ảnh: TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, nhiều văn kiện quan trọng đã được thông...

IMF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

Tổng Giám đốc IMF mong rằng Việt Nam có thể cùng IMF chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện thành công của nền kinh tế Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là các đối tác ở khu vực châu Phi. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/9 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa...

Bộ trưởng Y tế đeo khẩu trang, bịt mặt đi mua thuốc kê đơn

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, bà đã đeo khẩu trang, bịt mặt ra hàng thuốc gần nhà mua thuốc kê đơn Seduxen để kiểm tra. Sáng 12.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Chủ tịch Quốc hội...

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo vừa đẹp mắt, vừa dễ nấu

(Dân trí) - Ngoài những món ăn truyền thống, ngày nay nhiều gia đình còn lựa chọn các món ăn hiện đại để làm phong phú thêm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo. Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là một nghi lễ quan trọng của người Việt. Dịp này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo với các món ăn, hoa quả tươi ngon được lựa chọn kỹ càng. Mâm...

Cùng chuyên mục

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Dân trí) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chi-tiet-30-diem-ban-phao-hoa-o-ha-noi-dip-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-20250123223710855.htm

Giới trẻ tấp nập check in đường hoa Tết ở ‘khu nhà giàu’ TPHCM

TPO - Chưa đến giờ khai mạc nhưng từ trưa, nhiều bạn trẻ đã đến chụp ảnh cùng linh vật năm Ất Tỵ tại tuyến đường nối thẳng đến cầu Ánh Sao trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TPHCM). Đường hoa với nhiều tiểu cảnh rực rỡ, mở cửa đón khách từ 23/1 đến 1/2. Cổng Nghinh xuân với sắc đỏ, vàng rực rỡ. Trên cổng, chủ đề được thể hiện nổi bật, cùng hàng trăm chiếc phong bao lì xì...

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Mới nhất

Đường hoa xuân rực rỡ ở Bắc Ninh

TPO - Đường hoa Tết ở Bắc Ninh được trang trí với nhiều tiểu cảnh thể hiện sự vươn mình phát triển, hội nhập và truyền thống Kinh Bắc trở thành điểm du Xuân thú vị. TPO - Đường hoa Tết ở Bắc Ninh được trang trí với nhiều tiểu cảnh thể hiện sự vươn mình...

Chàng trai sở hữu 1.000 xe mô hình: ‘Đam mê giúp bản thân trở thành phiên bản tốt hơn’

"Tôi xem việc sưu tầm xe mô hình như liệu pháp để chữa lành tâm hồn. Việc sưu tập cũng giống như việc đi học. Phải học hỏi và nghiên cứu, tìm những thứ đẹp nhất, tuyệt vời nhất đem vào bộ sưu...

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Vì những chuyến tàu Xuân

Những ngày giáp Tết, tại Ga Biên Hòa, không khí hối hả hơn ngày thường. Từng chuyến tàu nối tiếp nhau, mang theo hàng trăm hành khách rời xa thành phố Biên Hòa, trở về các tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung để đoàn tụ gia đình. Nhưng với những người làm nghề trực ban ga tàu và soát...

Mới nhất