Trang chủChính trịChủ quyềnVạch trần âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông

Vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông

Với việc đưa số lượng lớn tàu cá đến đá Ba Đầu, rất có khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng “chiến thuật bắp cải” để giành quyền kiểm soát thực tế khu vực này

Những ngày qua, Trung Quốc đang khiến dư luận quốc tế “dậy sóng” khi điều hàng loạt tàu đến gần một bãi đá ngầm trên biển Đông, được gọi là đá Ba Đầu, rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam.

Mưu đồ “tam chủng chiến pháp”

Đá Ba Đầu là một rạn san hô chưa phát triển và không có người ở. Là cấu trúc địa lý ở cực Đông trong cụm Sinh Tồn ở Trường Sa, đá Ba Đầu có vị trí chiến lược và là cơ sở lý tưởng để giám sát và điều động đối với toàn bộ khu vực biển kế cận.

Chính quyền Philippines cho rằng sự hiện diện của lực lượng tàu thuyền này là “một mối quan ngại vì hoạt động đánh bắt cá quá mức và hủy hoại môi trường biển, cũng như có thể gây ra những rủi ro đối với hoạt động đi lại an toàn trên biển”.

Vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông - Ảnh 1.

Trung Quốc đưa hàng loạt tàu đến khu vực đá Ba Đầu .Ảnh: MAXAR

Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh cách đây không lâu. Luật này cho phép lực lượng Hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ khí trong một số trường hợp nhất định trong “vùng biển thuộc quyền tài phán” của Trung Quốc. Dĩ nhiên, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và đã bị Tòa án Trọng tài thường trực chính thức bác bỏ năm 2016.

Một số nhà nghiên cứu nhận định đây là một phần trong “tam chủng chiến pháp” của Trung Quốc, tức là Trung Quốc muốn sử dụng “chiến tranh tâm lý, chiến tranh pháp lý và chiến tranh truyền thông” để đạt được mục đích độc chiếm biển Đông mà không cần tới chiến tranh quân sự.

Ngoài ra, để tránh dẫn đến xung đột quân sự (điều sẽ dẫn tới sự tham gia của nhiều cường quốc trên thế giới, có thể gây ra sự bất lợi cho Trung Quốc), Trung Quốc luôn sử dụng các tàu cá giả dạng (hay còn gọi là tàu dân quân biển) cùng với các tàu của hải giám, hải cảnh đâm chìm các tàu cá của ngư dân các quốc gia khác; đồng thời xâm nhập bất hợp pháp và đe dọa tàu cá, tàu thăm dò và khai thác dầu khí của các quốc gia trên khu vực biển Đông, cho dù họ đang hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế của họ. Chiến thuật này được các nhà nghiên cứu phương Tây gọi là “chiến thuật vùng xám”.

Bảo vệ “đường lưỡi bò” phi pháp

“Chiến thuật vùng xám” liên tục được Trung Quốc thử nghiệm và điều chỉnh qua những cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp của các nước trên biển Đông từ năm 2006. Mục đích của những hành động quấy rối đó nhằm thay đổi hiện trạng, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp và gây lúng túng cho các nước trong việc phản ứng.

Cùng với cái gọi là “yêu sách đường lưỡi bò”, từ năm 2009, Trung Quốc phát động một “chiến dịch” lớn nhằm tìm mọi cách để bảo vệ tính “chính danh” cho yêu sách phi pháp “đường lưỡi bò”. Bắc Kinh luôn từ chối vai trò của các tòa án quốc tế, trong khi ra sức tuyên truyền cho yêu sách phi pháp này.

Bên cạnh đưa ra cách diễn giải riêng về lịch sử và pháp lý, Trung Quốc cũng tăng cường hiện diện trên thực địa thông qua xây dựng hạm đội hải cảnh, cùng với một lực lượng dân quân biển đông đảo. Các lực lượng bán quân sự như trên rất phù hợp với triết lý của “vùng xám”: Gây ra đủ căng thẳng, bảo vệ được sự hiện diện của Trung Quốc nhưng lại không đẩy căng thẳng lên mức độ xung đột quân sự để tránh sự can thiệp của các cường quốc khác.

Trong giai đoạn năm 2019-2020, Trung Quốc tiếp tục đe dọa, quấy rối và ép buộc các bên tranh chấp khác trong vùng biển tranh chấp, qua đó ngăn cản các nước này khai thác tài nguyên. Các tàu đánh cá vỏ thép của lực lượng dân quân Trung Quốc liên tục đâm và đánh chìm tàu đánh cá của các bên tranh chấp, phá hoại hoạt động đánh bắt cá hợp pháp. “Chiến thuật vùng xám” đã được Trung Quốc lặp lại ở biển Đông hồi năm ngoái, bao gồm: thành lập 2 đơn vị hành chính cấp quận – huyện bất hợp pháp để kiểm soát Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa; xây trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và đá Xu Bi ở quần đảo Trường Sa; điều đội tàu dọa dẫm và ngăn chặn Malaysia thăm dò, khai thác tài nguyên ngoài khơi.

Bài học từ sự kiện Scarborough

Năm 2012 xảy ra sự kiện Trung Quốc đã sử dụng “chiến thuật vùng xám” mà tướng Trương Triệu Trung của Trung Quốc hay khoe khoang là “chiến thuật cải bắp” để giành quyền kiểm soát trên thực tế Bãi cạn Scarborough từ tay của quân đội Philippines. “Chiến thuật cải bắp” sử dụng nhiều lớp tàu khác nhau: lớp đầu tiên, cho tàu cá xâm nhập (thực chất là tàu dân quân biển giả dạng tàu cá); vòng thứ 2, tàu hải giám, hải cảnh tuần tra, giám sát, hộ tống; vòng thứ 3, sử dụng tàu hải quân đe dọa. Bằng cách này, các tàu của Philippines vốn ít về số lượng và không đủ uy lực nên sẽ không thể vượt qua các lớp tàu để tiếp cận Scarborough. Tướng Trương Triệu Trung còn khẳng định chiến lược này có thể được áp dụng ở các nơi khác mà không cần phải sử dụng đến chiến tranh, thay vào đó chỉ cần “thời điểm thích hợp”. “Đối với những hòn đảo nhỏ, chỉ có vài binh lính của các nước đóng quân trên đó, không có thức ăn, thậm chí là nước uống. Nếu chúng ta thực hiện “chiến lược cải bắp”, họ sẽ không thể gửi được thực phẩm và nước uống lên các đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong 1 đến 2 tuần, các binh sĩ sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại” – ông Trương bày kế.

Vì vậy, với việc đưa số lượng lớn tàu cá đến đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của Việt Nam, rất có khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng “chiến thuật bắp cải” để giành quyền kiểm soát khu vực này. 

Ép buộc các nước từ bỏ chủ quyền

Các nhà nghiên cứu dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng “chiến thuật vùng xám” nhằm đạt được hai mục tiêu: Thứ nhất, nhằm ngăn chặn sự hiện diện của Mỹ và các cường quốc khác ở biển Đông; thứ hai, ép buộc các quốc gia ASEAN trực tiếp liên quan đến tranh chấp phải từ bỏ chủ quyền.

Nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối các hành động hung hăng này của Trung Quốc. Ông Greg Pol-ing, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, nói rằng Trung Quốc cần bị áp dụng các biện pháp trừng phạt do cách hành xử hiếu chiến.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/vach-tran-am-muu-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-20210401221700849.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 xe tải tông nhau trên Quốc lộ, nhiều người bị thương

(NLĐO) – Sau vụ va chạm trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Bình Định, 3 xe tải bị hư hỏng nặng, 5 người bị thương được đưa đến bệnh viện cấp cứu. ...

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu

Văn phòng Chủ tịch nước dự kiến tổ chức bộ máy gồm có 6 vụ trực thuộc và không tổ chức cấp phòng trong vụ ...

Nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ lần thứ 20 của nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Ngày 14 tháng Giêng hàng năm gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn đều tổ chức giỗ. Năm nay tròn 20 năm, đông nghệ sĩ tề tựu ...

Cục Hàng không lên tiếng việc cấp slot bay cho Emirates đến Sân bay Đà Nẵng

(NLĐO)- Làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề xuất khẩn trương cấp slot cho hãng hàng không Emirates. Cục Hàng không có phản hồi về việc này. ...

Xử lý nghiêm TikToker “review” sai về di tích lịch sử đền Tranh

(NLĐO)- Chủ tài khoản TikTok có tên @Duc.Hai Duong đã đăng tải video clip không phải là đền Tranh mà là hình ảnh về công trình do tư nhân xây dựng trái phép ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa

(TN&MT) - Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Cảnh hỗn loạn, gặp sự cố khi trèo rào sau lễ khai ấn Đền Trần

Khoảng 0h30 ngày 12/2 (15 tháng Giêng), ngay sau khi nghi lễ khai ấn Đền Trần vừa kết thúc, hàng nghìn người dân đã xô đẩy, chen nhau, trèo rào để vào dâng hương, xin lộc lấy may. ...

Tái tạo ngực miễn phí cho bệnh nhân ung thư vú

NDO - Đối với các bệnh nhân ung thư vú sau điều trị, có những người ở độ tuổi rất trẻ đã phải mang khiếm khuyết hình thể. Thấu hiểu điều này, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã tổ chức chương trình "Tạo hình vòng 1 sau điều trị ung thư" để đồng hành cùng những người...

Hội nghị thượng đỉnh AI Paris: Chúng ta không nên sợ sự đổi mới

Hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra tại Paris cho thấy những nỗ lực kiềm chế sự phát triển của AI đã hạ nhiệt. Tại các hội nghị thượng đỉnh AI trước đó tổ chức tại Vương quốc Anh và Hàn Quốc, nhiều cường quốc thế giới đã tập trung vào những rủi ro...

Lợi gì khi không tổ chức HĐND cấp quận, phường?

Nhiều ý kiến cho rằng, việc không tổ chức HĐND cấp quận, phường đem lại nhiều lợi ích. Trong đó, rõ nhất là giúp tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. ...

Đặc sản Cam Lâm ở Khánh Hòa có món gì ngon mà mời khách Tây cả ông lẫn bà đều thích luôn?

Nhiều năm qua, nhóm bạn trẻ Đặng Thế Truyền ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã tìm đến các khu vực để giới thiệu đặc sản, nông sản được làm...

Mới nhất