Trang chủChính trịChủ quyềnBiển đảo trong tim người xuất sĩ

Biển đảo trong tim người xuất sĩ

(NLĐO) – Tổ quốc là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Với Phật giáo, tinh thần tri ân – báo ân được đặt lên hàng đầu trong nhắc nhở Tăng tín đồ. Nhiệm vụ chung tay cho sự bình yên bờ cõi chủ quyền cũng chính là giữ yên cho đời sống tâm linh của Phật tử.

Chủ quyền quốc gia ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ. Những nhà sư trong vai trò của mình cũng phát nguyện góp sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng Phật sự làm trụ trì những ngôi chùa trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).

Những nhà sư ra đảo

Tôi nhớ cách đây 10 năm, trong một lần được hầu chuyện, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết Hòa thượng từng được ra Trường Sa cùng với đoàn lãnh đạo TP HCM do bà Phạm Phương Thảo, lúc đương nhiệm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP HCM, dẫn đầu.

Trong ký ức khó quên, Hòa thượng Thích Giác Toàn kể: “Tôi là tu sĩ duy nhất trong đoàn. Hôm đó là một sớm tháng 4-2008, trời vừa hừng đông, đoàn cán bộ và nhân dân, đại diện chính quyền và khối đại đoàn kết dân tộc đến Trường Sa với niềm xúc động, bồi hồi. Tôi cùng đoàn đã được đi hầu khắp các đảo ở Trường Sa, như Trường Sa Lớn và các đảo xung quanh”. Theo Hòa thượng, dân cư và chiến sĩ ở xa bờ, đời sống khá khó khăn nhưng hình ảnh quê hương và Tổ quốc thì rất gần, ở ngay trong tim họ.

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Biển đảo trong tim người xuất sĩ - Ảnh 1.

Hòa thượng tham gia trồng cây lưu niệm trên huyện đảo Trường Sa

“Tôi cảm nhận được sự gắn bó và hy sinh ấy của chiến sĩ và người dân trên đảo. Họ đã sống và gìn giữ biển đảo từ bao đời, tiếp nối truyền thống và ước nguyện của tổ tiên” – Hòa thượng Thích Giác Toàn xúc động.

Cảm được tình non sông gắn kết giữa đất liền – biển đảo, quân – dân đó, Hòa thượng Thích Giác Toàn với bút danh Trần Quê Hương (nhà thơ – NV) đã làm bài thơ ngay tại đảo và đọc cho chiến sĩ cùng đồng bào trên đảo nghe.

Bài thơ này cũng được vị giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc trên sóng truyền hình trong dịp cầu truyền hình hướng về Trường Sa, gửi tấm lòng của người xuất sĩ có duyên đến đất thiêng của Tổ quốc:

Tôi đến Trường Sa buổi rạng đông

Trời chưa lên, nắng sớm chưa hồng

Tình quân dân sáng ngời ánh mắt,

Tay bắt mặt mừng – Đẹp núi sông

Cầu tàu, phi đạo, sân bia đảo

Đài gác không lưu vùng biển xa

Xanh thẳm bốn mùa, bàng vuông lá

Hàng phong ba mưa nắng gánh sơn hà

Giếng nước, vườn rau… ươm thắm tươi

Bạc hà, cải bẹ, muống, mồng tơi

Bí, bầu trĩu nặng… xinh xinh quả

Sức sống bừng lên – Đất Mẹ cười

Những mái nhà dân, tăng sức dân

Dân thành, dân đảo… nối tình thân

Ngọt bùi san sẻ tình dân tộc,

Con cháu Rồng Tiên huyết thống thần

Đá Lát, Đá Tây… Trường Sa Đông

Phan Vinh, Tốc Tan… trái tim đồng

Ba nấm mộ thiêng hương khói quyện,

Đời đời tạc dạ với non sông

Tôi về nhớ mãi Trường Sa ấy,

Vùng đảo thân yêu của tổ tiên

Những đứa con hùng vì Tổ quốc,

Ngày đêm gìn giữ biển thiêng liêng!

Sau đó, Hòa thượng Thích Giác Toàn còn được đến Trường Sa thêm lần nữa để dự lễ khánh thành hai ngôi chùa trên Trường Sa Lớn, Song Tử Tây và đại lễ cầu siêu những người đã nằm xuống nơi đất thiêng cho bờ cõi liền một dải. Hiện tại, quần đảo Trường Sa có 6 ngôi chùa. Theo Hòa thượng, chùa nào cũng đẹp, cũng là cột mốc tâm linh nơi hải đảo, là điểm sinh hoạt văn hóa thuần thiện của người dân nơi đây. Đó là các chùa Vinh Phúc ở đảo Phan Vinh, chùa Nam Huyên trên đảo Nam Yết, chùa Sơn Linh (đảo Sơn Ca), chùa Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây), chùa Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn) và chùa Trường Sa Lớn (trung tâm thị trấn Trường Sa, trên đảo Trường Sa lớn). Tất cả các ngôi chùa đều uy nghiêm như chính câu đối ở chùa Song Tử Tây:

“Quần đảo huy hoàng chất ngất biển Đông ngời thắng cảnh

Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam”

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ: “Từ buổi lễ trang nghiêm nơi đảo mà mình tham dự, tôi cảm nhận hình ảnh của Phật, của những vị Tổ sư đã có mặt nơi mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc”.

Theo Hòa thượng, hình bóng những ngôi chùa trên đảo cũng góp phần gieo hạt giống bình yên cho nơi này.

Phát huy truyền thống “hộ quốc an dân”

Tôi có duyên tiếp xúc với nhiều vị tu sĩ Phật giáo, kể các các vị đã từng làm nhiệm vụ trụ trì ở các chùa nơi đảo xa như thầy Thích Nhuận Đạt, Đại đức Thích Minh Huy, Thượng tọa Thích Tâm Hiện… Tất cả tu sĩ Phật giáo đều nằm lòng tinh thần của Phật giáo Việt Nam là “hộ quốc an dân”.

Từ xưa, vua Trần Nhân Tông cũng là vị được xưng tôn Phật hoàng – vị Phật của Việt Nam, người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử – đã từng lãnh đạo quân dân đánh tan giặc ngoại xâm Nguyên – Mông. Nối tiếp truyền thống đó, có những lúc tu sĩ Phật giáo đã phải “cởi cà-sa khoác chiến bào” để giữ gìn bờ cõi trước khi tiếp tục đời tu. Chiến tranh là điều không ai mong muốn, nhất là những vị tu sĩ, nhưng phải cầm súng hoặc đấu tranh cho hòa bình, tự do. Tinh thần tùy duyên của Phật giáo trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã được biểu hiện đến hôm nay. Những ngôi chùa ở đảo và cuộc dấn thân hành đạo của người tu cho thấy điều đó.

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Biển đảo trong tim người xuất sĩ - Ảnh 2.

Các Tăng sĩ nhận quyết định bổ nhiệm trụ trì các chùa ở Trường Sa vào ngày 19-1-2021 – Ảnh: Thích Tâm Như

Sự kiện gần đây nhất, vào ngày 19-1-2021, tại chùa Long Sơn – trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, 5 Tăng sĩ đã được Tăng sai làm nhiệm vụ trụ trì tại các chùa ở huyện đảo Trường Sa. Nghe lời nhắn nhủ của Hòa thượng Thích Minh Thông – vị giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, mà thấm thía tinh thần hộ quốc an dân của người học Phật. Ngài gửi gắm đến các vị tân trụ trì những chùa trên đảo: “Hãy đem hết sức mình làm nhiệm vụ thiêng liêng tại huyện đảo Trường Sa thân yêu. Hoằng pháp tại Trường Sa là thể hiện rõ nét nhất tinh thần đạo Phật đồng hành cùng dân tộc…”.

Tổ quốc là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Với Phật giáo, tinh thần tri ân – báo ân được đặt lên hàng đầu trong nhắc nhở Tăng tín đồ. Bốn ân trọng của người học Phật có ân “quốc gia thủy thổ”, tức là ân cưu mang của đất mẹ, sự lãnh đạo của những người điều hành đất nước, hi sinh giữ gìn lãnh thổ vẹn toàn của những lính đảo… 

Theo duyên sinh, người tu không thể yên tu nếu non sông không yên sóng gió. Nhiệm vụ chung tay cho sự bình yên bờ cõi cũng chính là giữ yên cho đời sống tâm linh của người Phật tử.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/cuoc-thi-viet-ve-chu-quyen-bien-dao-trong-tim-nguoi-xuat-si-20210525124901285.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 xe tải tông nhau trên Quốc lộ, nhiều người bị thương

(NLĐO) – Sau vụ va chạm trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Bình Định, 3 xe tải bị hư hỏng nặng, 5 người bị thương được đưa đến bệnh viện cấp cứu. ...

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu

Văn phòng Chủ tịch nước dự kiến tổ chức bộ máy gồm có 6 vụ trực thuộc và không tổ chức cấp phòng trong vụ ...

Nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ lần thứ 20 của nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Ngày 14 tháng Giêng hàng năm gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn đều tổ chức giỗ. Năm nay tròn 20 năm, đông nghệ sĩ tề tựu ...

Cục Hàng không lên tiếng việc cấp slot bay cho Emirates đến Sân bay Đà Nẵng

(NLĐO)- Làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề xuất khẩn trương cấp slot cho hãng hàng không Emirates. Cục Hàng không có phản hồi về việc này. ...

Xử lý nghiêm TikToker “review” sai về di tích lịch sử đền Tranh

(NLĐO)- Chủ tài khoản TikTok có tên @Duc.Hai Duong đã đăng tải video clip không phải là đền Tranh mà là hình ảnh về công trình do tư nhân xây dựng trái phép ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa

(TN&MT) - Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Cuộc chiến AI Mỹ-Trung chưa hạ nhiệt, thung lũng Silicon nóng rực vì Elon Musk

Sau ồn ào kiện tụng, tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk hỏi mua OpenAI với giá gần 100 tỷ USD nhằm 'mang lại lợi ích cho nhân loại'. Sếp OpenAI Sam Altman phản pháo đầy chất cà khịa, xoáy vào nỗi đau của ông chủ Tesla. Cuộc đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thung...

Món phở không chan nước dùng ở Lạng Sơn, khách ăn vài bát giải ngán

Không chan nước dùng nóng hổi như các món phở truyền thống, món phở đặc sản ở Lạng Sơn hút khách nhờ độ thanh mát, đủ vị mặn ngọt chua cay, thích hợp ăn giải nhiệt, giải ngán dịp đầu năm. Phở chua là món ăn thường thấy ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Cao...

3 xe tải tông nhau trên Quốc lộ, nhiều người bị thương

(NLĐO) – Sau vụ va chạm trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Bình Định, 3 xe tải bị hư hỏng nặng, 5 người bị thương được...

Lưu ý khi chọn học ‘ngành của những thí sinh giỏi’

Mục tiêu của Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023 - 2030 định hướng 2050 là tỷ lệ...

Giá cà phê hôm nay 12/2/2025 tăng mạnh lập đỉnh mới

Cập nhật giá cà phê hôm nay 12/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 12/2/2025. Giá cà phê thế giới đồng loạt quay đầu giảm Giá cà phê hôm nay 12/2/2025 trên thị trường thế giới, lúc...

Mới nhất