Trang chủChính trịChủ quyềnThêm một góc nhìn về Hoàng Sa của Việt Nam

Thêm một góc nhìn về Hoàng Sa của Việt Nam

Những rừng cây trên đảo Hoàng Sa và dấu tích miếu cũ là chứng tích không thể chối cãi chủ quyền biển đảo mà tổ tiên ta đã xác lập từ hàng trăm năm trước…

Nhiều tài liệu lịch sử ghi chép, trong thế kỷ XVII – XVIII, vùng biển Đông thuộc quần đảo Hoàng Sa của nước ta là vùng biển gây ra nhiều bất trắc cho tàu thuyền qua lại. Câu hỏi đặt ra là sự hiểm trở của vùng biển này có liên quan gì đến các chủ quyền của Việt Nam được xác lập ở Hoàng Sa?

Lần giở cứ liệu lịch sử, vào năm 1849, trên tập san Journal of Geographical Society of London ở Anh, tác giả Gutzlaff có bài viết khá dài về vùng biển Hoàng Sa của nước ta. Nội dung có đoạn: “Đây chúng tôi đáng lẽ không kể đến quần đảo Cát vàng, nó gần bờ biển An Nam 15 đến 20 dặm, và lan can giữa các vĩ tuyến 15-17 độ Bắc, và các kinh tuyến 111 và 113 độ Đông, nếu vua xứ Cochinchina đã không xác định quần đảo ấy là của mình, với nhiều đảo và ghềnh rất nguy hiểm cho người hàng hải.

Thêm một góc nhìn về Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh 1.

Cư dân Việt Nam đào giếng lấy nước ngọt ở Hoàng Sa vào năm 1940. Ảnh: TƯ LIỆU

Không biết vì san hô hay vì lẽ khác mà các ghềnh đá ấy lớn dần nhưng rõ ràng nhận thấy rằng các đảo nhỏ ấy càng năm càng cao, và một vài cái bây giờ đã có người ở vĩnh viễn, thế mà chỉ mấy năm trước sóng đã vỗ mạnh dập qua. Những đảo ấy đáng lẽ không có giá trị nếu nghề chài ở đó không phồn thịnh và không bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu…”.

Dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840), triều đình rất chú tâm đến việc che chở thuyền mành và thủy quân ở quần đảo Hoàng Sa. Bởi lẽ, tàu thuyền của nhiều nước khi đi qua biển Đông đều rất sợ bị mắc cạn, đắm ở Hoàng Sa.

Như dưới thời vua Minh Mạng, ông Eugène Chaigneau – cháu của vị quan người Pháp tên Việt là Nguyễn Văn Thắng thời vua Gia Long – khi sang làm Phó Lãnh sự nước ta năm 1830, đi tàu Saint Michel và đã bị đắm ở đó. Sách La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn ghi lời ông kể thì “tàu này bị đắm ngày mồng 9 tháng 8 năm 1830 trên ghềnh đá thuộc Paracels cách Tourane chừng 80 cây số…”.

Năm 1832, một viên chức của triều đình là Lý Văn Phức đi tàu sang Philippines, cũng suýt bị nạn ở Hoàng Sa. Ông đã ghi lại cảm tưởng kinh khủng khi thấy bóng bãi cát ấy trong bài tựa và bài thơ đề “Vọng kiến Vạn lý Trường Sa tác”, được Tập san Sử Địa số 29 ghi lại: “… Ấy là chỗ rất hiểm, có tiếng từ xưa đến nay. Tàu thuyền qua đó, thường kiêng dè vì không thấy nó. Ấy là vì chân bãi cát ra rất xa. Một khi đi tới đụng phải thì không thể trở lại.

Ngày 14 tháng 5 năm Nhâm Thìn (1832), thuyền (Định Tường) rời khỏi khu vực Quảng Ngãi, đã vào vùng biển trấn Bình Định. Trù tính là không lầm (mắc cạn), một đường thẳng vo, lấy hướng kim Mão Ất (Đông, hơi xế Nam) mà tiến. Thình lình trưa hôm sau, ngóng trông thấy nó. Sắc cát lờ mờ, khắp chân trời đều trắng. Tất cả người trên thuyền, trong lòng bừng bừng, nước mắt rưng rưng. Trên thuyền, ngoảnh hỏi đà công (người cầm lái). Y là một tay lão luyện Tây Dương. Nó nói rằng: “Lấy thước Đạc-thiên (lục phân) mà đo thì may thuyền chưa phạm vào chân bãi cát, còn chuyển buồm kịp”. Bè lấy hướng kim Dậu (Tây), nhắm Quảng Ngãi mà lùi. May nhờ phúc lớn của triều đình, về đến cửa bể Thái Cần mà tạm đỗ. Cuối cùng không việc gì…”.

Các cứ liệu lịch sử cũng ghi nhận được quan quân triều đình, cư dân Việt đã tìm ra nhiều phương kế để khắc chế hiểm trở, hạn chế tàu thuyền qua lại mắc cạn tại bãi Cát vàng – Hoàng Sa.

Thêm một góc nhìn về Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh 2.

Bia chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa được dựng vào năm 1930. Ảnh: TƯ LIỆU

Đó là vào năm 1833, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho Bộ Công: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông sâu. Gần đây, thuyền buồm thường mắc cạn (bị thiệt hại nhiều). Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia, và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối xanh tốt, người ta dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”. (“Đại Nam thực lục” đệ nhị kỷ, quyển 104).

Tháng 6 năm Ất Mùi (1835), vua Minh Mạng cho xây đền thờ thần biển ở Hoàng Sa và quan trọng hơn là gieo phủ hạt giống để trồng cây ở đảo. Trước đó, đời vua Gia Long, khi xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa năm 1816, nhà vua cũng cho lập một miếu thờ. Sách “Đại Nam thực lục tiền biên”, quyển 154 chép: “Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um. Giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam có miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ “Vạn lý Ba Bình”. Năm ngoái, vua định lập đền, dựng bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây, mới sai cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến đền, cách chỗ miếu cổ 7 trượng (33 m). Bên tả đền dựng bia đá, phía trước đền xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về”.

Sách “Đại Nam nhất thống chí”, quyển 2, trang 370, chép thêm: “Hoàng Sa còn gọi là Hoành Sa (bãi cát chắn ngang). Năm Minh Mệnh thứ 16 sai thuyền công chở gạch đá đến đấy xây đền thờ, dựng bia đá và gieo hạt các thứ cây ở ba mặt tả, hữu và sau. Binh phu đắp nền miếu đào được lá đồng và gang có đến hơn hai ngàn cân…”.

Qua các tư liệu lịch sử nói trên có thể nói rằng vùng biển tại bãi cát vàng Hoàng Sa là chỗ rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại thời đó. Tuy nhiên, vì nhiệm vụ khai thác và bảo vệ chủ quyền lãnh hải, các vua nhà Nguyễn đã cho thủy quân ra đảo trồng cây để tàu thuyền từ xa có thể trông thấy nhằm xử lý tránh mắc cạn. Đồng thời, để trấn an tinh thần người đi biển, triều đình cho xây đền thờ Thần mong cầu sự che chở cho những tàu thuyền qua lại. Những rừng cây trên đảo Hoàng Sa và dấu tích miếu cũ là chứng tích không thể chối cãi chủ quyền biển đảo mà tổ tiên ta đã xác lập từ hàng trăm năm trước… 



Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/them-mot-goc-nhin-ve-hoang-sa-cua-viet-nam-20210722200721568.htm

Cùng chủ đề

F88 ghi nhận 351 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2024

Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) vừa công bố lợi nhuận hợp nhất sau thuế cao nhất kể từ khi công ty được thành lập đến nay ...

Trường ĐH Ngân hàng TP HCM có nhiều sai phạm

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có kết luận về việc thanh tra hành chính tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM. ...

Hình ảnh Thủ tướng kiểm tra thực địa dự án đường ven biển và cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Quảng Ngãi

(NLĐO)- Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 'qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất, qua núi khoét núi', làm tuyến đường cho thẳng, đẹp, chất lượng. ...

Vụ nam thanh niên mất tích khi đi lễ chùa đầu năm: Tìm thấy thi thể

(NLĐO) - Thi thể nam thanh niên mất tích khi đi lễ đầu năm được tìm thấy cách ngôi chùa khoảng 300 m ...

Mùng 4 Tết, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tiếp tục nhảy vọt

(NLĐO) – Mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tăng tiếp, tiến tới mốc 89 triệu đồng khi giá thế giới duy trì ở mốc đỉnh mới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lối vào thế giới sự sống ngoài hành tinh lộ ra ở Ariel?

(NLĐO) - Dữ liệu từ tàu vũ trụ Voyager 2 đã tiết lộ những hẻm núi đặc biệt ở Ariel, "mặt trăng sự sống" của Sao Thiên Vương. ...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 chưa ngừng lao dốc

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tiếp tục đi xuống theo đà rơi của giá thế giới, chiều mua vào vàng miếng chỉ còn 86,7 triệu đồng/lượng. ...

Quốc hội họp bất thường quyết định nhiều vấn đề cấp bách

(NLĐO) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Kỳ họp bất thường lần thứ 9 có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều vấn đề cấp bách của đất nước ...

Sớm mở rộng tuyến giao thương quan trọng

Hiệu quả trong kết nối giữa TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ thông qua Quốc lộ 13 là điều đang được người dân, doanh nghiệp mong chờ ...

Nhiều người chen lấn, trèo rào vào xin lộc, cầu may sau lễ Khai ấn đền Trần

(NLĐO)- Dưới tiết trời giá lạnh, biển người vẫn tấp nập đổ về đền Trần (Nam Định) dự lễ Khai ấn, chen nhau xin ấn cầu tài lộc, may mắn ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa

(TN&MT) - Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Lãi suất ngân hàng hôm nay 12/2/2025: Gửi tiền ở đâu nhận lãi cao nhất 9%/năm?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 12/2/2025, lãi suất đặc biệt được nhiều ngân hàng áp dụng với mức chênh lệch khá lớn so với lãi suất thông thường. Lãi suất huy động cao nhất lên đến 9%/năm tại PVCombank, áp dụng cho khách hàng đặc biệt. PVCombank cùng với ACB, HDBank, DongA Bank, MSB, LPBank,… là những ngân hàng...

Lối vào thế giới sự sống ngoài hành tinh lộ ra ở Ariel?

(NLĐO) - Dữ liệu từ tàu vũ trụ Voyager 2 đã tiết lộ những hẻm núi đặc biệt ở Ariel, "mặt trăng sự sống" của Sao Thiên...

Cận cảnh khu ‘đất vàng’ vừa bị thu hồi tại Hà Nội

TPO - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định thu hồi 3.557m2 thuộc quỹ đất 20% của dự án Golden - Land Building, số 275 Nguyễn Trãi. Được biết, các căn hộ chung cư tại dự án này hiện có giá từ 90 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng/m2. TPO - UBND TP...

Chip AI đầu tiên do OpenAI thiết kế sẽ sớm ra mắt

Theo đó, chip AI đầu tiên do OpenAI thiết kế dự kiến được sản xuất tại TSMC trên tiến trình 3nm đã gần hoàn tất thiết kế và sẽ gửi đi sản xuất thử nghiệm trong vài tháng tới. OpenAI đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt chip AI vào năm 2026. Quá trình gửi thiết kế qua nhà...

Chính phủ đề xuất tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025

Kinhtedothi - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 (kỳ họp bất thường) của Quốc hội sáng 12/2, Chính phủ đã đề xuất tăng mục tiêu tăng trưởng lên 8% trở lên (cao hơn mục tiêu Trung ương, Quốc hội đã quyết nghị trước đó).   Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính...

Mới nhất