Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngmở cánh cửa cho quy hoạch, phát triển bền vững

mở cánh cửa cho quy hoạch, phát triển bền vững


Đột phá về cơ chế, chính sách

Mặc dù thời gian qua tốc độ đô thị hóa của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng tăng trưởng khá nhanh, nhưng chất lượng đô thị hóa chưa cao, trong đó có nguyên nhân liên quan đến cách tiếp cận lập quy hoạch. Điều đó thể hiện ở lý luận và phương pháp lập quy hoạch và phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu.

Quy hoạch đô thị chưa mang tính tích hợp, đa ngành, gắn kết với quy hoạch vùng, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư, thị trường bất động sản. Chất lượng đồ án quy hoạch đô thị còn hạn chế về tầm nhìn, dự báo, định hướng phát triển, điều kiện thực hiện.

Luật Thủ đô 2024 tạo đột phá về cơ chế, chính sách. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà
Luật Thủ đô 2024 tạo đột phá về cơ chế, chính sách. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà

Theo thạc sĩ, KTS Lê Hoàng Phương – Giám đốc Trung tâm Kiến trúc, quy hoạch Hà Nội – VIUP, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng, trong quá trình quy hoạch phát triển Thủ đô có một số vấn đề cần giải quyết như: liên kết vùng và kết nối yếu; chênh lệch phát triển giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn; phát triển đô thị, nhà ở chưa gắn với việc làm và dịch vụ; không gian đô thị, nông thôn phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch; hạ tầng đô thị không đồng bộ, quá tải, tác động tiêu cực tới môi trường phát triển kinh tế – xã hội; chất lượng đô thị thấp, môi trường bị ô nhiễm; công tác quản lý phát triển đô thị – nông thôn gặp nhiều bất cập.

Về định hướng, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã quán triệt cần: “Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch…”. TS.KTS Trương Văn Quảng – Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhìn nhận, Luật Thủ đô 2024 đã trở thành công cụ, phương tiện quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

Cụ thể, trong 3 khâu đột phá cơ chế, chính sách; hạ tầng; nguồn lực… Luật Thủ đô được coi là khâu đột phá quan trọng về cơ chế, chính sách. Tất cả dường như đã hội tụ đủ cho một Thủ đô phát triển nhanh, bền vững. Với quyết tâm chính trị của toàn hệ thống “chỉ bàn tiến, không bàn lùi”… xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước như lời của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo và khẳng định.

Giải quyết thách thức bằng tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược

Từ thực trạng phát triển đô thị Thủ đô hiện nay, đối chiếu với những đặc trưng về phát triển đô thị “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Hà Nội vẫn đang gặp  khó khăn về thể chế, hạ tầng, môi trường và các yếu tố về không gian, hạn chế trong quy hoạch, năng lực và công tác quản lý.

Theo KTS Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, mặc dù đã có Luật Thủ đô, nhưng thiếu các quy định vượt trội về thể chế, cách tiếp cận vẫn theo kiểu top-down truyền thống, thiếu thể chế để quản lý theo quy hoạch. Thể chế, mô hình quản trị của Hà Nội chưa đầy đủ, chưa phù hợp với yêu cầu đặc thù của Thủ đô. Nhiều nguồn lực như di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, mặt nước sông hồ… chưa được khai thác hiệu quả, phát huy tiềm năng, lợi thế để biến thành động lực, đột phá. Khoa học – công nghệ; y tế, giáo dục và đào tạo chất lượng cao; nguồn nhân lực, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực sự bền vững.

Các đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai và Sơn Tây hay Khu Công nghệ cao Hòa Lạc… trong quá trình triển khai thực hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn do chậm tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm, sự phát triển thiếu tương xứng của hạ tầng giao thông. Mô hình phát triển chùm đô thị chưa đạt yêu cầu, chưa gắn kết phát triển nông thôn mới với đô thị hóa… thiếu cơ chế chính sách, tạo thuận lợi, thu hút doanh nghiệp cho sự phát triển này…

Việc di dời một số trụ sở bộ, ngành, cơ sở công nghiệp, một số trường đại học; hệ thống thương mại dịch vụ (các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ) là vấn đề vẫn còn đang tồn đọng trong một thời gian dài do chưa có lộ trình phù hợp và chưa cơ chế chính sách, tài chính đặc thù cho Hà Nội.

Công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo chuyển biến tích cực về diện mạo Thủ đô theo yêu cầu đô thị xanh, sạch, đẹp, khang trang, văn minh, hiện đại. Tiến độ thực hiện một số đồ án quy hoạch chậm, đặc biệt là quy hoạch các đô thị vệ tinh. Một số quy hoạch chưa cập nhật chính xác hiện trạng sử dụng đất, dự án được duyệt; có quy hoạch dự báo chưa sát với yêu cầu thực tiễn và phát triển của địa phương dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình lập dự án đầu tư…

Khẳng định, Luật Thủ đô 2024 đã đem lại giá trị thiết thực, tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô, trong đó phân cấp, giao quyền cho Hà Nội quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công – tư (PPP), tạo cơ chế cho Hà Nội trong công tác giải phóng mặt bằng, đây là cơ hội để Hà Nội có những bứt phá trong xây dựng và phát triển Thủ đô; KTS Trần Ngọc Chính cho rằng cần có những nội dung cần thực hiện.

Cụ thể, trong bối cảnh Hà Nội đang hoàn thiện quy hoạch Thủ đô (được lập theo theo Luật Quy hoạch) và Điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội (được lập theo theo Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng) vừa phải bảo đảm tính kế thừa, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia, vừa phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược để tạo ra giá trị mới trong cả hai bản quy hoạch, đồng thời phải bám sát và cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII và các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Quốc hội.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/luat-thu-do-2024-mo-canh-cua-cho-quy-hoach-phat-trien-ben-vung.html

Cùng chủ đề

Quản lý và sử dụng hợp lý không gian ngầm

Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội thông qua; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã là văn bản pháp lý quan trọng góp phần tháo gỡ các nút thắt về quy hoạch không gian ngầm. Phát huy tiềm năng Theo các chuyên gia...

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Mời gọi đầu tư 535 dự án với hơn 800 ngàn tỉ đồng vào TP Thủ Đức

(NLĐO) - Bên cạnh công bố quy hoạch chung đến năm 2040, 535 dự án với tổng vốn trên 800 ngàn tỉ đồng được giới thiệu đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư. ...

Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch 1/500 Trung tâm phân phối miền Bắc

Vị trí nghiên cứu quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Kim Hoa và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Phía Bắc giáp đất cây xanh nông nghiệp theo quy hoạch. Phía Đông trùng với chỉ giới tuyến đường quy hoạch (mặt cắt ngang 24m và 20,5m). Phía Tây trùng ranh giới Quy hoạch chi tiết trước đây. Phía Nam giáp đường Ngô Miễn và ranh giới dự án Trung tâm khai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

các nghị quyết của HĐND Thành phố ban hành chất lượng, tính khả thi cao

Kinhtedothi - HĐND TP Hà Nội đã tổ chức 6 kỳ họp và ban hành 115 nghị quyết, trong đó có 17 nghị quyết triển khai thi hành Luật Thủ đô. Các nghị quyết được ban hành đều có tính khả thi cao, được các cấp, các ngành triển khai theo đúng quy định, thực sự đi vào cuộc sống. Theo Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà, năm 2024, HĐND TP Hà Nội đã tiếp...

chiến dịch tiêm vaccine sởi trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi

Theo đó, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi trên địa bàn Hà Nội năm 2025 được triển khai nhằm mục đích từ 95% trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn Hà Nội được tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi được tiêm cho trẻ em từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi bao gồm cả trẻ vãng lai trên...

Cháy chùa Vẽ 300 tuổi tại thành phố Bắc Giang, nhiều cổ vật bị thiêu rụi

Kinhtedothi - Rạng sáng 10/2, chùa Vẽ - ngôi chùa cổ kính hơn 300 tuổi thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) đã bất ngờ bốc cháy, thiêu rụi gian tiền đường và hậu cung. Theo thông tin ban đầu, khoảng 1 giờ sáng 10/2, người dân và một số công nhân đi làm ca đêm đi qua khu vực chùa Vẽ phát hiện đám cháy và hô hoán. Ngọn lửa bốc cao đến 10m và...

Một ngày nên ăn bao nhiêu quả táo đỏ?

Tác dụng của táo đỏ Táo đỏ là một trong những loại táo phổ biến nhất trên thế giới, chứa nhiều vitamin C, chất xơ và flavonoid. Báo Lao động dẫn nguồn trang Heathline cho biết, theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), táo đỏ giàu chất xơ hòa tan có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một quả...

Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để Quảng Ngãi phát triển

Kinhtedothi - Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại huyện Mộ Đức; kiểm tra hai dự án đường bộ trọng điểm trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi...

Bài đọc nhiều

Ocean City thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư

(Dân trí) - Những đại đô thị sẵn nguồn cung và sở hữu ưu thế về hạ tầng, tiện ích, giá bán như Ocean City gây chú ý với khách hàng an cư lẫn nhà đầu tư. Lạc quan với nhiều tín hiệu khởi sắcThị trường bất động sản khép lại năm 2024 rực rỡ với hơn 47.000 giao dịch thành công, tỷ lệ hấp thụ đạt 72%, cao gấp gần 3 lần so với năm 2023. Diễn biến này...

Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp ô tô Việt Nam – Áo

Áo là quốc gia có thế mạnh về công nghiệp ô tô và Việt Nam – Áo có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên trong lĩnh vực này. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Áo, ngày 5/2/2025, Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng – Đại sứ Việt Nam tại Áo và Trưởng Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Áo - bà Đinh Thị Hoàng Yến...

Loạt CEO hàng đầu ngành bất động sản thế giới sắp tới Đà Lạt

(Dân trí) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, vào ngày 18/2 đến ngày 21/2, nhiều nhà sáng lập, tổng giám đốc (CEO) các thương hiệu hàng đầu trong ngành bất động sản thế giới sẽ cùng có mặt để tham gia chuỗi sự kiện độc quyền được tổ chức tại Haus Da Lat. Các "huyền thoại" thế giới hội tụ tại thành phố ngàn thông Từ ngày 18/2 đến ngày 21/2, những người đứng đầu các thương hiệu hàng...

Bắc Giang quyết định hủy 102 dự án bất động sản

(Dân trí) - Theo quy định hiện hành, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư đã thay đổi. Do đó, tỉnh Bắc Giang đã hủy danh mục 102 dự án thu hút đầu tư. UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định số 100 phê duyệt hủy danh mục dự án khu đô thị, khu dân cư cần thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.Về lý do hủy, theo tờ trình trước...

Hà Nội kiến nghị Thủ tướng giao thực hiện dự án xây cầu Ngọc Hồi

Theo đó, UBND TP Hà Nội kiến nghị giao UBND TP Hà Nội là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu theo quy định của Luật Đầu tư công. UBND TP cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương bố trí Ngân sách Trung ương hỗ trợ tối thiểu 50% tổng mức đầu tư dự án thành phần đầu tư...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” cho dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường ven...

Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo xử lý vụ bung khe co giãn đường cao tốc làm nhiều ô tô nổ lốp

TPO - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục. TPO - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra định kỳ,...

Kiến nghị ưu đãi cho người 18-45 tuổi mua nhà lần đầu

(NLĐO)- Kiến nghị xây dựng cơ chế cho người trẻ từ 18-45 tuổi mua nhà lần đầu được vay với lãi suất khoảng 6%-7%/năm ...

Quản lý và sử dụng hợp lý không gian ngầm

Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội thông qua; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã là văn bản pháp lý quan trọng góp phần tháo gỡ các nút thắt về quy hoạch không gian ngầm. Phát huy tiềm năng Theo các chuyên gia...

Hưng Yên sắp đấu giá 93 lô đất, khởi điểm từ 11 triệu đồng/m2

(Dân trí) - Trong tháng 2, 93 lô đất tại huyện Ân Thi và Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) sẽ được mang ra đấu giá, khởi điểm từ 11 triệu đồng đến 25 triệu đồng/m2. Ngày 16/2, huyện Ân Thi (Hưng Yên) sẽ tổ chức đấu giá 32 lô đất tại thôn Ấp 12, xã Bãi Sậy. Theo đó, các thửa đất có diện tích hơn 83-123m2/lô, giá khởi điểm là 16-21,6 triệu đồng/m2, tương đương 1,3-2,6 tỷ đồng/lô.Hình thức...

Mới nhất

Hai giám đốc sở ở Đà Nẵng xin nghỉ hưu trước tuổi là ai?

Giám đốc Sở Tài Chính, Giám đốc Sở TT&TT và Phó giám đốc Sở GTVT TP Đà Nẵng vừa có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. ...

Ông Phùng Phú Phong làm Bí thư Quận ủy Sơn Trà

Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong được Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Quận ủy Sơn Trà nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Du lịch nông nghiệp, cần một cái tên

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian gần đây, du lịch nông nghiệp, đặc biệt là mô hình "trải nghiệm làm nông" đang ngày càng được quan tâm, bởi đây là cơ hội để nông...

Ngôi làng cổ 11.000 năm viết lại lịch sử Bắc Mỹ

(NLĐO) - Tàn tích ngôi làng ở miền Trung Canada có thể khiến lịch sử văn minh Bắc Mỹ phải được viết lại. ...

Quảng Nam phân bổ kinh phí xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết do Đà Nẵng hỗ trợ

Đây là nguồn ngân sách Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam 6 tỷ đồng để xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình có công cách mạng, hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng...

Mới nhất

Cầu Tăng Long tăng tốc