Trang chủNewsThời sựSóc Trăng: Cần tháo gỡ những vướng mắc trong hỗ trợ đào...

Sóc Trăng: Cần tháo gỡ những vướng mắc trong hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động DTTS

Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại Sóc Trăng, nổi bật là việc thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc thực hiện Tiểu dự án 3 này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi cùng bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.Để hiện thực hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi không chỉ là những chính sách dân tộc hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của chính quyền địa phương đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả…mà còn có sự nỗ lực vươn lên từ người dân, đặc biệt là vai trò của những Người có uy tín trong cộng đồng. Họ như những “cây cao bóng cả” của thôn bản hằng ngày tận tụy với công việc của cộng đồng và đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở để bà con noi theo…Trong 10 năm hình thành và phát triển, huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) được hội tụ bởi nhiều mạch nguồn văn hóa, từ đó hình thành và phát triển nhiều loại hình văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, mang sắc thái riêng của 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Về tham gia Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, đội nghệ nhân xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã trình diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa Thái” và tạo được ấn tượng đẹp với bạn bè và du khách gần xa.Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, trong những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng Nam có nhiều khởi sắc. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.Tối 14/12, tại TP. Hạ Long, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày Vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất (17/12/1994-17/12/2024).Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tập trung thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có sự đổi thay đáng kể. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được xem là một trong những đòn bẩy quan trong việc rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Ra Diêu, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam xung quanh vấn đề này.Tối ngày 14/12, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ bế mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024.Với sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm nông nghiệp sạch, chị Thị Khưi, 40 tuổi, dân tộc Mnông, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp điều hữu cơ Trảng cỏ Bù Lạch (HTX). HTX đã tập hợp được những người cùng chung quyết tâm xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ điều cho người dân địa phương.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Bình Định. Đưa Đông y vào sản phẩm du lịch. Nghệ nhân cống hiến sức trẻ gìn giữ di sản Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Để hiện thực hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi không chỉ là những chính sách dân tộc hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của chính quyền địa phương đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả…mà còn có sự nỗ lực vươn lên từ người dân, đặc biệt là vai trò của những Người có uy tín trong cộng đồng. Họ như những “cây cao bóng cả” của thôn bản hằng ngày tận tụy với công việc của cộng đồng và đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở để bà con noi theo…Vượt qua cung đường uốn lượn quanh những con đèo hiểm trở, những ngọn núi cao ngất trời, vùng đất Quản Bạ (Hà Giang) hiện ra trước mắt du khách như một bức tranh độc đáo, muôn màu về địa hình, núi non, làng bản và những phong tục, tập quán, những điểm dừng chân đầy hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khám phá những miền đất hoang sơ, xa xôi của du khách mọi miền.Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), là nơi sinh sống của 19 DTTS, với đặc trưng văn hóa phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều kiện sống của đồng bào vùng DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và thu nhập. Trước thực trạng này, các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội đã được triển khai và phát huy hiệu quả, mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.Ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đã tổ chức Hội thi “Tìm hiểu quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2024”.Theo báo cáo tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh (khóa XIX), tỉnh Bắc Ninh đạt 17/17 chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,03% so với năm 2023. Trong đó, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tốt, doanh thu du lịch tăng 50%; thu ngân sách nhà nước tăng 13,92%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 4,8 tỷ USD, đứng thứ nhất cả nước.

Sóc Trăng tập trung tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS
Sóc Trăng tập trung tăng cường các điều kiện nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS

Phóng viên: Xin bà chia sẻ một số kết quả nổi bật của tỉnh Sóc Trăng trong công tác đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh thời gian qua?

Bà Lục Bích Phúc: Trong giai đoạn 2021-2024, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai mạnh mẽ Tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719. Đến nay, hơn 10.900 lao động DTTS đã được tuyển sinh tham gia các khóa đào tạo nghề. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt hơn 90%, trong đó gần 99% sau đào tạo có việc làm. 

Bên cạnh đó, nguồn vốn Tiểu dự án 3, đã hỗ trợ tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện cho lao động người DTTS tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm.

 Đồng thời, hỗ trợ thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hoạt động GDNN tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN; chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, còn giúp các cơ sở hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển cả về quy mô tuyển sinh, đào tạo phù hợp với xu hướng phát triển trong thời kỳ mới.

Bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng
Bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng chia sẻ thông tin với Báo Dân tộc và Phát triển

Phóng viên: Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai, thực hiện Tiểu dự án 3 có gặp những khó khăn, vướng mắc gì, thưa bà?

Bà Lục Bích Phúc: Trong giai đoạn 2021-2024, thực hiện Tiểu dự án 3 tỉnh Sóc Trăng mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mới chỉ đạt trên 30% so với kế hoạch cả giai đoạn 2021-2025.

Thực tế, chúng tôi đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện như: Hiện nay, còn tồn tại cùng lúc quá nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và hỗ trợ đào tạo dưới 3 tháng, kèm theo đó là nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện đã làm phát sinh nhiều hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán. 

Việc hỗ trợ người lao động vùng đồng bào DTTS đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng còn hạn chế …; các văn bản quy định, hướng dẫn triển khai, thực hiện chưa sát với tình hình thực tế của địa phương. Điển hình, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố chưa được thụ hưởng đối với nội dung “Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở GDNN vùng đồng bào DTTS và miền núi”, trong khi các trung tâm này lại là đơn vị thực hiện chức năng GDNN, giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông, xóa mù chữ, liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng… Đây cũng là điểm nghẽn chính ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả thực hiện Tiểu dự án 3 trên địa bàn tỉnh sóc Trăng. 

Ngoài ra, các đối tượng thụ hưởng giữa các Chương trình MTQG tính theo tiêu chí còn trùng với nhau. Hay như cùng là người DTTS, nhưng không thuộc vùng đồng bào DTTS thì chưa được hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm dù hoàn cảnh gia đình còn rất khó khăn.

Thực tế triển khai còn cho thấy, chương trình đào tạo một số ngành, nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vị trí việc làm trong doanh nghiệp. Đa số các khóa học tập trung vào ngành, nghề nông nghiệp, tiểu thủ công truyền thống, trong khi các ngành, nghề kỹ thuật cao, dịch vụ và công nghiệp hiện đại lại chưa được quan tâm đúng mức. Điều này khiến chất lượng, cơ hội việc làm sau đào tạo chưa được mở rộng, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi nhanh chóng.

Phóng viên: Trước những khó khăn đã được nhận diện nêu trên, tỉnh Sóc Trăng có những giải pháp gì, thưa bà?

Bà Lục Bích Phúc: Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc vừa nêu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản như: Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn của trung ương, địa phương và kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Tiểu Dự án 3 theo quy định và đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao; tăng cường truyền thông và tư vấn về vai trò, vị trí, lợi ích mang lại của việc học nghề, việc làm để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người lao động vùng đồng bào DTTS. 

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để vận động người dân tham gia tích cực hơn; tiếp tục liên kết với doanh nghiệp để mở rộng các ngành, nghề đào tạo và tuyển dụng lao động sau tốt nghiệp. Trong đó, chú trọng phát triển một số ngành, nghề đào tạo mới như logistics, công nghệ số, chế biến sâu các sản phẩm nông, thủy sản…, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại.

Đặc biệt, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách phát triển GDNN, giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Trong đó, quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị tại các trường cao đẳng được quy hoạch trở thành trường cao đẳng chất lượng cao; các cơ sở hoạt động GDNN công lập và phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao ngoài công lập. Hướng đến hình thành mạng lưới cơ sở hoạt động GDNN đảm bảo chất lượng giảng dạy và cung cấp môi trường học tập tốt nhất cho người lao động trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Sóc Trăng hướng đến hình thành mạng lưới cơ sở hoạt động GDNN đảm bảo chất lượng giảng dạy và học
Sóc Trăng hướng đến hình thành mạng lưới cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đảm bảo chất lượng giảng dạy và học

Phóng viên: Để nâng cao hiệu quả thực hiện Tiểu dự án 3, cũng như phát triển GDNN cho lao động DTTS trên địa bàn tỉnh, bà có đề xuất, kiến nghị gì đối với Trung ương và các cơ quan chức năng?

Bà Lục Bích Phúc: Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc vừa nêu, chúng tôi kiến nghị: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chính sách quy định chung đối với các chính sách hiện hành đối với người lao động vùng đồng bào DTTS quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; người lao động lao động nông thôn quy định tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính người có đất thu hồi quy định tại Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg ngày 31/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ, …

 Đối với Bộ Tài chính, cần sớm có hướng dẫn các tỉnh, thành phố tự cân đối ngân sách thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên học tại các trường cao đẳng, đại học công lập trên địa bàn; hoặc xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 và Nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ cho phép địa phương thực hiện cấp bù học phí cho các học sinh, sinh viên này. Xem xét ban hành văn bản quy định, hướng dẫn nội dung chi, mức chi, quy trình, thủ tục thanh quyết toán chung nhất đối các chính sách nêu trên.

Bên cạnh đó, chúng tôi kiến nghị trung ương quy định cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nghề, như hợp tác mở lớp đào tạo, cam kết giải quyết việc làm sau đào tạo. Điều này sẽ giúp chương trình đào tạo nghề gắn liền hơn với nhu cầu thực tế của thị trường.

Với những giải pháp và sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chắc chắn công tác GDNN, giải quyết việc làm cho lao động DTTS sẽ tiếp tục đạt được những bước tiến mới, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống cho lao động vùng đồng bào DTTS nói chung và cho người lao động là người DTTS nói riêng.

Sóc Trăng: Tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động DTTS





Nguồn: https://baodantoc.vn/soc-trang-can-thao-go-nhung-vuong-mac-trong-ho-tro-dao-tao-nghe-cho-lao-dong-dtts-1734178702802.htm

Cùng chủ đề

Sóc Trăng đề xuất Chính phủ hỗ trợ 19.403 tỷ đồng xây siêu cảng Trần Đề

Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Trần Đề - cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tổng mức đầu tư lên tới 162.730 tỷ đồng, trong đó giai đoạn khởi động có tổng mức đầu tư khoảng 44.695 tỷ đồng. Sóc Trăng đề xuất Chính phủ hỗ trợ 19.403 tỷ đồng xây siêu cảng Trần ĐềDự án đầu tư xây dựng bến cảng Trần Đề - cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long...

Sóc Trăng đề xuất Chính phủ hỗ trợ 19.400 tỉ đồng xây cảng Trần Đề

UBND tỉnh Sóc Trăng đề xuất Chính phủ ưu tiên đầu tư một số hạng mục của cảng Trần Đề với tổng số vốn đầu tư công 19.403 tỉ đồng để triển khai vào năm 2026. Trong công văn gửi Bộ Giao thông vận...

Sóc Trăng: Chủ động chuẩn bị các điều kiện tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030

Cùng với cả nước, hiện Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đang tích cực triển khai thực hiện các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đầu Xuân năm mới 2025, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sóc Trăng xung quanh...

Sóc Trăng mở cửa trụ sở ủy ban tỉnh xuyên Tết cho người dân vào vui xuân

(Dân trí) - Tỉnh Sóc Trăng trang trí nhiều tiểu cảnh đẹp và mở cửa trụ sở UBND tỉnh để phục vụ người dân tham quan, vui xuân dịp Tết. Ngày 27/1, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết từ ngày 27/1 đến 2/2 (tức từ 28 tháng chạp đến mùng 5 Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025), UBND tỉnh này mở cửa trụ sở cho người dân vào tham quan vui xuân.Thời gian mở...

Nỗi niềm thương hồ chợ nổi miền Tây

Những chuyến ghe ngày cuối năm không chỉ hối hả vì chở gánh nặng áo cơm, mà còn chất chứa tâm trạng bùi ngùi của cánh thương hồ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đảm bảo hiệu năng, hiệu lực,...

Thanh Hóa: Bảo tồn dược liệu quý dưới tán rừng –Tạo sinh kế bền vững cho người dân miền núi

Với những cánh rừng trải dài hơn 648.370 ha, Thanh Hóa không chỉ là “lá phổi xanh” của vùng Bắc Trung bộ mà còn ẩn chứa nguồn tài nguyên dược liệu vô giá. Từ những loài cây có mặt trong các bài thuốc cổ truyền của dân tộc đến những loại dược liệu quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực bảo tồn và phát triển, biến thách thức thành cơ hội...

Lào Cai: Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; đến thời điểm này, tỉnh Lào Cai đã cơ bản xây dựng xong phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn.Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh...

Gần 10.700 doanh nghiệp “khởi động” trong năm mới

Trong tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 10.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 94.100 tỉ đồng.Sáng 6/2, tại thôn Kon Rlong, xã Đăk Kôi, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Lễ ra quân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang và lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủNgày...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Năm 2025 tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và nữ. Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định sẽ được hưởng lương hưu khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố ám sát ông vào mùa hè năm ngoái trong chiến dịch tranh cử tổng thống. ...

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Mới nhất

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố...

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Mới nhất