Trang chủNewsThế giới5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh...

5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế


Quan điểm cốt lõi của quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó hoàn thiện 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế.

Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổng diện tích tự nhiên lập quy hoạch là 3.359,84km2. Đây là căn cứ để triển khai lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Xác định tầm nhìn mới – tư duy mới toàn cầu

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới – tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới – giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Quan điểm cốt lõi của quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình: “Thủ đô văn hiến – kết nối toàn cầu thanh lịch hào hoa – phát triển hài hòa – thanh bình thịnh vượng – chính quyền phục vụ – doanh nghiệp cống hiến – xã hội niềm tin – người dân hạnh phúc”.

Một góc Hà Nội nhìn từ trên cao (Ảnh: T.L)
Một góc Hà Nội nhìn từ trên cao (Ảnh: T.L).

Quy hoạch đặt ra 5 quan điểm phát triển chung, trong đó phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xanh, thông minh, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển các cấu trúc tâm – tuyến các hành lang và các trục phát triển

Về quan điểm tổ chức không gian, Hà Nội được xắp xếp, phân bố không gian phát triển kinh tế – xã hội theo cấu trúc tâm – tuyến các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ để phát triển kinh tế – xã hội, liên kết vùng, cả nước và quốc tế; gắn kết chặt chẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa; phát triển hài hòa đô thị và nông thôn.

Phát triển, khai thác có hiệu quả, hài hòa 5 không gian: Không gian công cộng, không gian trên cao, không gian ngầm, không gian văn hóa – sáng tạo và không gian số.

Sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là không gian văn hóa di sản, du lịch và dịch vụ, kết nối Vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Không gian đô thị được phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái. Phát triển các mô hình đô thị mới theo chức năng đặc thù: Đô thị theo định hướng giao thông (TOD), đô thị khoa học công nghệ, đô thị sân bay, đô thị du lịch…

Phát triển không gian nông thôn bảo đảm hài hòa giữa quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường; tạo điều kiện sống hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống đặc trưng; bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử.

Xây dựng các không gian phát triển, hành lang và vành đai kinh tế

Phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội theo mô hình: 5 không gian phát triển – 5 hành lang và vành đai kinh tế – 5 trục động lực phát triển -5 vùng kinh tế, xã hội – 5 vùng đô thị

Trong đó, 5 không gian phát triển gồm không gian trên cao, không gian ngầm dưới mặt đất, không gian công cộng, không gian văn hoá sáng tạo và không gian số.

Các hành lang, vành đai kinh tế Thủ đô được hình thành trên cơ sở các tuyến hành lang kinh tế được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia.

5 trục động lực gồm; trục sông hồng; trục Hồ Tây – Cổ Loa; Nhật Tân – Nội Bài; Hồ Tây – Ba Vì và trục phía Nam.

5 vùng kinh tế xã hội: Vùng trung tâm (gồm khu vực nội đô lịch sử; khu vực đô thị trung tâm và đô thị trung tâm mở rộng tại phía Nam sông Hồng); vùng phía Đông; vùng phía Nam, vùng phía Tây và vùng phía Bắc.

5 vùng đô thị được phát triển gồm: Vùng đô thị trung tâm, vùng thành phố phía Tây, vùng thành phố phía Bắc, vùng đô thị phía Nam và vùng đô thị Sơn Tây – Ba Vì.

Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng

Theo nội dung quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; là trung tâm kinh tế tài chính lớn; trung tâm hàng đầu về giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh – thông minh – thanh bình – thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.

GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000 – 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80 – 85%.

5 nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là bảo vệ môi trường và cảnh quan; phát triển đô thị và nông thôn; phát triển kinh tế; phát triển văn hóa – xã hội và phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.

4 khâu đột phá gồm: Thể chế và quản trị; hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ và tài nguyên nhân văn; đô thị, môi trường và cảnh quan.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/5-khong-gian-phat-trien-5-hanh-lang-va-vanh-dai-kinh-te-208505.html

Cùng chủ đề

chiến dịch tiêm vaccine sởi trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi

Theo đó, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi trên địa bàn Hà Nội năm 2025 được triển khai nhằm mục đích từ 95% trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn Hà Nội được tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi được tiêm cho trẻ em từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi bao gồm cả trẻ vãng lai trên...

Hà Nội tăng biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước rét đậm, rét hại

Theo đó, UBND TP Hà Nội đề nghị Sở Y tế Hà Nội theo dõi sát tình hình thời tiết, diễn biến rét đậm, rét hại trên địa bàn để khuyến cáo kịp thời cho người dân. Đồng thời phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn các biện pháp dự phòng chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng, người lao động bằng nhiều hình thức phù hợp và có hiệu quả...

Xây dựng “nông thôn mới, đô thị văn minh” từ những mô hình cụ thể

KInhtedothi-Phát huy vai trò vận động Nhân dân thi đua góp phần phát triển KT-XH của Thủ đô và đất nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp TP Hà Nội thời gian qua đã triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều mô hình thiết thực từ cơ sở Tiêu biểu tại quận Bắc Từ Liêm, ngay sau khi Thủ tướng Chính...

Thông tin quan trọng về tăng trưởng kinh tế năm nay

TPO - Với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%, mức tăng trưởng ở các lĩnh vực cũng được điều chỉnh tương ứng, trong đó GDP bình quân đầu người sẽ đạt hơn 5.000 USD, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra trước đó. TPO - Với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%, mức tăng trưởng ở các lĩnh vực cũng được điều chỉnh tương ứng, trong đó GDP...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Nam phân bổ kinh phí xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết do Đà Nẵng hỗ trợ

Đây là nguồn ngân sách Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam 6 tỷ đồng để xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình có công cách mạng, hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam – Đà Nẵng thời kháng chiến. UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản số 964/UBND-KGVX...

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia trình Quốc thư

Ngày 7/2/2025 tại Phnom Penh, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Minh Vũ đã trình Quốc thư lên Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Sau nghi lễ chính thức, Quốc vương Sihamoni đã dành thời gian tiếp Đại sứ Nguyễn Minh Vũ và các thành viên trong đoàn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia. Tại buổi tiếp, Quốc...

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến giữa Việt Nam – Thái Lan

Chiều 7/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Urawadee Sriphiromya nhân dịp Đại sứ bắt đầu nhiệm kỳ công tác. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Urawadee Sriphiromya - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng bà Urawadee Sriphiromya được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn...

Cà Mau triển khai hoạt động đối ngoại năm 2025

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động đối ngoại năm 2025. Trong đó, tỉnh tập trung mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đối ngoại. Theo kế hoạch, Cà Mau sẽ tập trung mở rộng quan hệ hợp tác với địa phương các nước theo...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Cùng chuyên mục

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một 'xã hội văn minh' ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng...

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

UAV lạ bay qua nơi lực lượng Ukraine học sử dụng tên lửa Patriot tại Đức

Cảnh sát Đức đang điều tra nhiều vụ máy bay không người lái (UAV) lạ bay qua căn cứ không quân nơi lực lượng Ukraine đang trải qua khóa huấn luyện sử dụng hệ thống phòng không Patriot. ...

Quan hệ Mỹ – Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền. ...

Mới nhất

Thủ tướng: Phải có cam kết để doanh nghiệp tham gia các dự án lớn của đất nước

Sau khi mời gọi và được doanh nghiệp (DN) hưởng ứng, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các DN, hai bên có cam kết để DN tham gia thực hiện những dự án lớn của đất nước. DN phải phấn đấu tăng trưởng ít nhất 2 con số Kết luận hội nghị Thường trực Chính...

8 bí thư, 3 phó bí thư huyện ở Quảng Nam xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) – Có 26 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam quản lý đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó...

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD). Đây được xem là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay của Bộ Y tế Indonesia nhằm ngăn ngừa các ca tử vong sớm.

Mới nhất