Trang chủKinh tếNông nghiệpVững vàng phát triển chăn nuôi nhờ Quỹ khuyến nông

Vững vàng phát triển chăn nuôi nhờ Quỹ khuyến nông


“Phao cứu sinh” của nhiều chủ trang trại

Chia sẻ về chặng đường khởi nghiệp, anh Đặng Văn Chung, ở xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa) cho biết, bắt tay vào nuôi lợn từ năm 2015, vừa xây dựng xong hệ thống chuồng trại thì gia đình cạn sạch tiền. May mắn, anh được Quỹ khuyến nông TP cho vay 95 triệu đồng để nhập 16 con lợn hậu bị. Năm 2017, trả hết gốc và lãi, anh vay tiếp 300 triệu đồng để mở rộng quy mô lên 60 lợn nái.

Chăn nuôi lơn tại xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa. Ảnh: Phạm Hùng
Chăn nuôi lơn tại xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa. Ảnh: Phạm Hùng

Hai năm 2018, 2019 là quãng thời gian cực kỳ khó khăn đối với anh Chung vì bão giá, có lúc lợn hơi xuống 20.000 đồng/kg, rồi dịch lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi liên tiếp xảy ra khiến chăn nuôi lao đao. Tuy vậy, anh Chung vẫn cố gắng trả cả gốc lẫn lãi đúng kỳ hạn nên đầu năm 2020, anh được Quỹ khuyến nông TP cho vay tiếp 400 triệu đồng.

Có vốn trong tay, anh thiết kế chuồng trại khép kín theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, nâng quy mô lên 70 lợn nái, 4 lợn đực và 500 lợn thương phẩm. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi khép kín, trại lợn của anh Chung luôn an toàn trước mọi nguy cơ dịch bệnh.

Chẳng vậy mà trong khi phần lớn các hộ chăn nuôi lợn trong thôn bỏ trống chuồng vì dịch tả châu Phi hoành hành, thì năm 2020, anh Chung còn có thêm một chuồng nuôi mới rộng tới 600m2 để nâng quy mô đàn lợn nái.

“Nếu như những năm qua không có Quỹ khuyến nông, tôi sẽ không biết xoay xở thế nào vì thực sự cạn vốn trong khi vay ngân hàng lại rất khó khăn. Nhờ có tiền tái đầu tư nên tôi duy trì được đàn lợn nái và bán lợn giống, lợn thịt khá đều đặn, cho thu lãi trên dưới 300 triệu đồng/năm, lại còn trả vốn vay đúng hạn” – anh Chung cho hay.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, ở xã Chương Dương (huyện Thường Tín) đã trải qua 8 năm chăn nuôi, nhưng có tới 4 năm thua lỗ vì đàn lợn mắc dịch tả châu Phi, nên anh đã chuyển hẳn sang nuôi bò BBB. Năm 2021, anh Hoàng làm phương án vay Quỹ khuyến nông lần đầu và được giải ngân 350 triệu đồng; năm 2023 trả hết rồi năm 2024 lại làm phương án vay tiếp 500 triệu đồng. Nhờ nguồn vốn vay này mà anh đã mở rộng chuồng trại, nâng số lượng đàn bò lên 29 con. 

“Mừng nhất là khi có nhu cầu vay vốn liên hệ, tôi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn làm phương án vay đến nơi đến chốn, thủ tục đợi khoảng hơn 1 tháng là được giải ngân” – anh Hoàng bộc bạch.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn

Quỹ khuyến nông Hà Nội được thành lập từ năm 2002, hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận mà bảo toàn vốn và cho vay đúng đối tượng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và cơ giới hóa. 22 năm qua, Quỹ đã trở thành một kênh tài chính ưu đãi giúp các chủ trang trại, hộ nông dân được vay vốn với mức phí quản lý thấp để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chăn nuôi bò thịt tại huyện Thường Tín. Ảnh: Ngọc Ánh
Chăn nuôi bò thịt tại huyện Thường Tín. Ảnh: Ngọc Ánh

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương, để các nông hộ, chủ trang trại tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Trung tâm đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ phụ trách Quỹ tăng cường giới thiệu, tuyên truyền qua các kênh như: phát tờ rơi tại các lớp tập huấn; nhờ các cán bộ hợp tác xã giới thiệu về quỹ đến các thành viên; gửi nội dung về quỹ cho đài phát thanh huyện; trực tiếp gặp gỡ các hộ nông dân để trao đổi về quỹ. Nhờ đó, nhiều nông dân đã biết và liên hệ để vay vốn sản xuất.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại thông tin, trong bối cảnh nông nghiệp Thủ đô thường xuyên đối diện với thiên tai, dịch bệnh, cũng như để đáp ứng nhu cầu phát triển trong xu thế hiện nay, Trung tâm Khuyến nông cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều hành và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Quỹ khuyến nông.

Trong quá trình thẩm định, giải ngân, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ các mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn, các chuỗi liên kết sản xuất, mô hình chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch… nhằm nâng cao giá trị sản xuất.

Trên cơ sở liên kết các hộ sản xuất, Quỹ khuyến nông Hà Nội ưu tiên cho vay đối với những mô hình, những hộ theo chuỗi giá trị, từ đó sẽ nâng hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm cũng như thu nhập của người nông dân. Song song với đó, thực hiện tốt Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND của HĐND TP quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/vung-vang-phat-trien-chan-nuoi-nho-quy-khuyen-nong.html

Cùng chủ đề

Tỷ phú trồng hoa công nghệ cao

Là một trong số những hộ tiên phong trồng hoa tại địa phương, anh Thanh phấn khởi cho biết: năm 2018, gia đình anh vay Quỹ khuyến nông TP 400 triệu đồng để trồng hoa ly, đến năm 2020 trả nợ đúng hạn. Tháng 9/2022, anh xây dựng phương án trồng 50.000 gốc hoa Lily và được Quỹ giải ngân cho vay 400 triệu đồng, đến nay cũng đã hoàn tất thanh toán khoản vay. “Nhờ nguồn vốn kịp...

Quỹ Khuyến nông Hà Nội Tiếp sức cho nông nghiệp Thủ đô phát triển

Nông dân thiếu vốn sản xuất Hộ ông Lê Đình Bình, ở xã Đông Yên (huyện Quốc Oai) hiện đang phát triển mô hình chăn nuôi gà đồi với quy mô trang trại hơn 1.000 con. Gia đình ông rất muốn ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nhưng chưa thực hiện được vì thiếu vốn. Để xây dựng chuồng trại quy mô khép kín, có hệ thống làm mát, máng ăn tự động... cần nguồn vốn khoảng...

Quỹ khuyến nông thúc đẩy cơ giới hoá tại huyện Thạch Thất

Với sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất), năm 2020, anh Khuất Văn Thơi, ở xã Lại Thượng đã được vay 500 triệu đồng vốn Quỹ khuyến nông để mua máy gặt đập liên hợp Kubota DC. Từ khi có máy gặt, anh Thơi đưa máy đi thu hoạch lúa khắp nơi, không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn ở các huyện, tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mong muốn FAO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Kinhtedothi - Chiều tối 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Khuất Đông Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) và đoàn công tác đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam và FAO đang phối hợp triển khai Khung chương trình hợp tác giai đoạn 2022-2026, tập trung vào 4 trụ cột, gồm: sản xuất tốt hơn; dinh dưỡng tốt hơn; môi trường tốt hơn và;...

kiểm tra việc chấp hành an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ

Kinhtedothi - Ngày 6/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký Quyết định số 614/QĐ-UBND về việc kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ năm 2025. Theo đó, thành lập 2 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động - phòng,...

Chỉ định nhân sự Ban Chấp hành Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư

Kinhtedothi-Hội nghị đã quán triệt các quyết định của Bộ Chính trị: Quyết định thành lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương (T.Ư); Quyết định chỉ định nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư, nhiệm kỳ 2020-2025... Hôm nay, 6/2, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể T.Ư nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội...

Chỉđịnh nhân sự Ban Chấp hành Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư

Kinhtedothi-Hội nghị đã quán triệt các quyết định của Bộ Chính trị: Quyết định thành lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương (T.Ư); Quyết định chỉ định nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư, nhiệm kỳ 2020-2025... Hôm nay, 6/2, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể T.Ư nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội...

tạo đồng thuận trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Kinhtedothi - Ngày 6/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Công văn số 350/UBND-SNV về việc triển khai thực hiện Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ. Theo đó, để thực hiện đồng bộ với sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện đầy đủ chính sách chế độ, tạo sự đồng thuận và ổn định, hiệu quả sau sắp xếp, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành,...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Một ông nông dân Tiền Giang trồng xen canh sầu riêng với cây ổi kiểu gì mà hễ có trái là ra tiền tỷ?

Nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà mỗi năm gia đình ông Trần Văn Ôi ở ấp Hữu Lợi, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã có thu nhập cả tỷ đồng từ mô hình trồng sầu...

Đây là các đặc sản Bình Phước đạt sao OCOP đang giúp nông dân giàu lên, có món mới toanh

Đặc sản Bình Phước có nhiều sản phẩm chất lượng cao, nổi tiếng cả nước như hạt điều rang, rượu dân tộc S'tiêng...Thời gian qua, nhiều nông dân điển hình xây dựng thành công nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, qua đó tăng thu nhập. ...

Một cây mai vàng gần 100 năm tuổi ở Quảng Bình, lên giá tiền tỷ, bà nông dân vẫn lắc đầu là sao?

Cây mai vàng cổ thụ cổ kỳ mỹ này ở sân một nhà dân tại thôn Cừa Phú, xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Cây cổ thụ-lão mai vàng có tuổi đời gần 100 năm tuổi, nhiều người tới trả...

niềm vui đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Quang Tiến

Triển khai bài bản, hiệu quả Xã Quang Tiến được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Kể từ đó đến nay, công cuộc xây dựng nông thôn mới vẫn được cấp uỷ, chính quyền địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức thực hiện không ngừng nghỉ. Đầu năm 2023, sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Quang Tiến tiếp tục triển khai...

Cùng chuyên mục

Chợt thấy một con động vật hoang dã bị thương bên lề đường, một người Huế đem nộp cho kiểm lâm

Phát hiện một con tê tê java-loài động vật vật hoang dã quý hiếm bị thương bên lề đường, người đàn ông ở Huế đã bắt giữ để giao nộp cho kiểm lâm. ...

Đưa giống ổi này lên đồi núi trồng, quả thơm ngon lại bán được giá cao gấp đôi các giống khác

Với mô hình làm ổi Ru Bi trên vùng núi của chị Lê Thị Kim Thanh (thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) đang bước đầu hái quả ngọt, các du khách sau khi sử dụng điều hết lời khen ngợi. ...

Đã làm gia vị lại giúp giải cảm, làm đẹp, hơn thuốc bổ

Loại rau này nhỏ bé mà hữu dụng vô cùng, không chỉ góp phần làm tròn vị các món ăn, mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y, thậm chí còn gắn liền với phong tục tắm nước lá mùi già vào những ngày cuối năm để xua đuổi...

Nuôi loài động vật hoang dã lông như gai nhọn, trồng hẳn vườn mít Thái cho ăn, chị nông dân Bình Phước thu 200...

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, nông dân phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành (Bình Phước) đã chuyển sang một số mô hình chăn nuôi mới. Trong số đó, nuôi nhím là mô hình mới phát triển, mang lại thu nhập khá...

Gần 10.700 doanh nghiệp “khởi động” trong năm mới

Trong tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 10.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 94.100 tỉ đồng.Sáng 6/2, tại thôn Kon Rlong, xã Đăk Kôi, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Lễ ra quân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang và lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến...

Mới nhất

Các khóa đào tạo chuyên nghiệp cho người lớn tuổi

Những người lao động lớn tuổi, người về hưu, người khởi nghiệp hiện nay có thể theo học các khóa đào tạo tại...

Hé lộ bí mật tạo mô hình AI lý luận siêu rẻ chưa đến 1,5 triệu đồng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Washington chỉ mất 50 USD (khoảng 1,2 triệu VNĐ) để tạo ra mô hình AI lý luận. Các bài thử nghiệm lập trình và toán học cho thấy S1 (tên của mô hình) có kết quả tương đương những mô hình AI lý luận tiên tiến nhất hiện nay như o1...

Không còn cảnh người xếp hàng từ 4h chờ rút bảo hiểm xã hội

(Dân trí) - Trong năm qua, số người rút bảo hiểm xã hội giảm đáng kể. Đây là tín hiệu đáng mừng khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được thông qua, có thêm nhiều chính sách khuyến khích người lao động ở lại hệ thống. Ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động...

Cách tính mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất

Mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay được áp dụng theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14. Cá nhân có thể tự tính thuế sau khi giảm trừ gia cảnh. Theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) áp dụng cho bản thân người nộp thuế;...

Cách nào tố giác người làm dịch vụ kiểu ‘chặt chém’?

Cứ mỗi mùa Tết, lễ lại xảy ra những vụ "chặt chém" giá cả. Thanh tra, xử phạt nhưng rồi đâu cũng vào đó. Cách nào dẹp nạn này? ...

Mới nhất