Trang chủChính trịChủ quyềnGạc Ma, làm sao quên!

Gạc Ma, làm sao quên!

Quá khứ đã sang trang, “sự kiện 14-3” cũng lùi vào dĩ vãng, song lịch sử thì không thể không nhắc nhớ

Ba mươi bốn năm trước, ngày 14-3-1988, cán bộ, chiến sĩ đảo Gạc Ma anh dũng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Trong trận hải chiến này, 64 chiến sĩ đã ngã xuống, để lại niềm tiếc thương vô hạn, nhắc nhớ chúng ta không bao giờ quên.

Người được giỗ sống

Ông Trần Thiên Phụng (trú tại Đông Hà, Quảng Trị), một trong 9 chiến sĩ sống sót trở về sau trận hải chiến Gạc Ma, không thể nào quên sự kiện ngày 14-3-1988. Ký ức về ngày 14-3 bi thương và kiêu hùng ấy không bao giờ phai nhạt trong trái tim ông. Ông bảo cuộc đời còn lại của ông bây giờ là ký ức về đồng đội, về Gạc Ma. Càng bi thương thì càng không được phép lãng quên.

Thi thể 64 đồng đội ông ngã xuống và hòa vào biển mặn Gạc Ma 34 năm qua chưa được vớt lên là nỗi đau không dứt. Vì lẽ đó mà hằng năm, cứ đến dịp 14-3, ông và các đồng đội còn sống sót tề tựu về Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) – nơi linh hồn của 64 liệt sĩ Gạc Ma yên nghỉ vĩnh hằng – để tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.

Ngày 17-3-1987, ông Phụng lên đường tòng quân, nhập ngũ Trung đoàn Công binh 83 Hải quân (nay là Lữ đoàn Công binh 83 Hải quân). Gần một năm sau, ông cùng đồng đội xuống tàu HQ604 hành quân ra đảo Gạc Ma, thực hiện nhiệm vụ xây đảo. Sau 3 ngày đêm, chiều tối 13-3-1988, tàu HQ604 đến vùng biển cụm đảo Sinh Tồn. “Rạng sáng 14-3-1988, chúng tôi được lệnh tiếp cận đảo Gạc Ma, dựng cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền và thực hiện xây đảo thì bất ngờ có 3 tàu của Trung Quốc chạy tới vây ráp. Liền sau đó, lính Trung Quốc nổ súng bắn vào tàu HQ604 và bắn vào đảo Gạc Ma. Các chiến sĩ trên đảo Gạc Ma hy sinh, chìm vào biển nước” – ông Phụng nhớ lại.

Ông Phụng cho biết thêm khi chiếm đảo Gạc Ma, lính Trung Quốc bắn phá làm chìm tàu HQ604. Lính Trung Quốc đứng trên tàu nhìn thấy các chiến sĩ của ta bơi sát mép tàu bèn dùng câu liêm xiên hoặc móc vào thịt dìm đến chết. Ông Phụng bị thương phần tay, máu đầm đìa. Ông cố bám vào khúc gỗ, thả trôi tự do trên biển, nhiều giờ sau đó thì bị bắt, đưa về bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Mãi đến ngày 2-9-1991, ông cùng 8 đồng đội bị bắt giữ được trả tự do.

“Khi hay tin Trung Quốc bắn tàu HQ604, 64 đồng đội hy sinh, ba mẹ tôi lập bàn thờ cúng tôi, lấy ngày 14-3 là ngày giỗ. Hơn một năm sau, biết tôi còn sống, gia đình mới hạ bàn thờ. Tôi đi bộ đội năm 24 tuổi, có vợ và con trai 1 tuổi. Sự kiện Gạc Ma đã 34 năm rồi nhưng mỗi lần nhắc lại, tôi chỉ muốn khóc” – ông Phụng chia sẻ.

Gạc Ma, làm sao quên! - Ảnh 1.

Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma – biểu tượng của tinh thần chiến đấu bất tử của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Gạc Ma, làm sao quên! - Ảnh 2.

Cựu binh Gạc Ma Trần Thiên Phụng luôn nhớ về đồng đội

Xin được “ăn cơm nhà má bữa cuối”

Câu chuyện bữa cơm cuối cùng của liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh (quê ở Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) 34 năm về trước vẫn in đậm trong tâm khảm của người vợ Đỗ Thị Hà.

Bà Hà bảo bà chẳng thể quên được hình ảnh liệt sĩ Doanh, những kỷ niệm lúc hai người vừa lấy nhau. Bà kể lại trong nước mắt: “Trước ngày lên đường ra Trường Sa, anh Doanh đến nhà mẹ của tôi, xin được “ăn cơm nhà má bữa cuối”. Mẹ tôi mắng: “Anh chỉ nói gở!”, rồi quay chỗ khác lau giọt nước mắt. Sáng hôm sau, anh chia tay cả nhà lên đường. Đúng một tuần sau, nhận được tin anh hy sinh, tôi như chết lặng, còn mẹ tôi thì gào khóc. Không ngờ bữa cơm ấy là lần cuối bà nấu cho anh. Hồi ngư dân vớt được một số xương cốt của các liệt sĩ ở bãi cạn gần đảo Gạc Ma, gia đình có liên hệ lấy mẫu xét nghiệm ADN, hy vọng có hài cốt của chồng mình nhưng không phải. Tháng 7-2017, Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma xây dựng ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, tôi thấy có tên anh Doanh ở đó”.

Có rất nhiều câu chuyện lần đầu tiên kể xúc động đẫm nước mắt về “Sự kiện Gạc Ma” sau 34 năm. Chuyện binh nhất Trần Thiên Phụng bị lính Trung Quốc bắt, chuyện “bữa cơm cuối cùng” của liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh chỉ là góc nhỏ của nỗi đau thương bi hùng nhưng đầy kiêu hãnh về những người lính Gạc Ma ngày ấy.

Lịch sử đã sang trang, “sự kiện 14-3” cũng lùi vào dĩ vãng, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã có nhiều đổi khác, song lịch sử thì không thể không nhắc nhớ. 

Bất tử trong lòng nhân dân

Trung tá, cựu binh hải quân Nguyễn Viết Chức, nguyên thuyền trưởng tàu săn ngầm 07 (Lữ đoàn 171), từng nói: “Máu xương hôm qua đổ xuống là bài học để hôm nay chúng ta giữ biển, đảo bằng sức mạnh dân tộc. Trận chiến Gạc Ma đã được ghi trong chính sử Hải quân. Trận chiến ấy là nỗi đau mang hồn Tổ quốc. 64 liệt sĩ đã ngã xuống, mãi mãi bất tử trong lòng nhân dân”.

Đã 34 năm trôi qua, nhắc lại “Sự kiện Gạc Ma” không phải Việt Nam muốn khơi dậy mối hằn thù dân tộc làm ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại chiến lược của nước ta với các quốc gia láng giềng, mà là để thế hệ trẻ luôn phải biết tưởng nhớ và tri ân người đi trước đã ngã xuống vì Tổ quốc, để họ sống có trách nhiệm và yêu Tổ quốc mình hơn…

Mời tham gia cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”

Từ thành công của cuộc thi viết “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” lần 1 năm 2020-2021, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết lần 2 năm 2021-2022 với chủ đề “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”.

Nội dung, phạm vi đề tài:

– Phản ánh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; công cuộc bảo vệ, xây dựng, phân giới, cắm mốc, bảo vệ đường biên giới trên bộ.

– Thông tin khách quan, sinh động, sâu sắc về đường lối ngoại giao của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.

– Biểu dương tập thể, cá nhân, gương điển hình trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền; sự hy sinh, cống hiến của người chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng… đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi, vùng biên giới.

– Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền; về phát triển kinh tế biển, văn hóa biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam, phát triển kinh tế khu vực biên giới…

Thể lệ, yêu cầu:

– Là bài viết thể loại phóng sự, ký sự, ghi chép, bình luận, phản ánh, tường thuật, ghi nhanh…

– Tác phẩm dự thi (bài và ảnh; clip/video) chưa đăng, phát trên bất kỳ phương tiện đại chúng nào, kể cả trang cá nhân.

– Các tác phẩm có liên quan đến tư liệu, tài liệu lịch sử…, tác giả phải gửi kèm bài viết hoặc trích nguồn, dẫn nguồn.

– Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài báo. Ảnh gửi kèm theo bài, không dán ảnh vào bản thảo.

– Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

Đối tượng tham gia:

Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được tham gia cuộc thi trên.

Thời gian:

– Nhận tác phẩm dự thi từ ngày 28-8-2021 đến hết ngày 15-5-2022. Lễ trao giải dự kiến trong tháng 6-2022.

– Tác phẩm dự thi gửi qua email: [email protected]. Tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác giả, bút danh, kèm địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng. Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo quy định của Báo Người Lao Động.

Cơ cấu giải thưởng:

– Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng.

– Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng.

– Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng.

– Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.

Gạc Ma, làm sao quên! - Ảnh 5.
Gạc Ma, làm sao quên! - Ảnh 6.
Gạc Ma, làm sao quên! - Ảnh 7.
Gạc Ma, làm sao quên! - Ảnh 8.
Gạc Ma, làm sao quên! - Ảnh 9.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/gac-ma-lam-sao-quen-20220312194200144.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cầu Tăng Long tăng tốc

(NLĐO) - Dự án cầu Tăng Long đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến thông xe một nhánh vào cuối tháng 2, giúp cải thiện giao thông và tạo thuận lợi cho người dân. ...

Thanh Hóa có thêm một Vườn quốc gia

(NLĐO)- Với việc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được nâng hạng, hiện tỉnh Thanh Hóa đã có 2 Vườn quốc gia ...

Kiến nghị ưu đãi cho người 18-45 tuổi mua nhà lần đầu

(NLĐO)- Kiến nghị xây dựng cơ chế cho người trẻ từ 18-45 tuổi mua nhà lần đầu được vay với lãi suất khoảng 6%-7%/năm ...

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp tham gia vào các “việc lớn” của đất nước

(NLĐO) - Theo Thủ tướng, Chính phủ rất chia sẻ với các doanh nghiệp trước các khó khăn và xác định luôn đồng hành, cùng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp ...

Thế giới mới xuất hiện

(NLĐO) - Kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi lại hình ảnh ngoạn mục về vật thể Herbig-Haro HH 30 ma quái, nơi các hành tinh mới sắp ra đời. ...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương chuẩn bị thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Đề cập về công tác lập pháp và giám sát trong năm 2024, tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức mới...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Dấu ấn trong công tác đảng, công tác chính trị vì biển, đảo Tổ quốc

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Cục Chính trị Hải quân luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Kỷ niệm 9 năm thành lập Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167

SGGPO 12/07/2022 16:12 Là đơn vị tàu chiến đấu mặt nước hiện đại của Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn Tàu pháo - Tên lửa 167 (Vùng 2 Hải quân) được thành lập vào ngày 12-7-2013. Trải qua 9 năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị đã khẳng định vai trò là lực lượng chủ lực của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía...

Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Tham dự về phía Bộ TN&MT có đại diện lãnh đạo Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Vụ Pháp chế, Vụ Đất đai, Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ.Về phía UBND tỉnh...

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Trai làng Lại Yên ngâm mình trong nước lạnh để bắt vịt cầu may

Lễ hội bắt vịt của làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) được tổ chức với quan niệm thể thao lành mạnh và cầu cho thủy lợi tốt lành, mùa màng tươi tốt, con cháu trong gia đình mạnh khỏe, giỏi giang. Hàng năm cứ vào ngày 12 tháng Giêng, lễ hội Xuân của xã Lại Yên, huyện Hoài...

Khách Tây nếm thử món ăn ‘ngượng đỏ mặt’ ở Hà Nội, trầm trồ khen giòn, ngon

Lần đầu nếm thử món ăn nghe tên thấy “ngượng đỏ mặt” ở Hà Nội, vị khách Tây bất ngờ vì hương vị thơm ngon, đậm đà và có độ giòn lạ miệng. David Hoffmann (đến từ Mỹ) là một nhà sáng tạo nội dung trên YouTube với kênh cá nhân thu hút hơn 1,3 triệu lượt theo dõi. Anh...

Quảng Nam phát triển 2.397 trạm thu phát sóng di động

Thông tin được Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Quảng Nam cho biết tại báo cáo sơ kết triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024. Theo đó, đến nay toàn tỉnh phát triển được 2.397 trạm BTS (trạm thu phát sóng di động);...

Ông Trump tái khẳng định muốn Mỹ ‘mua và sở hữu’ Gaza

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật tái khẳng định muốn "mua và sở hữu Gaza", nhưng có thể cho phép một số quốc gia ở Trung Đông tham...

Trường Đại học Công nghệ TPHCM cam kết không tăng học phí toàn khóa

Thấu hiểu nỗi lo chi phí những năm đại học với nhiều gia đình, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) thực hiện chính sách học phí minh bạch, công bố công khai trước khóa học và cam kết không tăng trong toàn khóa. Chính sách học phí này dành cho thí sinh tham gia xét tuyển và trúng tuyển...

Mới nhất