Trang chủNewsThời sựPhát triển đô thị xanh

Phát triển đô thị xanh

Kinhtedothi – Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Diễn đàn “Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững”, tập trung thảo luận các khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững.

Với sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành T.Ư, TP Hà Nội, các DN và nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu về phát triển quy hoạch phát triển đô thị.

Phát triển bền vững – cấp thiết từ nhiều góc độ

Những năm gần đây cùng với quá trình phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam cũng diễn ra mạnh mẽ, nhưng đi kèm đó là những thách thức, áp lực về nguồn cung tài nguyên, an ninh năng lượng, gia tăng chất thải… làm biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến môi trường sống.

Một góc TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Một góc TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Giải pháp phát triển đô thị xanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, để bảo đảm sự hài hòa và cũng là chủ trương, chính sách hàng đầu của Đảng, Nhà nước trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, vì vậy các chuyên gia, nhà quản lý sẽ đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng trên tại Diễn đàn “Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững” do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức.

Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh các đô thị Việt Nam bước vào năm thứ hai triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cũng như việc Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện cam kết mạnh mẽ cùng cộng đồng quốc tế về mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Theo các chuyên gia, phát triển đô thị để tạo động lực tăng trưởng kinh tế đô thị là một chỉ dấu kinh tế tích cực. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những thách thức to lớn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng: khói bụi, tắc nghẽn giao thông, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên… là những vấn đề đang được các cấp, ngành, cơ quan chức năng và dư luận đặc biệt quan tâm. Do vậy, chiến lược phát triển đô thị xanh bền vững tập trung vào ba trụ cột chính: phát triển không gian xanh; năng lượng tái tạo; và giao thông bền vững. Phát triển không gian xanh là việc cam kết tăng cường diện tích cây xanh trong tất cả các dự án phát triển đô thị mới. Việc sử dụng năng lượng tái tạo là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển đô thị xanh.

“Chúng tôi nhận ra sự cần thiết của việc phát triển bền vững không chỉ từ góc độ kinh tế, mà còn từ trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững không chỉ nhằm tạo ra môi trường sống lành mạnh nhất cho cư dân, mà còn để đóng góp vào cuộc chiến toàn cầu vì một tương lai trái đất xanh và sạch hơn” – PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị chia sẻ.

Hành động tích cực

Bàn về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà cho biết, những năm qua, Việt Nam là một trong số các quốc gia luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng diễn ra nhanh với mức tăng bình quân hàng năm trên 1%, nhưng kéo theo là những áp lực về nguồn cung tài nguyên, an ninh năng lượng, gia tăng chất thải, tác động đến môi trường và gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu.

Đứng trước những thách thức toàn cầu và của quốc gia, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển các công trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch nền kinh tế theo hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Theo số liệu thống kê, đến hết quý III/2024, số lượng công trình xanh trên cả nước đạt khoảng 500 công trình với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng trên 12 triệu mét vuông, đã vượt chỉ tiêu đặt ra tại Quyết định 280/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (đến năm 2025 đạt 80 công trình xây dựng; đến năm 2030 đạt 150 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả).

Ngoài việc tăng nhanh về số lượng, công trình đạt chứng nhận công trình cũng được mở rộng sang nhiều loại hình, bao gồm cả công trình có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, rào cản như thiếu các chứng nhận về vật liệu xanh, vật liệu tiết kiệm năng lượng, nguồn nhân lực có chất lượng và chuyên môn sâu; nhận thức của một bộ phận chủ đầu tư, người sử dụng các sản phẩm, dich vụ, khả năng tiếp cận các nguồn vốn xanh cho dự án công trình xanh còn nhiều hạn chế…

“Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển công trình xanh, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành: Nghiên cứu trình Chính phủ ban hành quy định về danh mục dự án xanh trong đó có các dự án công trình xanh; Quy định về danh mục dự án được tiếp cận nguồn tín dụng xanh; Nghiên cứu đề xuất quy định về dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng vào nội dung dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong năm 2025…” – Thứ trưởng Phạm Minh Hà cho hay.

Thủ đô Hà Nội là một trong những địa bàn có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhất cả nước và đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, do dân số liên tục gia tăng và áp lực ngày càng lớn từ sự phát triển kinh tế, vấn đề môi trường trở thành một mối quan tâm hàng đầu đối với chính quyền TP. Với một cái nhìn chiến lược và cam kết hành động lâu dài, TP kêu gọi sự cộng tác từ các đối tác, chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân để cùng nhau xây dựng nên những đô thị đáng sống.

Trên cơ sở đó, Hà Nội đang hướng tới việc phát triển đô thị xanh một cách toàn diện và bền vững. Đô thị xanh không chỉ dừng lại ở việc tăng cường diện tích cây xanh, mà còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như kiến trúc bền vững, giao thông thân thiện với môi trường và quản lý năng lượng hiệu quả. Quản lý năng lượng hiệu quả là một trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị xanh của Hà Nội.

Các chương trình tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo đang được triển khai rộng khắp, từ việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên các tòa nhà công sở cho đến việc nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng sang đèn LED tiết kiệm điện… Để hiện thực hóa mục tiêu này, Hà Nội đã và đang phối hợp với các bộ, ban, ngành, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng cư dân đẩy mạnh giáo dục và truyền thông về lợi ích của đô thị xanh. Qua đó tạo ra sự thay đổi từ nhận thức đến hành động trong cộng đồng.

 

Chuyển đổi xanh công trình xây dựng cần phải được ráo riết thực hiện bằng những chương trình theo định hướng cụ thể, rõ ràng và có định lượng, việc đánh giá phải được ràng buộc pháp lý chặt chẽ. Công trình xanh thì phải thỏa mãn những yếu tố thân thiện môi trường, gắn với xã hội và con người về mặt nhân văn. Kiến trúc xanh thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ và công năng tốt, giải quyết hiệu quả về tính bản sắc, tiên tiến về hình thái – nội dung, đạt hiệu ứng rõ ràng về đáp ứng tính bản địa gắn với phong tục tập quán địa phương.
TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/phat-trien-do-thi-xanh-chuyen-bien-tich-cuc-tu-chinh-sach-den-thuc-te.html

Cùng chủ đề

Để Hà Nội trở thành hình mẫu của đô thị xanh

Sẽ sớm giải quyết những thách thức Hà Nội với quy mô dân số gần 10 triệu người, diện tích hơn 3.300km2, là một trong 20 TP có diện tích tự nhiên lớn nhất thế giới. Cùng sự phát triển nhanh chóng, TP Hà Nội đối mặt với thách thức lớn về ô nhiễm không khí, nguồn nước, ùn tắc giao thông... Trước thực trạng đó, đô thị xanh là hướng đi không thể thiếu để bảo đảm sự phát...

Học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong phát triển đô thị xanh và thông minh

Từ ngày 12-14/12, đoàn Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, do ông Vũ Văn Hưng, Chủ tịch UBND thành phố, đã có chuyến thăm và làm việc tại Pháp, nhằm trao đổi với các đối tác Pháp và quốc tế về kinh nghiệm quy hoạch đô thị hướng tới mục tiêu xanh và bền vững, phân tích các thách thức đối với quy hoạch phát triển thành phố trong bối cảnh...

Sắp diễn ra Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024

Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động” do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức sẽ được diễn ra vào đầu tháng 10/2024.

Huế sơn xanh, mở làn đường dành riêng cho xe đạp trên vỉa hè

Clip: Làn đường dành cho xe đạp trên vỉa hè ở Khu đô thị...

Thành phố đầu tiên ở Việt Nam dành một phần vỉa hè cho xe đạp

TP Huế đang hoàn thiện việc sơn kẻ vạch đường dành riêng cho xe đạp trên vỉa hè ở các tuyến đường Tố Hữu, Võ Nguyên Giáp…   Vỉa hè ở công viên trước khu hành chính tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế (phường Xuân Phú, TP Huế) được sơn xanh dành riêng cho xe đạp - Ảnh: NHẬT LINH Ngày 15-7, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Chương trình phát triển các đô thị loại II...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Nguyễn Doãn Toản là Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội

Kinhtedothi - Sáng 12/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã công bố Quyết định số 8167-QĐ/TU về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội. Theo quyết định, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội. Ban Thường vụ Thành ủy quyết định phân công đồng chí Nguyễn Doãn...

ra quân Tháng Thanh niên năm 2025 với nhiều nhiệm vụ thiết thực

Kinhtedothi - Sáng 12/2, tại quận Long Biên, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình lễ phát động“Tết trồng cây - Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ và ra quân Tháng Thanh niên năm 2025. Tại chương trình, thay mặt Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội, Bí thư Thành đoàn Chu Hồng Minh kêu gọi các đoàn viên thanh niên bằng những hành động cụ thể của mình, tham gia trồng, chăm...

Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL:Bổ sung nội dung, trách nhiệm tổ chức thi hành luật

Kinhtedothi - Tại phiên làm việc sáng 12/2 của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tập trung 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Dự thảo...

Oppo Find N5 sẽ là smartphone gập mỏng nhất thế giới

  Theo đó, Oppo đã chia sẻ về thiết bị trong vài tuần qua và nhấn mạnh khả năng chống nước và màn hình không nếp gấp, đồng thời so sánh độ mỏng với iPad Pro- thiết bị mỏng nhất của Apple hiện nay. Được biết, thiết bị có kiểu dáng cực kỳ mỏng, dày dưới 9.2mm khi gập lại và khoảng 4mm khi mở ra. Nó có màn hình bên trong 8 inch với độ phân giải 2K với...

Chip AI đầu tiên do OpenAI thiết kế sẽ sớm ra mắt

Theo đó, chip AI đầu tiên do OpenAI thiết kế dự kiến được sản xuất tại TSMC trên tiến trình 3nm đã gần hoàn tất thiết kế và sẽ gửi đi sản xuất thử nghiệm trong vài tháng tới. OpenAI đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt chip AI vào năm 2026. Quá trình gửi thiết kế qua nhà máy sẽ tốn hàng chục triệu USD và mất khoảng 6 tháng để hoàn thành. Nếu thất bại, OpenAI sẽ...

Bài đọc nhiều

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Những mốc son lịch sử trên chặng đường 95 năm vẻ vang của Đảng

Kinhtedothi - 95 năm qua (3/2/1930 -3/2/2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã đi qua những giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển, tạo lên những mốc son trong lịch sử dân tộc. Cách đây 95 năm, từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, ở  bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản đã chủ trì hội nghị hợp...

Tài xế không có bằng lái xe khách

(NLĐO) - Tài xế Phạm Quốc Huy chỉ có bằng lái hạng C, trong khi để điều khiển xe khách từ 10-30 chỗ thì phải có bằng D cũ hoặc giấy phép lái xe hạng D2 mới. ...

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm mang tựa đề: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng". Ngày 3/2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu, phát hành cuốn sách "Tuyệt đối...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước: Tinh gọn thì bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ

Chủ tịch nước Lương Cường nêu rõ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải hiệu lực, hiệu quả; "tổ chức lại, làm gì thì làm nhưng bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ". Sáng 12/2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tại tổ TPHCM, Chủ tịch nước Lương Cường chia...

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Nguyễn Doãn Toản là Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội

Kinhtedothi - Sáng 12/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã công bố Quyết định số 8167-QĐ/TU về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội. Theo quyết định, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội. Ban Thường vụ Thành ủy quyết định phân công đồng chí Nguyễn Doãn...

Bộ máy sau tinh gọn phải tốt hơn bộ máy cũ

Theo Chủ tịch nước Lương Cường, Nghị quyết 18 về tinh gọn tổ chức bộ máy đã được ban hành 8 năm nhưng kết quả thực hiện chưa được như mong muốn. "Nếu tổ chức lại, bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ", Chủ tịch nước nói. ...

Bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ

(NLĐO) - Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tinh gọn nhưng hoạt động hiệu lực, hiệu quả; bộ máy mới phải hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ ...

Cháy toà nhà văn phòng, giải cứu gần 30 người

(NLĐO)- Nhận được tin báo cháy toà nhà văn phòng, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt, dập lửa kịp thời và giải cứu an toàn gần 30 người ...

Mới nhất

Doanh nghiệp khẳng định quyết tâm trong việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao...

(MPI) - Tại Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế diễn ra vào chiều ngày 11/02/2025, lãnh đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước khẳng định, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đào...

Nhiều chương trình đặc sắc tại Hội xuân ATK Chợ Đồn

Từ 11 - 13/2, tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn diễn ra chương trình Hội xuân ATK Chợ Đồn Ất tỵ 2025 với nhiều hoạt động. ...

Một Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên xin thôi việc

Ngày 12/2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã đồng ý cho ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thôi việc theo nguyện vọng. ...

Tổng thống Ukraine tung lợi ích béo bở níu chân Mỹ, tuyên bố có thể ‘đổi lãnh thổ lấy lãnh thổ’, lòng tin vào...

Trong cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ đồng hồ với tờ The Guardian (Anh), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, sự đảm bảo an ninh của Mỹ đối với quốc gia Đông Âu là không thể thay thế.

Mới nhất