Trang chủChính trịNgoại giaoBộ Nội vụ định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp...

Bộ Nội vụ định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức


Khi xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức.

Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)
Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long vừa có Văn bản số 7968 gửi các Bộ trưởng các bộ, ngành, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.

Sau 5 năm phải hoàn thành sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư

Theo Bộ Nội vụ, mục đích của việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết 19, bảo đảm xây dựng đội ngũ CBCCVC có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời kỳ mới.

Bộ Nội vụ nhấn mạnh yêu cầu, cần bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC, bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đội ngũ CBCCVC; khi xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, bố trí CBCCVC; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ với tinh gọn tổ chức bộ máy.

Về nguyên tắc, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy định; việc bố trí, sắp xếp cán bộ phải thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công khai minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ CBCCVC và yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương.

Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC của từng cơ quan, đơn vị, tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCCVC trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ.

Theo đó, việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu. Bảo đảm đúng chức danh theo quy định, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuẩn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc của Đảng.

Bên cạnh đó, quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBCCVC theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ, ngành, địa phương; bảo đảm sau 5 năm phải hoàn thành việc sắp xếp đối với CBCCVC dôi dư và thực hiện quản lý, sử dụng biên chế theo yêu cầu chung tại cơ quan, đơn vị mới hình thành sau sắp xếp.

Các cơ quan sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ

Trong hướng dẫn Bộ Nội vụ cũng nêu ra các định hướng sắp xếp cụ thể.

Cụ thể, đối với chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Với chức danh do cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý theo phân cấp

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ.

Việc này bảo đảm các nguyên tắc trong công tác cán bộ và mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trong sắp xếp, bố trí cán bộ và theo định hướng như sau:

Với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp.

Nhân sự được lựa chọn có thể ở trong hoặc ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất thành đơn vị mới đó.

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu thì được sắp xếp, bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề và được hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy.

Với cấp phó của người đứng đầu, Bộ Nội vụ đề nghị cần căn cứ thực trạng số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp hoặc bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ.

Trước mắt, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hình thành sau sắp xếp có thể cao hơn quy định, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án).

Với cán bộ công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý: Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hình thành sau sắp xếp đề xuất phương án sắp xếp, bố trí đối với cán bộ phù hợp với nhiệm vụ đang đảm nhiệm trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất.

Trường hợp không còn nhiệm vụ thì có thể bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức viên chức hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ.

Trước mắt, số lượng biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới tối đa không vượt quá tổng số cán bộ hiện đang có mặt trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án giảm biên chế, thực hiện theo quy định chung của Bộ Chính trị trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án).

Sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bộ, ngành, địa phương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tình hình mới.

Thực hiện rà soát, tinh giản biên chế đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu phát biểu của Tổng Bí thư.

Đại diện chủ sở hữu 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước được chuyển giao về Bộ Tài chính

(NLĐO)- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ được chuyển giao về Bộ Tài chính ...

Xử lý vấn đề chưa dự liệu được hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Doanh nghiệp muốn làm rõ nội dung xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa dự liệu được hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy trong Dự thảo Nghị quyết quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Xử lý vấn đề chưa dự liệu được hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máyDoanh nghiệp muốn làm rõ nội dung xử lý các...

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 20/1/2025 về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. ...

Chính thức kết thúc hoạt động Sở Ngoại vụ Quảng Bình

(NLĐO) - Tỉnh Quảng Bình quyết định kết thúc hoạt động Sở Ngoại vụ; thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh trên cơ sở hợp nhất Báo Quảng Bình và Đài PT-TH tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp đang đối mặt với nhu cầu tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Bitrix24 CRM đã trở thành công cụ đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả vận hành.

Đã có ngày chính xác chấm dứt duyên nợ, tổ chức y tế toàn cầu đang “suy sụp”?

Ngày 23/1, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ ngày 22/1/2026 sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo về quyết định này.

Không còn khí đốt Nga, châu Âu nhận tin vui từ ông Trump bằng một lời cam kết rõ ràng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/1: USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/1 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra kêu gọi hạ lãi suất.

Phương thức tuyển sinh năm 2025 của Trường ĐH Ngoại thương

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Không còn khí đốt Nga, châu Âu nhận tin vui từ ông Trump bằng một lời cam kết rõ ràng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.

Tổng thống Mỹ thông báo áp thuế quan 10% với hàng hóa, Trung Quốc ngay lập tức kêu gọi làm điều này để hỗ...

Ngày 23/1, Trung Quốc thông báo kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ nhân dân tệ (NDT) từ các công ty bảo hiểm nhà nước vào thị trường cổ phiếu, nhằm hỗ trợ thị trường đang gặp khó khăn.

Giá vàng “chạy nước rút” tiến đến đỉnh lịch sử, trong nước rục rịch đón ngày vía Thần Tài 2025

Giá vàng hôm nay 24/1/2025/ Giá vàng trong nước tăng mạnh trên toàn thị trường. Giá vàng thế giới tăng mạnh lên gần mức cao nhất trong 3 tháng nhờ đồng USD yếu và việc chưa rõ ràng trong các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giá vàng những ngày tới sẽ còn chịu sự chi phối của những tin tức thay đổi liên tục từ Washington.

Nối dài đà tăng, công nghệ chế biến hồ tiêu tại Việt Nam không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới

Giá tiêu hôm nay 24/1/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 24/1/2025: Nối dài đà tăng, công nghệ chế biến hồ tiêu tại Việt Nam không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới. (Nguồn: Times of India) ...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Trung ương bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Mới nhất

Hàng trăm nghìn người được tăng lương hưu 2 lần

(Dân trí) - Hơn 190.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp ở mức thấp dưới 3,5 triệu đồng đã được tăng mức hưởng theo hai mức. Đã điều chỉnh lương hưu 15%Theo báo cáo về tình hình thực hiện cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người...

Đón Tết ở nhà giàn DK1

Giữa biển cả mênh mông, những người lính hải quân ở nhà giàn DK1 vẫn ôm đàn ngồi hát, gói bánh chưng và chăm chút cây quất, cành hoa được gửi từ đất liền ra. Vừa đón Tết vui, vừa vững chắc tay súng. ...

Vay online để giảm gánh nặng tài chính khi chưa đến Tết đã tiêu hết tiền thưởng

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, mang theo niềm vui đoàn tụ, hy vọng vào một khởi đầu mới. Nhưng với không ít người, Tết cũng là thời điểm đối mặt với áp lực tài chính vì lương thưởng ít hơn trong khi có vô số những khoản cần chi. Chi tiêu tháng Tết tăng gấp...

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng...

Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên

Trưa ngày 21/1 (tức ngày 22 tháng Chạp năm 2024), tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và Chương trình “Chuyến xe yêu thương” Xuân Ất Tỵ 2025. Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và “Chuyến xe yêu thương”Trưa ngày...

Mới nhất

Đón Tết ở nhà giàn DK1