Trang chủChính trịChủ quyềnTạo thế bảo vệ vững chắc chủ quyền

Tạo thế bảo vệ vững chắc chủ quyền

Chúng ta phải tạo thế bảo vệ vững chắc các điểm, đảo, hoàn thiện phương án đối phó các tình huống có thể xảy ra, đủ sức canh giữ, bảo vệ chủ quyền

Việt Nam là quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và thế giới. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, con người Việt Nam.

Lấn biển để dựng nước, thông qua biển để giữ nước

Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km, trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ của thế giới). Không nơi nào trên đất nước ta cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ, chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng l.700 km2. Trong đó, 3 đảo có diện tích hơn 100 km2, 23 đảo có diện tích hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích hơn l km2 và hơn l.400 đảo chưa có tên.

Vì vậy, biển gắn bó mật thiết, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước ta.

Biển Đông được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan – Trung Quốc. Theo ước tính sơ bộ, biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300 triệu dân ở các nước và vùng lãnh thổ này.

Biển Đông được xem là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bốn phía biển Đông đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu hết các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều có những hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua hoặc liên quan đến biển Đông.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Tạo thế bảo vệ vững chắc chủ quyền - Ảnh 1.

Cần tăng cường hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển đảo trong trường học Ảnh: QUANG LIÊM

Có vị trí địa kinh tế và chính trị quan trọng như vậy nên từ lâu, biển Đông đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước trong vùng mà còn của một số cường quốc hàng hải trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những tranh chấp ở vùng biển này.

Trên biển Đông có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng địa lý, lịch sử và pháp lý cụ thể, rõ ràng chứng minh thực tế lịch sử không thể tranh cãi về sự chiếm hữu thực sự, hòa bình và thực thi liên tục chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Luật Biển Việt Nam được kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-6-2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013 đã xác định rõ “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa… thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.

Biển, đảo với Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo Việt Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của đại dương.

Phát huy sức mạnh toàn dân

Trong bối cảnh môi trường an ninh thế giới đầy biến động, khó lường như hiện nay, càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Một là, tăng cường tuyên truyền cả trong nước và ngoài nước về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước. Tích cực kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông.

Hai là, cần hoàn thiện các hành lang pháp lý, các thể chế quản lý và hoạt động để khai thác tiềm năng và lợi thế về biển, phát triển bền vững kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo với các hoạt động đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực.

Ba là, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu của bên ngoài lấn chiếm biển đảo, biến vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam thành vùng tranh chấp; đồng thời phát huy sức mạnh toàn dân, tạo thế và lực để giải quyết các bất đồng trên biển một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Mặt khác, chúng ta có thể mở rộng chính sách, liên kết phát triển kinh tế ở các khu vực biển thuộc quyền chủ quyền của ta với những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, nhằm tạo ra những đối tác đan xen lợi ích trong phát triển kinh tế biển.

Bốn là, chúng ta một mặt cần chú trọng đầu tư phát triển chương trình bám biển, đánh bắt xa bờ, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân trong các hoạt động đánh bắt cá; một mặt củng cố lực lượng dân quân biển, các hải đoàn tự vệ, các lực lượng chấp pháp để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Chúng ta phải tạo thế bảo vệ vững chắc các điểm, đảo đóng quân, nhà giàn DK1; hoàn thiện phương án đối phó với các tình huống có thể xảy ra, đủ sức canh giữ, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo.

Năm là, chúng ta cần tăng cường giao lưu quốc tế, phối hợp tuần tra, diễn tập, cứu hộ – cứu nạn trên biển nhằm góp phần giữ vững môi trường ổn định, triệt tiêu nguy cơ xung đột trên biển.

Sáu là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển để có thể khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển.

Có thể khẳng định việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc gìn giữ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. 

Gắn liền với đổi mới giáo dục, chúng ta cần mang lịch sử xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy trong chương trình học phổ thông và đại học để giáo dục, nâng cao lòng yêu nước, ý thức về bảo vệ chủ quyền cho thế hệ trẻ.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm” lần 3 năm 2022 – 2023. Tham khảo thông tin chi tiết tại: https://nld.com.vn/cuoc-thi-chu-quyen-quoc-gia-bat-kha-xam-pham-n1433.htm.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/tao-the-bao-ve-vung-chac-chu-quyen-20221008184902812.htm

Cùng chủ đề

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

Tạp chí Newsweek công bố bản đồ vị trí các tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương ngày 7.2, theo đó một tàu Mỹ rời Biển Đông tiến vào Thái Bình Dương, trong khi 3 tàu Trung Quốc...

Khu vực lớn trước biến động lớn

Tất cả những diễn biến gần đây đều báo hiệu khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh đang đứng trước nhiều biến động lớn về chính trị an ninh. ...

Mỹ điều máy bay ném bom tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng

Không quân Philippines và Mỹ hôm nay 4.2 đã tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận, theo Reuters. ...

Trung Quốc phản ứng về cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines ở Biển Đông

(CLO) Ngày 4/2, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành cuộc tuần tra trên không phận bãi cạn Scarborough, trùng với thời gian lực lượng không quân Philippines và Mỹ tổ chức một cuộc tập trận chung tại Biển Đông. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Thành lập 4 trạm y tế xã mới sau sáp nhập ở Quảng Bình

(NLĐO) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, tỉnh Quảng Bình đã triển khai sáp nhập, hợp nhất nhiều trạm y tế trên địa bàn. ...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương chuẩn bị thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Đề cập về công tác lập pháp và giám sát trong năm 2024, tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức mới...

Đã có gần 40 ý kiến góp ý của các Bộ, địa phương và tổ chức về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng...

Thứ trưởng cũng chỉ đạo cụ thể 2 đơn vị về vấn đề tổ chức hội thảo (chủ trì tổ chức hội thảo, cơ quan chủ trì, thành phần mời tham gia hội thảo); việc xây dựng các báo cáo thành phần của hồ sơ dự...

Xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – người dân

Theo ông Cao Thanh Vũ, về quản lý cấp phép khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình, hoạt động cải tạo đất nông lâm nghiệp, thực tế đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có phát...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Nhiều ý kiến về địa chất, khoáng sản và công cụ kinh tế

Liên quan đến đấu giá tại khu vực có nhiều loại khoáng sản, Luật Đấu giá tài sản quy định đấu giá theo một loại khoáng sản, do vậy nhóm đề xuất bổ sung thêm một khoản để quy định trường hợp đối với một mỏ...

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai...

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất

(MPI) - Chiều ngày 08/02/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohamed Alsuwaidi nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư song phương giữa hai quốc gia. ...

Mới nhất