Trang chủVăn hóa - Xã hộiÂm nhạcNhà nước đã đầu tư, vì sao người làm văn hóa vẫn...

Nhà nước đã đầu tư, vì sao người làm văn hóa vẫn thấy thiếu thốn?

Sáng 9/12, tại Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam”.

Vì sao đầu tư cho văn hóa gặp khó?

Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam” thu hút đông đảo chuyên gia, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài nước.

Nhà nước đã đầu tư, vì sao người làm văn hóa vẫn thấy thiếu thốn?- Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: BTC).

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam nêu rõ, thực tế những năm qua cho thấy, văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Do đó, việc huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa là cần thiết, để văn hóa là một trong bốn trụ cột phát triển bền vững đất nước cùng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, tại Việt Nam, việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa gặp nhiều khó khăn do thiếu khung pháp lý rõ ràng và sự hỗ trợ từ chính quyền. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa còn thiếu đồng bộ, dẫn đến việc khai thác nguồn lực không hiệu quả.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các ấn phẩm sách báo và cuộc hội thảo khoa học trong lĩnh vực này cũng khiến các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nhà đầu tư tiềm năng khó khăn trong tìm kiếm thông tin chuyên sâu. 

Điều này không chỉ hạn chế khả năng tiếp cận kiến thức, mà còn làm giảm cơ hội kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan. Hệ quả là, nhiều sáng kiến và dự án tiềm năng không được phát triển hoặc triển khai một cách hiệu quả.

Việt Nam học được gì từ quốc tế trong việc đầu tư cho văn hóa?

Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam” được kỳ vọng là cầu nối giúp các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, tư duy đổi mới trong việc huy động nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa; thảo luận các chính sách nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan nhằm phát triển bền vững văn hóa Việt Nam.

Có khoảng 20 tham luận, ý kiến phát biểu được trình bày, thảo luận tại hội thảo. Hội thảo tập trung bàn luận vào ba nhóm vấn đề là: Đầu tư và tài trợ cho văn hóa tại Việt Nam – Góc nhìn đa chiều; Đầu tư và tài trợ cho văn hóa – Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra; Đầu tư và tài trợ cho văn hoá – Mục tiêu, công cụ chính sách cùng những sáng kiến định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo Hà Nội”.

Nhà nước đã đầu tư, vì sao người làm văn hóa vẫn thấy thiếu thốn?- Ảnh 2.

Các chuyên gia nước ngoài chia sẻ nhiều kinh nghiệm đối với hoạt động đầu tư, tài trợ văn hóa, nghệ thuật. (Ảnh: BTC).

Các tác giả như PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Đỗ Thị Thanh Thủy (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam), ông Jérémy Segay (Tùy viên nghe nhìn khu vực Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam), PGS.TS Nguyễn Thị Anh Quyên (Trường Đại học Văn hoá Hà Nội) trình bày các nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp và kinh nghiệm về đầu tư và tài trợ cho văn hóa ở một số quốc gia và từ đó, gợi mở các hướng áp dụng cho Việt Nam.

Theo đó, ông Jérémy Segay lấy dẫn chứng cụ thể từ cơ chế công của Pháp trong việc hỗ trợ cho điện ảnh. Cụ thể, các hãng truyền hình ở Pháp phải đầu tư ngược trở lại cho việc sản xuất các phim truyền hình.

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Phương – Đỗ Thị Thanh Thủy đề cập tới mô hình quản trị văn hóa Pháp với sự kiến tạo, thúc đẩy sự sáng tạo dựa trên nguồn hỗ trợ lớn từ nhà nước và đa dạng hóa trong đầu tư. 

Từ đây, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam từ mô hình quản trị nhà nước và đầu tư, gồm: Đa dạng hóa nguồn tài chính; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân; cho phép tạo các nguồn thu tự tạo; phát triển các mô hình hợp tác bền vững. 

Lấy dẫn chứng từ hoạt động đầu tư cho văn hoá ở các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, TS Hà Huy Ngọc (Viện Kinh tế Việt Nam)cho rằng chúng ta cần tăng cường công tác nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và khoa học tiên tiến thế giới để hoàn thiện, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức của Việt Nam.

Đồng thời, chúng ta cũng cần đưa tinh hoa văn hóa của Việt Nam ra thế giới, góp phần bổ sung tinh hoa văn hóa nhân loại; đấu tranh chống lại những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam.

Đầu tư cho văn hóa vẫn dàn trải, thiếu tập trung, đồng bộ 

Phát biểu trong tham luận, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Quốc Trung cho biết, trong nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư vào văn hóa, mặc dù chưa nhiều, nhưng dự kiến trong tương lai, mức đầu tư sẽ còn tăng hơn nữa.

Tuy nhiên, việc đầu tư thường diễn ra một cách dàn trải, thiếu tập trung và đồng bộ. Đặc biệt, là thiếu mục tiêu cụ thể và đánh giá hiệu quả đầu tư một cách khách quan.

Nhà nước đã đầu tư, vì sao người làm văn hóa vẫn thấy thiếu thốn?- Ảnh 3.

Nhạc sĩ Quốc Trung trình bày tham luận tại hội thảo. (Ảnh: BTC).

Vị nhạc sĩ cho rằng, nếu không đánh giá đúng, chúng ta sẽ không thể xây dựng chiến lược phù hợp và xác định chính xác những mục tiêu cũng như khu vực cần đầu tư. 

Tất cả những yếu tố này dẫn đến tình trạng mặc dù Nhà nước đã và đang đầu tư, nhưng những người làm văn hóa, nghệ sĩ vẫn cảm thấy thiếu thốn, và không có cơ hội tiếp cận hay sử dụng những nguồn lực đầu tư đó.

Để giải quyết thực trạng trên, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng, chúng ta cần tập trung vào các vấn đề đầu tư xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng, năng lực của đội ngũ sáng tạo. 

Theo nhạc sĩ, khoảng cách và sự đồng cảm giữa cơ quan quản lý và nghệ sĩ sáng tạo hiện nay là khá lớn, nó tạo nên một rào cản kìm hãm sự phát triển.

“Bên cạnh đó, Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài về các chiến lược xây dựng công nghiệp sáng tạo. Bằng những chính sách phát triển và quản lý tiên tiến, bền vững, chúng ta xây dựng một nền công nghiệp sáng tạo. 

Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức cả cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước để có thể đồng cảm hơn, hợp tác hiệu quả, cùng tạo ra được môi trường thúc đẩy sáng tạo”, nhạc sĩ Quốc Trung nói thêm.

NSƯT Cao Ngọc Ánh (Phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ) cũng cho rằng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn hiện đang có rất nhiều bất cập. Cụ thể, lĩnh vực này chưa đồng bộ từ thể chế đến hạ tầng và nhân lực. 

Đi ngược từ nguồn nhân lực – hệ thống nghệ sỹ biểu diễn, đội ngũ sáng tạo và các kỹ thuật viên chuyên nghiệp đang còn thiếu và rất yếu.

“Các thiết chế phục vụ cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn còn thiếu và yếu. Tại Thủ đô Hà Nội, các rạp hát đủ tiêu chuẩn quốc tế đếm trên đầu ngón tay, hiện nay, chỉ có thể kể đến Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Hồ Gươm là đạt tiêu chuẩn nhóm A trên thế giới; còn lại đều đã quá cũ không đáp ứng thỏa mãn cho các chương trình nghệ thuật chất lượng cao. 

Các điểm diễn ngoài trời có sức chứa cho các show ca nhạc lớn cũng như vậy phải tận dụng sân vận động, nhà thi đấu”, NSƯT Cao Ngọc Ánh nêu.

Nhà nước đã đầu tư, vì sao người làm văn hóa vẫn thấy thiếu thốn?- Ảnh 4.

Tọa đàm bàn tròn tại hội thảo. (Ảnh: BTC).

Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi về thực tiễn hoạt động đầu tư, hỗ trợ tài chính từ khu vực công, tư và đóng góp từ các nguồn đa dạng khác cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong thời gian qua, cũng như trong mục tiêu định vị thương hiệu của địa phương.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nha-nuoc-da-dau-tu-vi-sao-nguoi-lam-van-hoa-van-thay-thieu-thon-192241209154822301.htm

Cùng chủ đề

Kinh nghiệm và bài học gợi mở trong đầu tư cho văn hoá Việt Nam

(CLO) Ngày 9/12, tại Hà Nội, Viện Văn hóa nghệ thuật (VHNT) quốc gia Việt Nam phối hợp UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo khoa học "Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam", với sự tham...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

“Lệ Quyên love concert” vào ngày 8-3 sẽ đậm chất trữ tình

SGGPO 21/02/2023 12:14 Lệ Quyên - “nữ hoàng phòng trà” xuất hiện đầy nữ tính, quyến rũ trong buổi tập luyện cùng ban nhạc Hoài Sa và những “người tình” sân khấu, chuẩn bị cho Lệ Quyên love concert do IB group tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 8-3.  Lệ Quyên và khách mời Mạnh Đồng- giọng ca bolero trẻ sẽ cùng biểu diễn trong đêm nhạc Giọng ca sinh năm 1981...

Sau Anh trai say hi, Anh trai vượt ngàn chông gai, người ta cần giá trị văn hóa nguyên bản nhất

Trong không gian Lotus Gallery, người tham dự lắng đọng cảm xúc qua hai tiếng hòa mình vào những thanh âm nguyên bản từ tre và đất trong đêm nhạc 'Chuyện của Đó' từ dự án 'Kể chuyện nghìn năm'. Chia sẻ với Tuổi...

“Hòa nhạc năm mới” 2025 chào xuân với những tác phẩm kinh điển

(NLĐO)- "Hà Nội Concert - Hòa nhạc năm mới 2025 lấy cảm hứng từ "The Vienna New Year's Concert - Hòa nhạc năm mới Vienna" sẽ diễn ra ngày 1-1 ...

Cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Việt viếng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ – tác giả ‘Cô gái Sài Gòn đi tải đạn’

Lễ tang nhạc sĩ Lư Nhất Vũ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (TP.HCM). Các nghệ sĩ Việt ở nhiều thế hệ đến tiễn biệt ông. Lễ tang nhạc sĩ Lư Nhất Vũ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (TP.HCM). Các nghệ sĩ Việt ở nhiều thế hệ đến tiễn biệt ông. Chiều 30/3, lễ tang nhạc sĩ Lư Nhất Vũ diễn ra trang trọng, ấm áp tại Nhà tang lễ...

Ca sĩ Khánh An nhập viện trước khi lên sân khấu cùng Quang Lê

(Dân trí) - Ca sĩ Khánh An đã có màn trình diễn đầy cảm xúc trong đêm nhạc của ca sĩ Quang Lê dù trước đó cô phải nhập viện điều trị xuất huyết dạ dày. Tối 29/3 tại TPHCM, ca sĩ Quang Lê tổ chức minishow mang tên "Về đâu mái tóc người thương", thu hút đông đảo khán giả yêu nhạc trữ tình. Đêm nhạc có sự xuất hiện của giọng ca trẻ Khánh An - Á quân...

Sân khấu sinh viên lấy nước mắt khán giả

(NLĐO) - Vở kịch sinh viên “Lá hát như mưa” ghi dấu ấn mạnh mẽ nhờ câu chuyện xúc động của những người trẻ yêu sân khấu. ...

Vì sao ‘Sự nghiệp chướng’ của Pháo biến mất khỏi top thịnh hành

MV bị giới hạn độ tuổi vì lời hát dung tục, mang tính công kích. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ đây là quyết định từ YouTube hay do ê-kíp của nữ rapper chủ động điều chỉnh. MV bị giới hạn độ tuổi vì lời hát dung tục, mang tính công kích. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ đây là quyết định từ YouTube hay do ê-kíp của nữ rapper chủ động điều chỉnh. Sự nghiệp chướng của Pháo bất ngờ bốc hơi...

Hòa Minzy kiếm bao nhiêu tiền từ cú nổ ‘Bắc Bling’

MV "Bắc Bling" của Hòa Minzy sẽ chắc chắn vượt mốc doanh thu một tỷ đồng. Tuy nhiên, rất khó để doanh thu từ YouTube giúp Hòa Minzy hoàn vốn. MV Bắc Bling của Hòa Minzy đã chạm mốc 100 triệu lượt xem sau 28 ngày. Đây là sản phẩm âm nhạc có sức hút mạnh nhất ở thị trường nhạc Việt trong 5 năm qua. Từ thành công ban đầu của MV Bắc Bling, Hòa Minzy sẽ thu lại...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất