Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngỨng dụng công nghệ - "Chìa khoá" giúp ngành dệt may chinh...

Ứng dụng công nghệ – “Chìa khoá” giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam – đã có cuộc trao đổi với truyền thông xung quanh vấn đề này.

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam dự kiến về đích với 44 tỷ USD, theo ông, đâu là “bí quyết” giúp ngành vượt qua quá nhiều thách thức và đạt con số này?

Trong năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có một số lợi thế. Đầu tiên là lực hấp dẫn thị trường được tạo bởi sự ổn định về chính trị của đất nước. Lực hấp dẫn thứ 2 là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang và sắp được thực thi đã thu hút đáng kể nhãn hàng cũng như nhà đầu tư đến với ngành. Lực hấp dẫn thứ ba đến từ sự chuyển dịch đơn hàng giúp doanh nghiệp trong nước có đơn hàng dồi dào trong quý III và quý IV/2024.

Điều đó đã giúp ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch 44 tỷ USD theo đúng mục tiêu đề ra, con số này rất có ý nghĩa sau năm 2023 ngành dệt may gặp quá nhiều khó khăn, tăng trưởng âm.

Ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Sự tăng trưởng của ngành trong năm 2024 cũng là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp trong kế hoạch thị trường, chấp nhận sản xuất các mặt hàng khó, mạnh tay đầu tư cho công nghệ sản xuất và ứng dụng quản trị số nhằm tăng năng suất lao động.

Được biết, đơn hàng dệt may cho những tháng đầu năm 2025 không quá khó, tuy nhiên đơn giá thấp, tiêu chuẩn về sản xuất xanh của nhà nhập khẩu ngày một ‘gắt’, ông nhận định sao về ý kiến này doanh nghiệp trong ngành có giải pháp ứng phó ra sao?

Doanh nghiệp dệt may hiện hầu hết đã có đơn hàng cho quý I/2025, bắt đầu đàm phán cho quý II/2025, do đó vấn đề đơn hàng cho những tháng đầu năm không quan ngại lắm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp lại đối mặt với sự thay đổi trong cách mua hàng của nhãn hàng hay độ ổn định của đơn hàng. Đơn hàng đã đàm phán nhưng chỉ cần sức mua chững lại trong vòng 2 tuần đối tác sẵn sàng tạm dừng sản xuất. Về giá đơn hàng, khẳng định là không tăng, thậm chí có đối tác đàm phán giảm. Tuy nhiên, do doanh nghiệp dệt may những năm qua đã tích cực đầu tư nghiên cứu, cải tiến công nghệ, tự động hoá và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất, áp dụng hệ thống quản trị số giúp nâng cao năng suất lao động, tối ưu các nguồn lực đã giúp vượt qua thách thức về giá.

Cùng đó, doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới trên nền tảng thế mạnh sản phẩm đang có bằng cách thay đổi, thêm bớt nguyên liệu, công nghệ, kỹ thuật từ phương pháp kéo sợi, nguyên liệu sợi đến hiệu ứng dệt, công nghệ nhuộm, may mặc, đóng gói. Hay phối hợp hai loại nguyên liệu khác nhau tạo hiệu ứng khác nhau trong cùng một điều kiện môi trường.

Mặt khác, một số doanh nghiệp đã coi trọng xây dựng hệ thống điện mặt trời áp mái, hệ thống tái sử dụng nước, điện…; thay lò hơi dùng than đá trong các nhà máy nhuộm bằng các nguyên liệu sinh khối khác, như trấu để giảm phát thải và nâng cao hiệu quả; ứng dụng phần mềm đo lường tác động môi trường trong nhà máy sản xuất ngay từ khâu phát triển mẫu để có thể đánh giá được các loại nguyên liệu, công nghệ tác động đến môi trường.

Năm 2025, ngành dệt may Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2024, như vậy kim ngạch phải đạt khoảng 47 – 48 tỷ USD. Để đạt con số này, ngành phải đối mặt với một số thách thức lớn.

Đầu tiên là nguồn cung thiếu hụt. Ngành dệt may vẫn đang phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nếu không nhanh chóng khắc phục, doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp tục để vuột mất lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Đây cũng là một nguyên do khiến Hiệp hội Dệt may Việt Nam liên tục kêu gọi đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt những năm qua.

khoa học công nghệ dệt may
Doanh nghiệp dệt may ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất, giảm chi phí. Ảnh: TH

Các tiêu chí, tiêu chuẩn xanh trong sản xuất hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững của các nhà nhập khẩu ngày một khó và nhiều, buộc doanh nghiệp phải đáp ứng nếu không muốn mất thị phần. Để đáp ứng, doanh nghiệp phải đầu tư, công nghệ hóa, robot hóa, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất và nguồn lực đầu tư là không hề nhỏ. Cùng đó là việc đầu tư, đánh giá để lấy chứng chỉ xanh, công đoạn này cũng đòi hỏi nguồn lực rất lớn.

Vốn cho đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững vẫn là thách thức lớn của doanh nghiệp, Hiệp hội có đề xuất gì nhằm gỡ khó, thưa ông?

Vốn luôn là ‘điểm yếu’ của doanh nghiệp, chưa kể đầu tư cho công nghệ, cho sản xuất xanh vẫn luôn đòi hỏi nguồn lực vô cùng lớn, trong khi đó doanh nghiệp dệt may trong nước hầu hết có quy mô nhỏ và vừa.

Do đó, những năm qua hiệp hội luôn đề xuất với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xây dựng quỹ hoặc nguồn tài chính xanh cho doanh nghiệp tiếp cận. Đồng thời có cơ chế mở để doanh nghiệp chủ động xây dựng quan hệ với các tổ chức tín dụng để có được nguồn vố xanh cho đầu tư.

Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất xanh thời gian thu hồi rất lâu, do đó về thuế nên chăng chấp nhận cho doanh nghiệp nhận hạch toán vào chi phí sản xuất để sớm hoàn vốn cho tổ chức tín dụng.

Trong Chiến lược phát triển bền vững ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã chủ trương xây dựng một số khu công nghiệp dành riêng cho sản xuất nguyên phụ liệu có quy mô lớn. Điều này rất cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu, giảm nhập khẩu, giảm chi phí, tận dụng tốt các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do mà còn giúp dệt may Việt Nam tiến cao hơn trong chuỗi cung ứng. Do đó, hiệp hội mong muốn Bộ Công Thương sớm phối hợp với các đơn vị liên quan, nhất là các địa phương triển khai các khu công nghiệp này, sớm đưa vào vận hành.

Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn: https://congthuong.vn/ung-dung-cong-nghe-chia-khoa-giup-nganh-det-may-chinh-phuc-muc-tieu-47-48-ty-usd-363036.html

Cùng chủ đề

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng may mặc. Đáng nói, trong chuỗi 12 tiêu chí cạnh tranh, có một...

Ngành dệt may chuyển đổi ‘kép’ để tiến xa hơn

DNVN - Phát biểu tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Hội nghị tổng kết 2024 ngày 14/12, ông Đặng Vũ Hùng – Phó Chủ tịch Vitas nhấn mạnh, ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi “kép” (chuyển đổi xanh, chuyển đổi...

Vượt qua khó khăn, xuất khẩu sợi của Việt Nam tăng trưởng 2,85% trong năm 2024

Năm 2024, xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam ước đạt 4,48 tỷ USD, tăng 2,85% so với năm 2023. Đây là con số rất tích cực trong bối cảnh quá khó khăn cho ngành. Sợi là ngành xuất khẩu quan trọng trong nhóm ngành dệt may của Việt Nam. Số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, trong năm 2024, xuất khẩu xơ sợi ước đạt 4,48 tỷ USD, tăng 2,85% so...

Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Hoàn thiện hệ sinh thái FTA được kỳ vọng là ‘lực đẩy’ tốt cho doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tận dụng hiệu quả hơn nữa Hiệp định UKVFTA. Thời gian gần đây, Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành khảo sát, nghiên cứu nhằm xây dựng hệ sinh thái tận dụng hiệp định thương mại tự do (hệ sinh thái FTA) nhằm khai thác tốt...

Ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 48 tỷ USD năm 2025

DNVN - Phát biểu tại họp báo về “Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Hội nghị tổng kết 2024” ngày 19/11, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas cho biết, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47-...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường 27 Tết, giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng

Giá nhiều loại thực phẩm khá ổn định, giá trái cây có phần tăng nhẹ trong ngày 26/1 (tức 27 Tết), sức mua ghi nhận tăng nhanh tại cả chợ dân sinh và siêu thị. Giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương về thị trường Tết tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội sáng ngày 26/1 (tức 27 Tết) sức...

Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2025

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 01/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2025 quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025. ...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/1 và tuần qua giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Trong tuần qua, gạo nguyên liệu xê dịch nhẹ, lúa tươi giảm mạnh. Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa và gạo. ...

Không để gia đình nào không có Tết

Công tác chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người nghèo… luôn được TP. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh quan tâm để địa phương không gia đình nào không có Tết. Mùa Xuân ấm áp hơn trong những ngôi nhà mới Với phương châm “Không để gia đình nào không có Tết, không có gia đình nào bị bỏ lại phía sau”, thành phố Đông Triều luôn quan tâm, hỗ trợ,...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn ngày (26/01): Diễn biến bất ngờ

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (26/01): Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chốt tuần tăng rất mạnh. Trong khi đó, vàng miếng tiến sát 89 triệu đồng/lượng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI...

Bài đọc nhiều

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV tiếp tục lan tỏa với hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ…

‘Làn sóng’ trả lại mặt bằng thuê đang quay trở lại các tuyến phố lớn của TP.HCM

"Làn sóng" trả mặt bằng, thu hẹp diện tích kinh doanh xuất hiện từ giai đoạn COVID-19. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, việc trả mặt bằng lại đến từ các lý do liên quan đến kinh tế như doanh thu giảm, chi phí đầu vào tăng, chi phí nhân công tăng, các...

Điều chỉnh Đường tỉnh 582 B từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 thành Quốc lộ 15 D

Đường tỉnh 582B có điểm đầu (Km0+00) giao với QL.1 tại Km781+578, điểm cuối nối vào cảng biển Mỹ Thủy và Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị, tổng chiều dài 13,8 km. Điều chỉnh Đường tỉnh 582 B từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 thành Quốc lộ 15 DĐường tỉnh 582B có điểm đầu (Km0+00) giao với QL.1 tại Km781+578, điểm cuối nối vào cảng biển Mỹ Thủy và Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng...

Giá thép hôm nay 17/1: tiếp đà tăng nhẹ

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Hoạt động cho thuê ngắn hạn tại chung cư vẫn diễn ra rất sôi động

Lực cầu lớn đến từ ngành du lịch Trong những năm gần đây, việc sử dụng căn hộ chung cư để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt thông qua các nền tảng ứng dụng trực...

Cùng chuyên mục

Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng

Trong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng này vẫn đang còn vướng giải phóng mặt bằng. Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượngTrong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng...

Nhiều mái ấm trong mơ sắp thành hiện thực

(NLĐO)- Việc đẩy nhanh các dự án nhà ở xã hội sẽ giúp nhiều người thu nhập thấp sớm có mái ấm để an cư ...

Thông tin mới về dự án của Vingroup, Sunshine ở huyện Đan Phượng

(Dân trí) - Dự án Green City của Tập đoàn Vingroup có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Đan Phượng (TP Hà Nội). UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 461 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Đan Phượng.Nội dung Quyết định 461 là phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Đan Phượng gồm danh mục 106 dự án với tổng diện tích gần 1.371ha. Trong...

Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025

UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải...

Quảng Nam chuyển mục đích gần 17ha rừng để đầu tư xây dựng KCN Tam Thăng mở rộng

Quảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng với tổng diện tích là 16,9 ha rừng trồng. Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam ThăngQuảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và...

Mới nhất

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper khiến dân mạng xúc động

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper trong dịp Tết Nguyên Đán đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. ...

Siết chặt kiểm dịch y tế tại Sân bay Nội Bài để ngăn dịch bệnh xâm nhập

UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 268/UBND-KGVX gửi các cơ quan, đơn vị liên quan về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025. Siết chặt kiểm dịch y tế tại Sân bay Nội Bài để ngăn dịch bệnh xâm nhậpUBND TP.Hà Nội đã có Công văn...

Xuất khẩu thuỷ sản 2025: Hứa hẹn bứt phá nhờ các thị trường tiềm năng

DNVN - Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD, tăng hơn 12% so với năm 2023. Năm 2025 hứa hẹn...

5 người đẹp tuổi Tỵ quyến rũ của showbiz Việt

Hoa hậu Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Bùi Xuân Hạnh và Ngọc Trinh đều là những mỹ nhân tuổi Tỵ gây ấn tượng với nhan sắc xinh đẹp, quyến rũ và thành công trong sự nghiệp. Đỗ Thị Hà tại họp báo Hoa hậu Việt Nam 2024: Ảnh, Video: FBNV ...

Bộ Công an có quyết định quan trọng về đơn tố giác liên quan 2 cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận

(NLĐO) – Hai cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị tố giác sai phạm liên quan việc giao đất tại dự án Biển Quê Hương diện...

Mới nhất