Trang chủNewsThời sựSơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình...

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội – Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè – Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.

 Toàn tỉnh Sơn La hiện có 622 phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh hiệu quả; 26 hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn. 9Anhr minh họa)
Toàn tỉnh Sơn La hiện có 622 phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh hiệu quả; 26 hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn. 9Anhr minh họa)

Củng cố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

Với hơn 84% dân số là đồng bào DTTS, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm thực hiện công tác bình đẳng giới (BĐG), xác định đây là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển của tỉnh. Để thúc đẩy BĐG ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh, bên cạnh công tác truyền thông được đẩy mạnh thì tỉnh đã và đang duy trì, nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả nhằm thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”.

Số liệu của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Sơn La đưa ra tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV năm 2024 (tổ chức ngày 17/11) cho thấy, trong 05 năm (2019 – 2024), toàn tỉnh đã hình thành 114 mô hình phòng chống bạo lực gia đình; 230 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 529 nhóm phòng chống bạo lực gia đình và 579 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Theo bà Vi Thị Bình, Phó Chủ tịch HLHPN tỉnh Sơn La, các mô hình này tập trung vào công tác tuyên truyền về BĐG, đóng góp quan trọng vào nỗ lực giảm thiểu tình trạng bạo lực và xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em. Trong đó, mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” thực sự đã trở thành nơi che chở cho phụ nữ, trẻ em DTTS của tỉnh trong nhiều năm qua.

“Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” là mô hình do Hội LHPN Việt Nam triển khai từ năm 2013; đây cùng là thời điểm tỉnh Sơn La bắt đầu thí điểm mô hình này ở những địa bàn nổi cộm những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái cần giải quyết. Đến nay, toàn tỉnh đã nhân rộng được thành 579 “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”.

Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, bên cạnh củng cố, kiện toàn những mô hình đã có, từ năm 2023 đến nay, tỉnh Sơn La đã thành lập mới được thêm 38 “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”.

Từ năm 2023 đến nay, thực hiện Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã có thêm nguồn lực để củng cố, nhân rộng mô hình này.

Năm 2013, xã Chiềng Khoang được Hội phụ nữ huyện Quỳnh Nhai chọn triển khai xây dựng điểm mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”. Ban đầu mô hình có 5 thành viên tham gia, sau phát triển lên thành 19 thành viên, với nòng cốt là Phó Chủ tịch UBND xã và Chi hội trưởng Hội Phụ nữ các bản.

Trong 11 năm hoạt động, “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” xã Chiềng Khoang đã trở thành nơi trao đổi kinh nghiệm làm ăn của phụ nữ; chia sẻ những bất hòa, gửi gắm những tâm tư, vướng mắc của mình và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Năm 2024, thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, Hội LHPN huyện Quỳnh Nhai đã triển khai củng cố kiện toàn mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” xã Chiềng Khoang. Sau kiện toàn, Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” xã Chiềng Khoang gồm 08 thành viên là lãnh đạo UBND xã, hội LHPN xã, Công an xã và một số thành viên các ban ngành, đoàn thể xã.

Mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai được củng cố kiện toàn trong năm 2024 với 08 thành viên.
Mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai được củng cố kiện toàn trong năm 2024 với 08 thành viên.

Cùng với củng cố, kiện toàn các “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” đã có thì từ năm 2023 đến nay, với những mô hình được thành lập mới từ nguồn vốn của Dự án 8 – Chương trình MTQG 1719, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Sơn La đã tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kỹ năng vận hành, duy trì mô hình này.

Theo Phó Chủ tịch HLHPN tỉnh Sơn La, bà Vi Thị Bình, tham gia lớp tập huấn, ngoài được cung cấp các chính sách pháp luật về BĐG thì thành viên của các “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” tại các xã trên địa bàn tỉnh được hướng dẫn thành lập và vận hành địa chỉ tin cậy; kỹ năng phát hiện, lên tiếng, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; kỹ năng tuyên truyền, tư vấn phòng chống bạo lực gia đình…. Ngoài ra, các mô hình còn thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”.

Tăng cường truyền thông

Để góp phần cùng các cấp, các ngành các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, thời gian qua, các cấp Hội đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động hội viên và người dân; qua đó hội viên các cấp Hội trên địa bàn đã tích cực tham gia các phong trào thi đua, đóng góp không nhỏ vào kết quả phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Ngoài Hội LHPN tỉnh thì Sơn La hiện có 12 Hội LHPN các huyện, thành phố; 3 tổ chức hội đơn vị trực thuộc; 204 Hội Phụ nữ xã, phường, thị trấn; 2.303 chi, tổ hội, với tổng số trên 232.600 hội viên.

Số liệu của Hội LHPN tỉnh Sơn La đưa ra tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV năm 2024 cho thấy, trong 05 năm (2019 – 2024), các cấp Hội đã tổ chức 4.018 cuộc tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, với 574.481 lượt người tham gia; tổ chức 34 cuộc giám sát các chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em; tham gia góp ý trên 2.000 dự thảo văn bản liên quan đến phụ nữ và trẻ em;…

Theo bà Vi Thị Bình, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Sơn La, từ năm 2023 đến nay, thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, bên cạnh thành lập mới 38 mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” thì toàn tỉnh đã thành lập và duy trì 313 “Tổ truyền thông cộng đồng”; 55 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; cấp xã tổ chức 93 cuộc đối thoại chính sách với 7.179 người dự;…

Tỉnh Sơn La hiện có 20 nữ nhà giáo ưu tú; 5 nữ nhà giáo tiêu biểu toàn quốc; 2 nữ phó giáo sư - tiến sỹ; 46 nữ tiến sỹ; 4 nữ nghệ sĩ ưu tú, 7 nữ nghệ nhân ưu tú; 19 nữ thầy thuốc ưu tú... (Trong ahr: Nghệ nhân ưu tú Hoàng Thị Mai, ở tổ 4, phường Chiềng An, TP. Sơn La dạy cho các cháu kỹ thuật thêu khăn piêu).
Tỉnh Sơn La hiện có 20 nữ nhà giáo ưu tú; 5 nữ nhà giáo tiêu biểu toàn quốc; 2 nữ phó giáo sư – tiến sỹ; 46 nữ tiến sỹ; 4 nữ nghệ sĩ ưu tú, 7 nữ nghệ nhân ưu tú; 19 nữ thầy thuốc ưu tú… (Trong ahr: Nghệ nhân ưu tú Hoàng Thị Mai, ở tổ 4, phường Chiềng An, TP. Sơn La dạy cho các cháu kỹ thuật thêu khăn piêu).

Ngoài ra, các cấp Hội đã tổ chức được 150 cuộc truyền thông cộng đồng về nội dung “xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ en, giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em” (trong đó có 104 mô hình do nam giới tiên phong)… Hội LHPN tỉnh cũng đã phối hợp tham mưu tổ chức Hội nghị đối thoại Chủ tịch UBND tỉnh với cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh, với 83 đại biểu tại điểm cầu trực tiếp cấp tỉnh, 397 đại biểu tham dự trực tuyến tại 11 điểm cầu các huyện.

Cùng với Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, công tác bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Sơn La còn được thúc đẩy mạnh mẽ từ các hoạt động thuộc Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 – 2025” theo Quyết định số 1898/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1898). Đề án do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện, trong đó công tác truyền thông được đặc biệt chú trọng.

Hội nghị tập huấn hướng dẫn vận hành, duy trì mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”, thuộc Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 do Hội LHPN huyện Yên Châu tổ chức ngày 19/11/2024.
Hội nghị tập huấn hướng dẫn vận hành, duy trì mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”, thuộc Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 do Hội LHPN huyện Yên Châu tổ chức ngày 19/11/2024.

Theo ông Thào Xuân Nếnh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, Đề án 1898 được thực hiện trên địa bàn các xã và huyện có đồng bào DTTS rất ít người (huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mộc Châu) với các hình thức như: Truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông; tư vấn, can thiệp, triển khai mô hình; tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án; hoạt động tuyên truyền kỹ năng sống về giới và bình đẳng giới trong các trường bán trú và dân tộc nội trú.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh công tác BĐG trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Sơn La tiếp tục thực hiện hiệu qủa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030, gắn với Chương trình MTQg 1719. Đồng thời quan tâm lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách và các chương trình, đề án, dự án, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. 

Công tác bình đẳng giới ở tỉnh Sơn La đạt được những kết quả rất tích cực. Trong lĩnh vực chính trị. nhiệm kỳ 2020-2025, có 32,5% nữ cấp ủy cấp tỉnh; 43,83% nữ cấp ủy cấp huyện và 17,8% nữ cấp ủy cấp xã; 20 nữ nhà giáo ưu tú; 5 nữ nhà giáo tiêu biểu toàn quốc; 2 nữ phó giáo sư – tiến sỹ; 46 nữ tiến sỹ; 4 nữ nghệ sĩ ưu tú, 7 nữ nghệ nhân ưu tú; 19 nữ thầy thuốc ưu tú… Trong lĩnh vực kinh tế, toàn tỉnh có 622 phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh hiệu quả; 26 hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Cao Bằng: Thúc đẩy xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới từ các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”





Nguồn: https://baodantoc.vn/son-la-van-hanh-hieu-qua-va-nhan-rong-cac-mo-hinh-thay-doi-nep-nghi-cach-lam-1733314504928.htm

Cùng chủ đề

Bức tranh đa sắc màu về người phụ nữ Việt Nam

(CLO) "Bà tôi, mẹ tôi, chị em tôi" - bộ phim tài liệu không chỉ là những thước phim, mà còn là những câu chuyện cuộc đời đầy cảm xúc, truyền cảm hứng về nghị lực sống và khát vọng vươn lên của những người phụ nữ Việt Nam. ...

Vùng Tây Bắc chuyển biến mạnh mẽ từ Chương trình MTQG 1719

Tây Bắc được coi là “lõi nghèo” của cả nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong vùng. Trong đó, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã...

Kiên Giang: Ban Dân tộc tiếp tục thực hiện tốt vai trò cơ quan tham mưu về công tác dân tộc và chính sách...

Chiều 6/1, tại Tp. Rạch Giá, Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có nhiều tham mưu cho Đảng, Nhà nước về thực hiện...

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).Đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố...

Hiệu quả từ thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Mil (Đắk Nông)

Ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đồng bào DTTS, đặc biệt nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đã triển khai hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, vùng đồng bào DTTS từng ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sơn La: Người dân vùng cao có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ đào Tết

Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết cổ truyền Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Hàng trăm công nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các khu công nghiệp của...

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai: Gặp mặt, trao quà Tết cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Trong các ngày từ 20 - 22/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tổ chức các gặp mặt, trao quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa...

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang: Tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm...

Mới đây, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tỉnh tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, tặng quà Tết tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Ngày 22/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách tại các xã Yên Cường, Lạc Nông và Đường Hồng thuộc huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo...

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 gặp khó khăn

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Ngọc Nam, cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái. Giá gạo châu Á hiện cũng giảm mạnh.Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 06/2025/TT-BCA bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.Nhân...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình)

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 75/TB-UBND ngày 21/1 về việc thu hồi đất. Theo đó, TP Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại số 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình do Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội quản lý, sử dụng theo Quyết định số 9640/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND TP. Việc thu hồi đất thực hiện theo kết luận kiểm tra số 6252/KLKT-STNMT-TTr ngày 8/7/2024 của...

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

Thời tiết xấu, khách đi máy bay dịp Tết cần lưu ý gì?

Theo đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines, trong giai đoạn từ nay đến 28/1 tại miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên thường xuyên có sương mù dày đặc. ...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chúc Tết công nhân thi công Vành đai 4

Kinhtedothi - Sáng 24/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đến kiểm tra tiến độ, thăm, chúc Tết và tặng quà động viên các công nhân viên, người lao động đang làm việc trên công trường Dự án đường Vành đai 4 tại Hà Nội. Với quyết tâm chính trị, sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân đối với dự án, kết quả tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án thành...

Mới nhất

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine –...

Hải quan cam kết mục tiêu ‘Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng’

(PLVN) - Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn chủ đề của ngày Hải quan quốc tế 2025 là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng”. 24/01/2025 14:34 Công tác hợp tác quốc tế luôn được Tổng cục Hải quan chú trọng. (Ảnh minh họa: HP) ...

“Full time” buôn bán tại chợ hoa độc đáo ở TP.HCM

Để phục vụ nhu cầu của người dân, các tiểu thương tại chợ hoa "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông mở cửa, buôn bán xuyên đêm. ...

Mới nhất