Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng trong 2 tháng gần đây.

Tin mới y tế ngày 4/12: Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng trong 2 tháng gần đây.

Chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh sởi

Trong tuần qua từ ngày 22/11 đến 28/11, toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, trong đó 23 trường hợp chưa tiêm vắc-xin phòng sởi, 2 trường hợp đã tiêm vắc-xin phòng sởi. Số mắc sởi cộng dồn năm 2024 là 140 trường hợp, ghi nhận bệnh nhân tại 26 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Đáng lo ngại, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh do chưa được tiêm chủng, hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh. Cụ thể, phân bố theo nhóm tuổi có 43 trường hợp dưới 9 tháng (30,7%), 21 trường hợp 9 – 11 tháng (15%), 23 trường hợp 12 – 24 tháng (16,4%), 19 trường hợp 25 – 60 tháng (13,6%), 34 trường hợp trên 60 tháng (24,3%).

Có gần 40% các trường hợp mắc bệnh do liên quan đến khả năng lây nhiễm sởi trong các bệnh viện khi khám, điều trị các bệnh khác. CDC Hà Nội nhận định, sẽ tiếp tục ghi nhận những ca bệnh trong tháng cuối năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025.





Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp quan trọng để phòng, chống dịch.

Kết quả phân tích dịch tễ học cho thấy, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh do chưa được tiêm chủng, hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh.

Trước thực trạng trên, ngành Y tế Hà Nội đã đồng bộ các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.

CDC Hà Nội phối hợp với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng sởi – rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi.

Theo đó, từ ngày 14/10, toàn thành phố đã tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng sởi – rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi.

Kết quả cho thấy, toàn thành phố đã thực hiện rà soát được 61.590 trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin có thành phần sởi, và 3.813 trẻ có tiêm vắc-xin sống giảm độc lực trong vòng 1 tháng trước chiến dịch (đối tượng tạm hoãn tiêm chủng).

Như vậy, tổng số trẻ từ 1-5 tuổi thuộc đối tượng tiêm chiến dịch năm 2024 là 57.777 trẻ. Đối với đối tượng là nhân viên y tế, tổng số nhân viên y tế chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi thuộc đối tượng tiêm chiến dịch là 2.367 người.

Tính đến ngày 15/11, kết quả đã tiêm được 57.903 đối tượng, trong đó có 55.640 đối tượng là trẻ 1-5 tuổi, đạt tỷ lệ 96,3% tổng số đối tượng thuộc diện tiêm chiến dịch; 2.263 đối tượng là nhân viên y tế đạt tỷ lệ 95,6% tổng số đối tượng thuộc diện tiêm chiến dịch. Đồng thời, phối hợp với các trung tâm y tế tổ chức khoanh vùng, điều tra, xử lý các khu vực ghi nhận ca bệnh, ổ dịch sởi.

Cùng với các hoạt động chuyên môn, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch, CDC Hà Nội cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng, chống bệnh sởi; tuyên truyền về chiến dịch sởi giúp người dân nắm bắt được tình hình dịch, ý nghĩa của việc , đúng lịch và hưởng ứng tham gia chiến dịch.

Nhằm chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, trong thời gian tới, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch sởi.

Tham mưu, đề xuất với Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện có tiếp nhận khám, điều trị bệnh nhân sởi thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây chéo tại bệnh viện.

Chỉ đạo các đơn vị tư nhân thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sởi trên địa bàn thành phố thực hiện báo cáo đầy đủ thông tin các trường hợp có xét nghiệm dương tính sởi cho CDC Hà Nội hoặc trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã đóng trên địa bàn để phối hợp điều tra, xử lý.

Bên cạnh đó, CDC Hà Nội cũng phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh truyền thông về việc triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng sởi.

Hai trẻ ngộ độc do cha mẹ nhầm lẫn lá thủy tiên thành lá hẹ

Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại khoa Cấp cứu và Chống độc của bệnh viện vừa cấp cứu trẻ bị ngộ độc do ăn nhầm lá hoa thủy tiên.

Trước đó, do nhầm lẫn lá thủy tiên với lá hẹ nên gia đình của hai trẻ (2 tuổi) đã sử dụng để nấu cháo với mục đích chữa ho. Sau khi ăn, cả hai trẻ xuất hiện triệu chứng đường tiêu hoá như đau bụng, nôn liên tục. Lúc này, gia đình mới nhận ra sự nhầm lẫn và lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

Bác sĩ Bùi Tiến Công, khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, tại đây, các bệnh nhi đã được nhập viện theo dõi các chức năng sinh tồn, đồng thời được tiến hành các biện pháp thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể bằng việc rửa dạ dày kết hợp sử dụng than hoạt tính để hấp thụ độc tố và nhuận tràng.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng bồi phụ nước, điện giải cho bệnh nhi và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, thận, tim nhằm kịp thời phát hiện các biến chứng.

Nhờ sự can thiệp tích cực của đội ngũ y bác sĩ, chỉ sau hơn một ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của hai trẻ đã ổn định và được xuất viện an toàn.

Hoa thủy tiên có nguồn gốc từ châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Gần đây, loại cây này được du nhập vào Việt Nam. Cây thuộc chi Narcissus gồm khoảng 40 loài thực vật thân củ, thuộc họ Amaryllidaceae.

Hầu hết hoa thủy tiên là cây lâu năm, lá mọc từ củ vào mùa xuân, lá dẹt, cây có chiều cao 20cm-1,6m tùy theo loài. Hoa có hình loa kèn màu vàng, trắng, hồng có sáu cánh trung tâm là nhụy hoa. Hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn.

Là loài cây cảnh đẹp nhưng theo các bác sĩ, tất cả các bộ phận của cây hoa thủy tiên đều có độc, nhất là củ. Trong thành phần của cây chứa chất Lycorine, gây ra các triệu chứng như nôn, buồn nôn, đổ mồ hôi, nhịp tim chậm.

Do đó, nếu vô tình ăn phải hoa thủy tiên với số lượng lớn có thể gây co giật, ức chế tuần hoàn, hô hấp và hôn mê. Bên cạnh đó, củ của hoa thủy tiên chứa thành phần Oxalat nếu nuốt phải có thể gây bỏng và kích ứng niêm mạc môi lưỡi, họng.

Các bác sỹ khuyến cáo, hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi, lá hẹ nhưng mảnh hơn nên các gia đình phải thận trọng với người già, trẻ nhỏ để tránh nhầm lẫn như trường hợp nêu trên.

Sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng do nhiễm liên cầu lợn khi giết mổ

Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam thanh niên 32 tuổi (trú tại Chương Mỹ Hà Nội), chuyển từ tuyến y tế cơ sở đến bệnh viện với chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.

BSCKI .Trần Đình Thăng Khoa Hồi sức tích cực cho biết bệnh nhân thực hiện công việc giết mổ lợn trên một con lợn chết không rõ nguyên nhân. Sau mổ lợn 5 giờ đồng hồ bệnh nhân có xuất hiện sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo có đau bụng, nôn nhiều.

Bệnh nhân được chỉ định vào điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới điều trị trong tình trạng mệt mỏi, lơ mơ, khó thở, đau bụng vật vã và vẫn tiếp tục nôn.

Hai tiếng sau bệnh nhân xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử trên da tăng nhanh kèm theo suy hô hấp, tụt huyết áp, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng nguy kịch.

Khi vào khoa Hồi sức tích cực bệnh nhân có phù toàn thân, nhiều ban xuất huyết hoại tử toàn thân và ở mặt, suy đa phủ tạng, tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu…

Bệnh nhân được chẩn đoán: sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng liều cao và can thiệp nhiều thủ thuật chuyên sâu khác, cấy máu dương tính với vi khuẩn Streptococcus Suis .

Trong quá trình điều trị bệnh nhân xuất hiện biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tán huyết, hoại tử da… Bệnh nhân được điều trị tích cực trong 21 ngày, tình trạng cải thiện tốt bệnh nhân ổn định ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên bệnh đến viện muộn do đó để lại di chứng giảm thính lực.

Theo bác sĩ CKII. Đoàn Bình Tĩnh  -Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho hay, gần đây, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận và điều trị các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn được chuyển đến nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nguy kịch, suy đa phủ tạng và rối loạn đông máu nghiêm trọng đã có bệnh nhân tử vong do đưa đến viện muộn trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng nặng không hồi phục. Có những bệnh nhân được chữa khỏi nhưng phải cắt bỏ những đầu ngón tay hoặc ngón chân bị hoại tử, di chứng thần kinh…

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus Suis gây nên. Người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.

Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.

Trên người, biểu hiện thường gặp nhất là viêm màng não mủ (95%) với các biểu hiện thường gặp như: sốt, nhức đầu, nôn, cứng gáy, rối loạn tri giác. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc tai.

Trường hợp nặng có thể tiến triển nhanh chóng thành nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, tụt huyết áp, rối loạn đông máu nặng, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, tắc mạch, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong.

Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, các bác sỹ khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không giết mổ lợn bệnh, chết không rõ nguyên nhân, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.

Sử dụng các trang bị bảo hộ (găng tay) khi giết mổ, chế biến thịt lợn sống. Khi tiếp xúc với nguồn lây như lợn bệnh và sau ăn thức ăn có nguồn gốc từ lợn không đảm bảo vệ sinh mà xuất hiện các triệu chứng bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu gần nhất để được điều trị để hạn chế các biến chứng và giảm thiểu tỉ lệ tử vong.





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-412-ha-noi-chu-dong-cac-bien-phap-phong-chong-dich-soi-d231633.html

Cùng chủ đề

Những cách bảo quản thực phẩm Tết hiệu quả tránh hư hỏng gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ ra những cách bảo quản đối với thực phẩm Tết hiệu quả tránh dẫn...

8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

Tổng số người bệnh hiện đang điều trị tại các cơ sở KCB tại thời điểm ngày 1/2/2025 là 127.395 người. Trong 8 ngày nghỉ Tết từ 25/1- 1/2/2025 các cơ sở KCB đã tổ chức khám, cấp cứu cho 548.151 lượt người bệnh. Tổng số người bệnh nhập viện điều trị nội trú trong 8 ngày qua là 194.457 người. Số ca phẫu thuật trong 24 giờ qua là 2.523 ca, tổng số ca phẫu thuật trong 8 ngày...

Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Các yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính trong ngày Tết Ngộ độc thực phẩm là khi cơ thể nhiễm các chất độc trong quá trình ăn uống. Ngộ độc thực phẩm cấp tính là do nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất với liều lượng lớn với các biểu hiện đặc trưng gồm: đau bụng; Buồn nôn, nôn mửa; Đi ngoài phân lỏng liên tục, trong phân hoặc chất nôn có thể có máu; Sốt, ớn...

23 bệnh nhi trong vụ uống nhầm thuốc diệt chuột được xuất viện

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa thông báo 23 bệnh nhi trong vụ ngộ độc do uống nhầm thuốc diệt chuột ở tỉnh Tuyên Quang đã được xuất viện. Trong số 34 bệnh nhi (24 cháu ở Trung tâm Nhi khoa và 10...

UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu xác minh, xử lý vụ hàng loạt học sinh nghi bị ngộ độc

UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu kiểm tra, xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc nghi ngộ độc xảy ra đối với các học sinh trường Tiểu học Phú Lâm, TP Tuyên Quang. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là minh chứng sống động cho sứ mệnh vì sức khỏe người Việt mà Long Châu kiên trì theo đuổi. Mang theo...

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồiVinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục...

Cập nhật tình hình dịch bệnh dịp Tết

Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. ...

Kinh tế đô thị biên giới Hồng Ngự khởi sắc

Năm 2024, kinh tế TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) khởi sắc, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì phát triển; tập trung vào các sản phẩm, ngành nghề địa phương có lợi thế, như chế biến thực phẩm, sản xuất - gia công cơ khí dân dụng, may mặc, chế biến gỗ… Năm 2024, kinh tế TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) khởi sắc, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì...

Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồng

Dù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP.HCM. Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồngDù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng...

Bài đọc nhiều

Nhìn lại những dấu mốc đáng nhớ về vắc-xin năm 2024

Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Những nỗ lực không ngừng của cộng...

Đã có 205 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa

Báo cáo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ngày 29/1 (tức Mùng 1 Tết) của Bộ Y tế cho biết, trong vòng 24 giờ qua, đã có 205 trường hợp phải khám và cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa. Tin mới y tế ngày 30/1: Đã có 205 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, pháo hoaBáo cáo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ngày 29/1 (tức...

5 ngày nghỉ Tết, 6.622 người nhập viện điều trị nghi do tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, tính từ ngày 29 - 30/1, các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 39.338 lượt người bệnh. Trong 5 ngày từ 25 - 29/1, các cơ sở y tế đã khám, cấp cứu cho 414.006 lượt người bệnh. Tổng số người bệnh nhập viện điều trị nội trú trong 24 giờ qua là 128.066...

Xuyên đêm Giao thừa giành giật sự sống cho người bệnh

Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự vất vả trong những ngày lễ. Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự...

Giữ ấm cho bệnh nhân và người nhà trong những ngày Tết giá rét

Nhiều biện pháp phòng chống rét hiệu quả dịp Tết Tại Bệnh viện Bạch Mai, công tác đảm bảo giữ ấm cho người bệnh trong những ngày giá rét đã được đơn vị triển khai với nhiều biện pháp hiệu quả. Trong đó, hệ thống đèn sưởi ngoài trời, chăn ấm và nước sôi đã được phòng Hành chính quản trị, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn… rà soát, tăng cường, bổ sung hỗ trợ chống rét cho người bệnh,...

Cùng chuyên mục

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là minh chứng sống động cho sứ mệnh vì sức khỏe người Việt mà Long Châu kiên trì theo đuổi. Mang theo...

Bé gái 7 tuổi trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã được xuất viện

Đến ngày 3-2, tình trạng sức khỏe của bé gái N.N.D., 7 tuổi, trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã ổn định, được các bác sĩ cho ra viện. Chiều 3-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Cao Việt...

Cảnh giác với rối loạn mỡ máu sau Tết, U50 nhất định phải biết điều này

GĐXH - Hầu hết các món ăn ngày Tết đều giàu dinh dưỡng, nhiều cholesterol, chất đường bột,… dễ làm tăng mỡ máu, rối loạn mỡ máu nếu bạn ăn uống không kiểm soát. ...

Cập nhật tình hình dịch bệnh dịp Tết

Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. ...

Ăn gì để làm chậm sự tiến triển của bệnh tim?

Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, góp phần duy trì sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện công dụng làm chậm sự tiến triển bệnh tim của một...

Mới nhất

Đón Xuân, rinh lộc vàng tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ

Cơ hội "rinh" hàng ngàn phần quà may mắn đầu năm đang chờ đón bạn tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ. Bên cạnh những ưu đãi độc quyền hấp dẫn, khách hàng còn được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc từ dàn “anh trai” đình đám và tham gia chuỗi hoạt động trải nghiệm thú...

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc tết Kiểm toán nhà nước nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ

Chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). ...

Bé gái 7 tuổi trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã được xuất viện

Đến ngày 3-2, tình trạng sức khỏe của bé gái N.N.D., 7 tuổi, trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã ổn định, được các bác sĩ cho ra viện. ...

Mới nhất