Trang chủNewsNhân quyềnBáo Mỹ: Việt Nam xứng đáng 'có ghế' tại Hội đồng Nhân...

Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng 'có ghế' tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc


Dành hẳn một trang trong số ra ngày 20/9, tờ The Washington Times của Mỹ đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người cũng như những đóng góp tích cực của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.

Tờ Washington Times của Mỹ dành cả một trang bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, các nhà ngoại giao Việt Nam và các đoàn quan chức cấp cao đang tiến hành vận động ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 -2025.

Việt Nam tiếp tục có được những đánh giá cao của những nhà quan sát Liên hợp quốc kể từ khi nước này cử cán bộ tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, là thành viên tích cực trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ưu tiên của Liên hợp quốc và gần đây là cuộc chiến khống chế thành công đại dịch Covid-19, bao gồm việc cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế cho các quốc gia ít được quan tâm hơn.

Mặc dù có một số tiếng nói chỉ trích không đúng và không công bằng về thành tích nhân quyền của Việt Nam, điều quan trọng cần ghi nhận là Việt Nam là điều phối viên của ASEAN tại Hội đồng Nhân quyền.

Việt Nam cũng đã hoàn thành Báo cáo định kỳ phổ quát (UPR) lần 2 của Hội đồng Nhân quyền và đang tiến hành những khuyến nghị cho UPR thứ 3.

Hơn nữa, Việt Nam cũng dành sự quan tâm đặc biệt đối với các công ước quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Hiện Việt Nam là thành viên của 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Giới lãnh đạo chính trị của đất nước từng trải qua chiến tranh hiểu rằng, tương lai của mình phụ thuộc vào cải cách, một chính sách cân bằng và mở rộng nền kinh tế thị trường tự do.

Mặc dù không theo mô hình dân chủ phương Tây nhưng Quốc hội Việt Nam với 498 thành viên được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, nhóm họp 2 lần một năm, để bổ nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Hơn nữa, các cuộc tranh luận tại nghị trường đều được tường thuật trực tiếp.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển rộng rãi. Đến năm 2020, Việt Nam có 38 tổ chức của 16 tôn giáo khác nhau với 25 triệu tín đồ. Số lượng các tín đồ của các tôn giáo được công nhận tăng 6% (2001-2017), đặc biệt là tín đồ đạo Tin Lành tăng từ 670.000 người năm 2004 lên 1,2 triệu người năm 2015.

Sự phát triển mang tính đột phá này chủ yếu xảy ra ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, hai vùng có sự chuyển đổi đức tin mạnh mẽ nhất trong thời kỳ Đổi mới của Việt Nam…

Tự do trực tuyến được thể hiện tốt nhất trong thời kỳ đại dịch Covid-19 khi Chính phủ khuyến khích sự dụng truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, để lan truyền các thông điệp về y tế công cộng. (Nguồn: baodaklak)

Truyền thông xã hội giúp giải quyết khủng hoảng môi trường và Covid-19

Với các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một loạt các hành động, bao gồm việc phê chuẩn Nghị định thư Kyoto năm 1994, phát động Chương trình trọng điểm quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2008, phê chuẩn chiến lược quốc gia vì biến đổi khí hậu năm 2011 và đang xây dựng chiến lược quốc gia vì phát triển xanh 5 năm 2012.

Từ khuôn khổ giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu của Việt Nam, những nhân tố mới đã xuất hiện để thúc đẩy chương trình nghị sự vì biến đổi khí hậu. Thành công của công cuộc Đổi mới đã dẫn đến sự tham gia của người dân địa phương vào việc thảo luận các dự án và chính sách.

Các nhóm như Hội Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hay Hội Nông dân Việt Nam cần được ghi nhận vì sự tham gia tích cực của họ với công tác môi trường như tập hợp hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên và ô nhiễm…

Đồng thời, các công nghệ mới và các nền tảng truyền thông xã hội đã tạo điều kiện cho tiếng nói của giới trẻ về những vấn đề bức thiết như biến đổi khí hậu. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có hơn 93,5 triệu thuê bao điện thoại thông minh, đạt gần 73% cả nước.

Tự do trực tuyến được thể hiện tốt nhất trong thời kỳ đại dịch Covid-19 khi Chính phủ khuyến khích sử dụng truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, để lan truyền các thông điệp về y tế công cộng và phản bác các thông tin sai lệch nhằm ngăn chặn hiệu quả hơn sự lan truyền của loại virus nguy hiểm chết người.

Sự ra đời của các phương tiện truyền thông xã hội, các blogger và các nhà hoạt động môi trường đã đưa các sáng kiến vào các diễn đàn mở và đôi khi tác động đến việc hoạch định chính sách một cách thành công. Chỉ cách đây vài năm, Việt Nam trải qua đợt lũ lụt ở miền Trung nhưng với sự vào cuộc của nhiều tổ chức xã hội dân sự và người dùng mạng xã hội, nhiều người dân gặp nạn đã được cứu sống, hỗ trợ.

Có hơn 70.000 hiệp hội đang hoạt động tại Việt Nam đại diện cho thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, người cao tuổi, các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ khác.

Thể hiện vai trò dẫn dắt khi tham gia hệ thống quốc tế

Tháng 10/2007, Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với 183 phiếu ủng hộ trong tổng số 190 thành viên tham gia bỏ phiếu. Như một bằng chứng cho thấy vai trò dẫn dắt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam là ứng cử viên đạt được sự đồng thuận của cả Nhóm châu Á-Thái Bình Dương trong Đại hội đồng.

Kể từ khi chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc năm 1977, Việt Nam đã đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Liên hợp quốc trong xây dựng hòa bình, phát triển và nhân quyền. Với tỷ lệ ủng hộ gần như tuyệt đối, Việt Nam lần thứ 2 được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 -2021.

Cùng với sự tham gia vào Hội đồng Nhân quyền và Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Việt Nam đã tích cực thúc đẩy các công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt tàn nhẫn và vô nhân đạo, loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Phiên họp cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về an ninh khí hậu ngày 23/9/2021. (Nguồn: TTXVN)

Trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam đã tập trung thành công trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, hợp tác giữa Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực, tái thiết hậu xung đột, xây dựng hòa bình… Các thành viên Liên hợp quốc nhìn chung công nhận vai trò quan trọng của Việt Nam trong việc thúc đẩy đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền và tự quyết. Hành trình thành công của Việt Nam với Liên hợp quốc còn được ghi dấu bằng những bước tiến đáng chú ý trong giai đoạn 1995-1999, bao gồm cả việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Mỹ. Một phần trọng tâm của sự cởi mở và gắn kết của Việt Nam với thế giới chính là sự sẵn sàng để có được tiếng nói và vị thế nổi bật hơn tại Liên hợp quốc. Điều này đã được thể hiện rõ nhất qua nỗ lực thành công của Việt Nam khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc vào đầu năm 2014. Vào tháng 5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Washington D.C. bên lề Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ. Hai nhà lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền không chỉ làm sâu sắc thêm sự tham gia của Việt Nam vào hệ thống quốc tế mà còn tạo cơ hội để thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam.

 (baoquocte.vn)



Nguồn

Cùng chủ đề

Đổi môn học để chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học khác, nên không?

Nhiều học sinh lớp 10, 11 có dự định đổi môn học để chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học khác. Điều này liệu có ảnh hưởng đến việc xét tuyển đại học, cao đẳng? Đại học tuyển sinh các tổ hợp môn...

Mỹ: Sản xuất kinh doanh gần như đình trệ, thị trường nhà ở ảm đạm

Lãi suất thế chấp không thay đổi trong nhiều tháng, kết hợp giá nhà tăng cao khiến khả năng chi trả vẫn là một thách thức lớn đối với người mua nhà ở Mỹ. Theo số liệu khảo sát do S&P Global công bố...

Trước thông tin chủng virus corona mới có thể xâm nhập tế bào người, giới khoa học nói gì?

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus corona mới từ loài dơi, có khả năng xâm nhập tế bào con người thông qua cùng một protein bề mặt tế bào như cách virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) đã hoạt động.

Thủ tướng Lào đi tàu metro Bến Thành – Suối Tiên

Trong chuyến thăm, làm việc cấp Nhà nước tại TPHCM, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã trải nghiệm metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Sáng nay (22/2), Đoàn cấp cao của Thủ tướng Sonexay Siphandone lên tàu tại ga Bến Thành và di chuyển đến các nhà ga trên tuyến.  Xuyên suốt hành trình, Phó chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cùng lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR) đón tiếp đoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tin vui cho giới trẻ khi vay mua nhà, SHB tung gói vay lãi suất chỉ từ ãi suất chỉ từ 3,99%/năm

Bám sát chỉ đạo, định hướng của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ có thể mua được nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) ngay lập tức đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm nhằm giúp khách hàng sớm chạm tay vào giấc mơ “an cư, lạc nghiệp”. Từ nay đến ngày 31/12/2025, SHB triển khai gói vay...

Trả lại hành khách túi xách chứa nhiều USD và giấy tờ quan trọng bỏ quên trên tàu

Tiếp viên đường sắt đã nhặt được túi của hành khách chứa hơn 37 triệu đồng, 1.304 USD cùng nhiều giấy tờ quan trọng.  Sự việc xảy ra trên tàu SE30 xuất phát ga Sài Gòn lúc 17h50 ngày 21/2. Tàu chạy đến ga Giã lúc 4h25 ngày 22/2 thì tiếp viên phụ trách toa số 2 Vũ Hương Giang trong lúc dọn giường đã phát hiện 1 túi xách màu đen tại giường số 7. Tiếp viên đã báo...

Mái ấm gia đình Việt: Bé gái mồ côi ước mơ có tiền xây mộ cho mẹ

Hai nhân vật đều không biết mặt cha từ nhỏ, em Nguyễn Hải Duyên mất đi chỗ dựa sau khi mẹ đột ngột qua đời, còn Nguyễn Thị Nhi cũng hiếm khi có được...

Ngành Đường sắt và Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường hợp tác chiến lược

Sáng nay 21/2, tại trụ sở 118 Lê Duẩn Hà Nội, Tổng công ty ĐSVN đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) do Chủ tịch HĐQT Lê Văn Hoan làm trưởng đoàn. Tham dự buổi làm việc có Chủ tịch HĐTV Đặng Sỹ Mạnh, TGĐ Hoàng Gia Khánh, Phó TGĐ Hoàng Năng Khang và lãnh đạo các ban TCKT, KHKD, Công ty CPVT Đường sắt...

Tổng công ty ĐSVN và Trường ĐH Công nghệ GTVT ký thỏa thuận hợp tác

Ngày 20/02, tại Trường Đại học Công nghệ GTVT (UTT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa nhà trường và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đường sắt. Tham dự buổi lễ có ông Hoàng Gia Khánh - Tổng Giám đốc VNR, ông Hoàng...

Bài đọc nhiều

Điểm hẹn Việt Nam

Bạn nghĩ gì nếu Việt Nam là địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga rất được quốc tế trông đợi?

Thành phố Hồ Chí Minh: thêm 3 mô hình một cửa hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành 3 quyết định về việc thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế của hơn 10.000 người tại Ninh Thuận và Cà Mau

Hơn 10.000 người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn ở Ninh Thuận và Cà Mau, đã được tiếp cận tốt hơn với nguồn nước sạch và cải thiện sinh kế nhờ dự án “Nước là Sự sống”.

Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Hội nghị nhận được nhiều sự quan tâm, trao đổi, thảo luận đến từ đại diện các cơ quan, các cơ sở tham gia đóng góp ý kiến triển khai xây dựng nhiều phương án, giải pháp thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc...

Khánh thành hai điểm trường vùng cao tại Lào Cai, tô điểm tình hữu nghị Việt Nam-Israel

Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phối hợp cùng Alma Cam Ranh Resort tiến hành cải tạo hai trường mầm non vùng cao tại Lào Cai sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) để lại. Lễ khánh thành diễn ra vào sáng nay, 19/2.

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc kêu gọi đóng góp 6 tỷ USD cứu trợ Sudan

Văn phòng phụ trách Điều phối các vấn đề nhân quyền của Liên hợp quốc (OCHA) kêu gọi khoản đóng góp trị giá 6 tỷ USD để hỗ trợ chương trình nhân đạo tại Sudan nhằm cứu hàng chục triệu sinh mạng tại quốc gia châu Phi này.

Bộ Công an và UN Women thúc đẩy thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Ngày 20-21/2, Bộ Công an phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS) 2024–2030.

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực...

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào...

Thúc đẩy triển khai Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Trong hai ngày 20 - 21/2, Bộ Công an phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh (NAP WPS) 2024 - 2030 của Việt Nam. Hội thảo có sự tham gia của 40 lãnh đạo cấp cao của Bộ Công...

Mới nhất

Xe sơmi rơmoóc trong vụ tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La hết hạn kiểm định

(NLĐO) - Xe sơmi rơmoóc trong vụ tai nạn khiến 6 người tử vong ở Sơn La được Cục Đăng kiểm xác định đã hết hạn kiểm...

Một trường công lập có sân thể thao đa năng theo chuẩn quốc tế

Ngày 22.2, hội thao truyền thống cụm 3 năm 2025 của ngành GD-ĐT TP.HCM đã diễn ra tại Trường Trung học Thực hành...

Triển lãm gần 200 sản phẩm khoa học, công nghệ

NDO - Ngày 22/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Nhà điều hành của đơn vị này, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Triển lãm thu hút gần 200 sản phẩm khoa học, công nghệ tiêu...

Lưu ý đặc biệt với xe đi cao tốc Nội Bài

TPO - Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ tổ chức thi công loạt gói thầu sửa chữa hư hỏng mặt đường, hệ thống an toàn giao thông một số đoạn thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ cuối tháng 2, do đó có thể dẫn đến ùn...

Ông Trump siết đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ

Động thái của ông Trump diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại và cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. ...

Mới nhất