Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTết chung của 2 dân tộc tôn vinh mẹ lúa

Tết chung của 2 dân tộc tôn vinh mẹ lúa


KHI PHỤ NỮ LÀM CHỦ LỄ

Ngày mưa đầu tháng 11, ngồi trầm ngâm nơi bậc cửa nhìn trời, già làng – Nghệ nhân Ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú thôn A Niêng Lê Triêng, xã Trung Sơn, H.A Lưới) bấm đầu ngón tay, lẩm nhẩm rồi tỏ ra sốt ruột: “Lễ hội Aza sẽ bắt đầu vào ngày mùng 6.11 âm lịch và kéo dài đến hết ngày 24 tháng chạp. Năm nay, lễ hội trùng với ngày 6.12 dương lịch nên dễ nhớ. Chỉ còn 1 tháng nữa là đến lễ hội Aza mà trời cứ mưa thế này. Bọn trẻ đi rừng, đi núi kiếm đặc sản về cúng Yàng (trời) cũng cực hơn nhiều…”. Già Hạnh kể từ bao đời nay, cứ hễ thóc về nằm trong kho, người Tà Ôi, Pa Kôh sinh sống nơi thung lũng A Lưới lại mở hội để tạ ơn mẹ lúa. Aza là cách gọi chung của 2 dân tộc khi thực hiện các nghi thức mừng lúa mới.

Những lễ hội độc đáo: Tết chung của 2 dân tộc tôn vinh mẹ lúa
- Ảnh 1.

Nghi thức cúng mẹ lúa được thực hiện trong tiếng khèn, trống, cồng chiêng…

Có điều thú vị là dù mở hội Aza nhưng người dân cũng phân biệt thành Aza koonh và Aza kăn để chỉ tính chất và quy mô lễ hội. Aza kăn được tổ chức thường niên còn Aza koonh được tổ chức 5 năm/lần và được gọi là tết lớn. Theo già làng Hồ Văn Rái (80 tuổi), dù mở hội lớn hay nhỏ thì các nghi lễ cũng phải đầy đủ để tạ ơn đất trời cho cây lúa trổ “hạt ngọc”. “Mỗi người dân Tà Ôi hay Pa Kôh đều biết rằng mình có cuộc sống no ấm là mang ơn “bà chủ” của nông nghiệp – cây lúa. Bởi vậy, lễ vật dâng lên mẹ lúa phải đủ đầy các loại vật 4 chân lẫn 2 chân, như bò, lợn, dê, gà… và đại diện cho các loài cây trồng, như chuối, mía, bắp…”, già Rái nói.

Già Hồ Văn Hạnh tiếp lời bên cạnh mẹ lúa (ka coong tro), có cả thảy 8 vị thần che chở cho bản làng, mùa màng cần được dâng lễ một cách tôn nghiêm. Theo già, từ cộng đồng làng bản cho đến các hộ gia đình, người ta sẽ cúng thần buôn (pa nuôn), thần bán (a pan), thần nhà (yàng đung), thần núi (yàng cor), thần linh hồn (yàng cớt), thần nước (yàng p’nô đar), thần vườn (yàng cưm) và thần chăn nuôi (yàng pâr năn). Theo nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong, thực hành nghi lễ Aza cổ truyền phản ánh thế giới quan độc đáo của người Tà Ôi. Lễ tết Aza được xem như là nghi lễ lớn nhất trong năm, người Tà Ôi cúng tạ ơn các vị thần linh.

Những lễ hội độc đáo: Tết chung của 2 dân tộc tôn vinh mẹ lúa
- Ảnh 2.

Già làng đón khách quý đến với lễ hội Aza koonh

“Nghi lễ tết Aza được tổ chức trong 3 lần cúng, bao gồm: lễ cúng ở rẫy, lễ cúng ở nhà, lễ cúng ở cộng đồng làng. Tất cả các lễ cúng này chỉ diễn ra trong nửa ngày đầu của tết Aza. Luật tục Tà Ôi quy định việc cúng ở rẫy, ở gia đình, hay cúng ở làng thì người chủ lễ vẫn là phụ nữ, đó là vợ của chủ nhà, vợ của chủ họ, vợ của chủ làng”, ông Phong cho hay.

XỨNG DANH DI SẢN QUỐC GIA

Già Quỳnh Quyên (80 tuổi, trú tại thôn A Năm, xã Hồng Vân), người có công lao to lớn trong việc đưa lễ hội Aza koonh thành di sản phi vật thể quốc gia, cho biết giống như các lễ hội Ariêu car, Ariêu ping…, lễ hội Aza cũng có phần hội sôi động, đậm đà bản sắc của đồng bào vùng cao A Lưới. Làng cũng mời khách là những làng bạn đến chơi và biểu diễn hát múa. Điểm khác biệt là khi thực hiện các nghi thức cúng tế thần linh, cồng chiêng vẫn được đánh lên vang vọng khắp núi rừng biểu thị sự mừng vui. “Ngày xưa, trai làng còn dùng những ống nứa để nướng lên cho căng phồng. Đến giờ cúng, họ mang ra đập, tiếng nổ đanh nghe vui tai lắm. Còn người già thì hú vang “ơi… ơi… ới” để báo hiệu lễ hội đến rồi”, già Hạnh tiếp lời.

Những lễ hội độc đáo: Tết chung của 2 dân tộc tôn vinh mẹ lúa
- Ảnh 3.

Mâm cỗ dâng lên mẹ lúa và các thần linh có nhiều nông sản do người dân trồng được

Từ công trình Đặc khảo về tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi ở Việt Nam của nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong, cho thấy lễ hội Aza qua phần hội thật sự đặc sắc với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao… Đặc biệt, khi đoàn khách mời cùng hòa chung niềm vui với dân làng trong những điệu Cà lơi truyền thống. Theo già Hồ Văn Hạnh, trong những ngày diễn ra lễ hội, những người tham gia đều sửa soạn cho mình trở nên đẹp nhất với những bộ trang phục được làm từ zèng – loại thổ cẩm truyền thống ở A Lưới (được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017). Họ say sưa hát múa các làn điệu như ba bói, cha chấp, xiềng… Còn đám trai làng thì thi thố các trò chơi leo cột cao, đi chống chân lên trời, bắn nỏ… Bên cạnh các nghi thức độc đáo, kho tàng di sản phi vật thể đã được thực hành. Lễ hội Aza cũng là dịp để đồng bào Tà Ôi, Pa Kôh tự hào giới thiệu những món ăn, thức uống độc lạ của mình.

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng VH-TT H.A Lưới, cho hay Aza là lễ hội lớn nhất nhì tại đại ngàn Trường Sơn. Ngoài nghi thức tạ ơn thần linh phù trợ cho nông nghiệp, Aza khi được tổ chức còn là dịp để đồng bào bàn nhau làm ăn, thêm nghĩa thêm tình giữa các bản làng.

Hoàn thiện hồ sơ cho lễ hội của người Cơ Tu

Ngày 7.11 vừa qua, UBND H.Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) phối hợp với Phân viện Văn hóa nghệ thuật VN tại Huế tổ chức tọa đàm góp ý kiến hoàn chỉnh hồ sơ, lý lịch để đưa lễ hội mừng lúa mới (bhuôih cha haro tơme) của dân tộc Cơ Tu vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ nhiều đời qua, lễ hội mừng lúa mới ở quy mô cộng đồng đã trở thành ngày hội với sự tham gia của toàn dân Cơ Tu tại H.Nam Đông với nhiều nghi thức, hoạt động văn hóa, văn nghệ… hết sức đặc sắc.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhung-le-hoi-doc-dao-tet-chung-cua-2-dan-toc-ton-vinh-me-lua-185241201224836926.htm

Cùng chủ đề

Rét đậm rét hại, du khách đổ lên Fansipan săn băng tuyết

Nhiều du khách, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia, những tín đồ yêu thích tuyết đang háo hức chinh phục đỉnh Fansipan (Sa Pa) để săn lùng những khoảnh khắc tuyệt đẹp trong không gian tuyết trắng. ...

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Để lễ hội là tín ngưỡng của cộng đồng

Ngày 3/2/2025, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Công điện số 09 về tổ chức lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất tỵ và Lễ hội xuân 2025. Điểm mới trong Công điện về lễ hội năm nay là quy định rõ việc tham gia lễ hội của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. ...

Mãn nhãn hội thi Chọi dê tại Lâm Bình

Trong số vật nuôi của đồng bào vùng cao, con dê giúp đồng bào thoát nghèo và trở thành vật nuôi không thể thiếu trong mỗi gia đình. Con dê có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng núi cao, sinh sôi nảy nở tốt lại ít tốn công chăm sóc. Hội thi Chọi dê không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong ngày hội, thu hút du khách về...

Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ "xuống đồng" lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng Tồng, mỗi xã chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh chưng gói dài giống bánh tét...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

UAV lạ bay qua nơi lực lượng Ukraine học sử dụng tên lửa Patriot tại Đức

Cảnh sát Đức đang điều tra nhiều vụ máy bay không người lái (UAV) lạ bay qua căn cứ không quân nơi lực lượng Ukraine đang trải qua khóa huấn luyện sử dụng hệ thống phòng không Patriot. ...

Quan hệ Mỹ – Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền. ...

Bài đọc nhiều

Ban Hiệu suất Chính phủ của tỉ phú Elon Musk trọng dụng nhân tài gen Z

Một nhóm kỹ sư trẻ thuộc thế hệ gen Z đang hỗ trợ tỉ phú Elon Musk tiếp quản vai trò then chốt trong Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông lãnh đạo. Điểm chung của tất cả là gần như không có...

Cô gái khuyết tật bán kẹp tóc trên phố, nuôi mơ ước đưa bà đi du lịch

(Dân trí) - Mắc chứng bại não khiến tay chân không thể vận động như người bình thường, một cô gái tại Trung Quốc khiến dân mạng xúc động khi vẫn tự mình mưu sinh trên đường phố, dành dụm tiền lo cho bà. Mới đây, cư dân mạng tại Trung Quốc xúc động trước hình ảnh một cô gái có gương mặt xinh đẹp với dáng đi loạng choạng, cố bán kẹp tóc trên đường phố trong thời tiết...

Người từ 60 tuổi chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp ra sao?

(Dân trí) - Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nêu mức tính trợ cấp cho người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng. Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng trợ cấp là công...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam phát triển 2.397 trạm thu phát sóng di động

Thông tin được Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Quảng Nam cho biết tại báo cáo sơ kết triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024. Theo đó, đến nay toàn tỉnh phát triển được 2.397 trạm BTS (trạm thu phát sóng di động); đường truyền cáp quang đã kéo đến 100% cấp xã, 90,2% cấp thôn (1.119/1.240 thôn), 121 thôn chưa có hạ...

Tôi tưởng sẽ mất con nhưng nhờ ghép tim, giờ con còn được chơi Tết…

Ánh nắng xuân dịu nhẹ, Huỳnh Tiến Phát (24 tuổi, thôn Phú Khương, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) ngồi bên hiên nhà chăm chút chú chim đang đợt thay lông. Tình cờ có được trái tim tương thíchCâu chuyện chồng...

Ly hôn, hai vợ chồng còn đòi chia cả tiền lì xì Tết của 2 con gái

GĐXH - Do mâu thuẫn tình cảm cặp vợ chồng đã đệ đơn ly hôn, yêu cầu xác định quyền nuôi con và chia tiền lì xì của 2 con gái. ...

Cháy chùa Vẽ hàng trăm năm tuổi ở Bắc Giang

(CLO) Vụ cháy chùa Vẽ do xảy ra lúc rạng sáng, phát hiện muộn nên lửa thiêu rụi gian tiền đường và hậu cung. ...

Mới nhất

Bất động sản Bắc Giang cất cánh nhờ quy hoạch vùng Đông Bắc Thủ đô

Bắc Giang đang là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh kinh tế Đông Bắc vùng Thủ đô, đóng vai trò kết nối Hà Nội, Hải Phòng với biên giới Lạng Sơn, đầu mối đồng bằng sông Hồng của vùng với các tỉnh Đông Bắc. Đặc biệt, TP. Bắc Giang được quy hoạch trở thành đô thị loại...

3 lãnh đạo Sở TT&TT, GTVT, Tài chính Đà Nẵng xin nghỉ hưu trước tuổi

Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Giám đốc Sở TT&TT, Tài chính và Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 10/2, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT)...

Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”

Nhờ sự thành công của "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió", mức lương của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Yeah1 đã tăng 300 - 338 triệu đồng trong năm vừa qua. Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”Nhờ sự thành công của "Anh...

Cải cách thuế và kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hành thuế công bằng và điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp...

Tôi tưởng sẽ mất con nhưng nhờ ghép tim, giờ con còn được chơi Tết…

Ánh nắng xuân dịu nhẹ, Huỳnh Tiến Phát (24 tuổi, thôn Phú Khương, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) ngồi bên hiên nhà chăm chút chú chim đang đợt thay lông. ...

Mới nhất