Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐừng không quản được thì cấm

Đừng không quản được thì cấm

TPO – Câu chuyện tuyển sinh đại học tại Việt Nam tiếp tục gây tranh cãi khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giới hạn chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20% và yêu cầu quy đổi điểm số giữa các phương thức xét tuyển.

TPO – Câu chuyện tuyển sinh đại học tại Việt Nam tiếp tục gây tranh cãi khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giới hạn chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20% và yêu cầu quy đổi điểm số giữa các phương thức xét tuyển.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới như nâng chuẩn đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe, khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm, xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12, các phương thức xét tuyển phải quy về một thang điểm chung để xét tuyển công bằng. Theo dự thảo, các trường được xét sớm để chọn thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội. Tuy nhiên, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT. Dự thảo thu hút sự quan tâm và có nhiều ý kiến tranh luận… Báo Tiền Phong xin giới thiệu bài viết chia sẻ quan điểm của TS. Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT).

Mặc dù được trình bày với mục tiêu đảm bảo công bằng, các quy định trong Dự thảo Quy chế tuyển sinh cho thấy sự áp đặt hành chính, thiếu tường minh và không phù hợp với thực tế hiện nay của giáo dục đại học. Điều đáng nói là Dự thảo có một số điều quy định bỏ qua triết lý tuyển sinh cốt lõi: chọn được thí sinh phù hợp và giúp họ được học và học được.

Trước bối cảnh vài năm trở lại đây, tinh thần tự chủ dường như “vượt ngưỡng” khiến quá nhiều phương thức tuyển sinh và bằng mọi cách để “vét” thí sinh cho đủ chỉ tiêu đã tạo ra sự khá hỗn loạn trong tuyển sinh. Đặc biệt tuyển sinh sớm theo học bạ hoặc theo các phương thức khác đã tạo nên sự không công bằng và bất bình đẳng các cơ hội của thí sinh, khiến những thí sinh được tuyển sớm đã choán mất chỗ của những thí sinh khác đăng ký xét tuyển theo các hình thức khác. Trong Dự thảo lần này Bộ muốn lập lại trật tự trong tuyển sinh đại học là lẽ đương nhiên.

Dự thảo quy chế tuyển sinh mới: Đừng không quản được thì cấm ảnh 1

TS. Hoàng Ngọc Vinh

Áp lực tuyển đủ chỉ tiêu là việc các trường đại học đặt mục tiêu tuyển đủ chỉ tiêu lên hàng đầu, đôi khi bất chấp chất lượng đầu vào. Nhiều trường tập trung vào các phương thức tuyển sinh “dễ dàng” như xét học bạ hoặc xét tuyển sớm, bất kể phương thức này có thực sự phù hợp với ngành học hay không. Điều này đã dẫn đến những hệ quả là các trường không công khai rõ ràng tỷ lệ tuyển sinh theo từng phương thức, khiến thí sinh và phụ huynh không có đủ thông tin để lựa chọn phù hợp. Các trường tốp đầu dễ dàng thu hút thí sinh giỏi qua xét tuyển sớm, trong khi các trường tốp dưới phải dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng. Điều đó cũng tạo nên áp lực nhất định như thí sinh phải nộp hồ sơ nhiều nơi, và có thể dẫn đến xao nhãng việc học tập năm cuối.

Điều quan trọng thay vì tập trung lấp đầy chỗ trống, các trường cần đảm bảo tuyển sinh không chỉ để thí sinh “được học” mà còn “học được” – phù hợp với năng lực thí sinh và ngành học mong muốn.

Con số 20% xét tuyển sớm – Một quy định cứng nhắc, không biện chứng

Quy định giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm được đưa ra với lý do “đảm bảo công bằng,” nhưng lại thiếu linh hoạt và không dựa trên cơ sở khoa học. Giới hạn đó không phù hợp với đặc thù của đa dạng ngành học và cơ sở giáo dục đại học.

Một số ngành như kỹ thuật hoặc công nghệ có thể cần xét tuyển sớm 50-60% thí sinh để thu hút nhân tài phù hợp, trong khi các ngành như Y khoa hay Sư phạm có thể chỉ cần tỷ lệ thấp hơn như thực tế đã có một số trường áp dụng. Áp đặt chung một công thức tỷ lệ 20% cho tất cả là bất hợp lý, đi ngược xu hướng giáo dục hiện đại trên thế giới mà xét tuyển qua học bạ và kỳ thi đánh giá năng lực đang được ưa chuộng, phù hợp với triết lý giáo dục toàn diện.

Khống chế tỷ lệ xét tuyển sớm là một bước lùi, làm giảm sự sáng tạo và linh hoạt trong tuyển sinh và có khi còn vi phạm quyền tự chủ học thuật của trường ĐH và cuối cùng đa dạng hóa phương thức tuyển sinh để chọn người phù hợp sẽ bị phá vỡ do tỷ lệ các phương thức xét sớm nằm trong 20%.

Thực chất không có số liệu hay nghiên cứu nào chứng minh rằng con số 20% là tối ưu cho tất cả các trường và ngành học mà có thể chỉ là con số mang tính phiến diện chủ quan. Quy định như thế dường như được đặt ra để kiểm soát thay vì giải quyết vấn đề hỗn loại một cách căn cơ.

Quy đổi tương đương liệu có khả thi?

Ngoài ra, Dự thảo yêu cầu quy đổi điểm số giữa các phương thức xét tuyển về một thang điểm chung để đảm bảo công bằng. Tuy nhiên, điều này không khả thi vì có sự khác biệt trong bản chất các phương thức. Xét học bạ phản ánh quá trình học tập phù hợp với mục tiêu chương trình GDPT 2028, kỳ thi tốt nghiệp THPT kiểm tra kiến thức cơ bản, kỳ thi đánh giá năng lực đo lường tư duy và phân tích, trong khi thành tích như giải thưởng Olympic hay học sinh giỏi quốc gia lại tập trung vào năng lực chuyên biệt. Những sự khác biệt này không thể tìm đâu ra chuẩn để quy đổi tương đương.

Mặt khác, với hơn 100 tổ hợp xét tuyển và hàng loạt phương thức khác nhau, việc xây dựng một hệ quy đổi đòi hỏi dữ liệu khổng lồ và nghiên cứu sâu rộng, điều mà hiện nay chưa được thực hiện. Quy đổi không chính xác sẽ gây bất công và ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào.

Những quy định như giới hạn 20% hay quy đổi điểm số phản ánh một cách tiếp cận kiểm soát hành chính theo lối cũ: “không quản lý được thì cấm” thay vì tìm ra những lựa chọn khác để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và chất lượng tuyển sinh phù hợp với cả chương trình GDPT 2018 và với vô số ngành học có những tính chất và yêu cầu khác nhau.

Những việc hiện nay Bộ và các trường cần làm là công khai minh bạch thông tin tỷ lệ tuyển sinh theo từng phương thức để tất cả thí sinh có đủ thông tin lựa chọn. Bộ GD-ĐT cần làm vai trò điều phối tổng thể, yêu cầu các trường dựa trên dữ liệu thực tế trong 3 năm qua của từng ngành học, thay vì áp đặt một tỷ lệ cố định cho tất cả. Các trường cần được khuyến khích sáng tạo trong phương thức tuyển sinh, phù hợp với đặc thù riêng, không quá phức tạp các tổ hợp xét tuyển miễn là đảm bảo chất lượng – thí sinh được vào học và học được.

Quy định giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm và yêu cầu quy đổi điểm số là những biện pháp mang tính kiểm soát hành chính, thiếu căn cứ khoa học và không phù hợp với thực tiễn. Thay vì áp đặt những rào cản không cần thiết, Bộ GD-ĐT cần xây dựng chính sách tuyển sinh dựa trên nghiên cứu khoa học, dữ liệu thực tế và quyền tự chủ của các trường. Chỉ khi đó, hệ thống tuyển sinh mới thực sự minh bạch, công bằng và phục vụ đúng mục tiêu giáo dục.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

TS. Hoàng Ngọc Vinh





Nguồn: https://tienphong.vn/du-thao-quy-che-tuyen-sinh-moi-dung-khong-quan-duoc-thi-cam-post1695523.tpo

Cùng chủ đề

Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh theo 4 phương thức

TPO - Năm 2025, Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học chính quy theo 4 phương thức với 4.150 chỉ tiêu. TPO - Năm 2025, Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học chính quy theo 4 phương thức với 4.150 chỉ tiêu. Các phương thức tuyển sinh bao gồm: Xét tuyển có sử dụng kết quả học tập THPT khi đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường....

Trường ĐH Ngoại thương công bố 4 phương thức xét tuyển năm 2025

(Dân trí) - Chiều tối 22/1, Trường ĐH Ngoại thương công bố 4 phương thức xét tuyển năm 2025. Năm nay, Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh 4.150 chỉ tiêu, với 4 phương thức cụ thể như sau:  Phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025: Ở phương thức này, thí sinh có thể xét độc lập điểm thi, hoặc kết hợp với chứng chỉ...

Nhiều trường đại học tiếp tục dành vài nghìn chỉ tiêu xét học bạ 2025

Bên cạnh một số trường đại học bỏ xét học bạ từ năm 2025 thì nhiều trường vẫn dành vài nghìn chỉ tiêu để tuyển theo phÆ°Æ¡ng thức này. Năm 2025, trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển sinh đại học chính quy khoảng 2.650 chỉ tiêu (tăng khoảng 150 chỉ tiêu so với năm ngoái). Về phương thức tuyển sinh, tại trụ sở chính, nhà trường dự kiến xét tuyển theo bốn phương thức, giữ ổn định so...

Thêm 2 trường đại học tại TPHCM công bố đề án tuyển sinh và học bổng ‘khủng’ cho sinh viên

TPO - Trường ĐH Công nghệ TPHCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM công bố chính sách học bổng và đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến ngay từ tháng 1/2025 sẽ mở cổng để thí sinh đăng ký. TPO - Trường ĐH Công nghệ TPHCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM công bố chính sách học bổng và đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến ngay từ tháng...

Thêm trường ĐH tại TP HCM công bố thông tin tuyển sinh 2025

(NLĐO) - Trưa 16-1, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) công bố thông tin tuyển sinh ĐH 2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Những gốc đào ‘khủng’ gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  24/01/2025 | 10:47 TPO - Một tuần trở...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

Chợ hoa Tết giá ‘mềm’ hút khách có thu nhập thấp

TPO - TPHCM có một chợ hoa xuân giá rẻ đến bất ngờ, mỗi chậu chỉ từ 30.000 – 40.000 đồng; mua nhiều còn thêm khuyến mãi, giảm giá… 24/01/2025 | 06:17 TPHCM: TPO - TPHCM có một chợ hoa xuân giá rẻ đến bất ngờ,...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Sinh viên ngành Khoa học máy tính SIU ‘bội thu’ giải thưởng

Năm qua, sinh viên ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi học thuật và nghiên cứu. Đề tài của sinh viên SIU góp phần chăm sóc và nâng cao...

Mới nhất

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho...

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi,...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Mới nhất