Trang chủPolitical ActivitiesTiếp tục làm sâu sắc hơn giá trị lịch sử và bài...

Tiếp tục làm sâu sắc hơn giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã


(Bqp.vn) – “Chiến thắng Bình Giã mãi là một mốc son trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 60 năm đã trôi qua nhưng âm hưởng, ý nghĩa và kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã vẫn còn vang vọng, là động lực tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên con đường đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” – Đó là khẳng định của Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức ngày 22/11, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Giá trị lịch sử của Chiến thắng Bình Giã

Cách đây 60 năm, thực hiện chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền xây dựng hoạch mùa khô 1964 – 1965, tập trung phần lớn lực lượng chủ lực Miền phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương mở Chiến dịch Bình Giã. Đây là lần đầu tiên, lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam tổ chức cuộc tiến công dài ngày, trên một địa bàn tương đối rộng.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chụp ảnh chung với các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Đầu năm 1964, trên chiến trường miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị cùng với hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang địa phương đã làm thất bại cơ bản chính sách “ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn càng thêm sâu sắc; kế hoạch Xtalây-Taylo phá sản hoàn toàn. Với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, từ tháng 3/1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch mới, Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, hòng cứu vãn nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Ngay từ khi triển khai Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara, Mỹ đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng cách mạng miền Nam và sự đánh trả quyết liệt của quân, dân miền Bắc, khiến tình hình chính trị, quân sự của chính quyền Sài Gòn ngày càng rơi vào bị động, rối loạn, buộc đối phương phải tìm kiếm chiến lược thay thế. Quán triệt tinh thần Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1963), trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình thực tiễn chiến trường, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương “trong lúc kiên trì chiến đấu lâu dài, cần tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới”.

Chấp hành chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1964 – 1965 trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân đội Sài Gòn, kết hợp tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phá thế kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng kiểm soát của địch, đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, làm tăng sự khủng hoảng chính trị và mâu thuẫn nội bộ địch, lấy Bình Giã làm điểm quyết chiến của chiến dịch. Đây là lần đầu tiên, Bộ Chỉ huy Miền tập trung một lực lượng tương đối lớn mở chiến dịch dài ngày trên một địa bàn rộng. Qua 2 đợt chiến đấu, từ 02/12/1964 đến ngày 03/01/1965, Chiến dịch Bình Giã kết thúc thắng lợi, ta loại khỏi vòng chiến đấu một bộ phận lớn sinh lực địch; phá hủy và thu nhiều vũ khí, phương tiện, hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, củng cố, nối liền các căn cứ Nam Bắc đường số 2, bảo vệ các bến tiếp nhận hàng bằng đường biển, rèn luyện và nâng cao trình độ tác chiến tập trung của chủ lực Quân giải phóng, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải gấp rút thay đổi chiến lược chiến tranh.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết trò chuyện thân mật với nhân chứng lịch sử và các đại biểu tại Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai nhấn mạnh, thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã không chỉ khẳng định đường lối quân sự đúng đắn của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền, ý chí, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân Việt Nam, mà còn thể hiện bước phát triển của nghệ thuật tiến hành chiến dịch tiến công. Đánh giá về giá trị của Chiến dịch Bình Giã, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (25 – 27/3/1965) khẳng định: “Sau chiến thắng ấp Bắc của ta, đế quốc Mỹ bắt đầu thấy rằng chúng khó thắng được ta; sau chiến thắng Bình Giã của ta, chúng thấy rằng chúng có thể bị thất bại. Trong hàng ngũ quân đội đánh thuê và chính quyền tay sai, ngay trong đám cán bộ cao cấp, tư tưởng thất bại ngày càng lan rộng”.

Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu sự phát triển trong tư duy chỉ đạo và điều hành chiến tranh cách mạng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam; khẳng định vai trò của đấu tranh quân sự, vị trí của lực lượng vũ trang. Chiến thắng Bình Giã góp phần đẩy nhanh sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Thành công của chiến dịch là đã vận dụng sáng tạo cách “đánh điểm, diệt viện”, chọn điểm khơi ngòi chính xác, tạo thế, tạo thời cơ và tổ chức, sử dụng lực lượng thích hợp để đánh thắng những trận then chốt, để lại những kinh nghiệm quý cho các chiến dịch tiếp sau.

Quang cảnh hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Chiến thắng Bình Giã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của chủ lực Quân giải phóng quân miền Nam Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhanh sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; khẳng định đường lối, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, sự điều hành nhạy bén, linh hoạt của Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền; thể hiện tinh thần nỗ lực của lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương trên địa bàn chiến dịch; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng chiến đấu, bảo đảm và phục vụ chiến đấu.

Bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã

60 năm đã trôi qua, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới biến động, đầy phức tạp hiện nay, Chiến thắng Bình Giã đã để lại những bài học quý giá. Đó là bài học về tổ chức và thực hành chiến dịch tiến công; về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam; về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về tinh thần quyết tâm, dám nghĩ, dám làm,…


Tượng đài Chiến thắng Bình Giã tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu).

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương đấu tranh quân sự, chính trị vào điều kiện cụ thể trên chiến trường, mở đầu giai đoạn mới của chiến tranh cách mạng ở miền Nam, tiếp tục đánh bại những nỗ lực chiến tranh xâm lược của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn, giành nhiều thắng lợi to lớn. Cùng với đó, Chiến dịch Bình Giã cho thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức, chỉ huy chiến đấu và sử dụng lực lượng. Việc xây dựng lực lượng Quân Giải phóng miền Nam chính quy kết hợp với lực lượng tại chỗ đã tạo nên sức mạnh to lớn; trong khi đó, thực hiện đoàn kết quân – dân là nhân tố quan trọng góp phần giành thắng lợi giòn giã trước lực lượng địch có quân số đông, trang bị hiện đại. Sự kiên cường, dũng cảm và lòng kiên định của bộ đội và nhân dân trong chiến dịch đã trở thành biểu tượng và động lực cho các thế hệ mai sau.

Trong Chiến dịch Bình Giã năm xưa, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu) đã kiên cường lãnh đạo quân và dân Bà Rịa luôn sát cánh, tích cực phục vụ chiến đấu, dẫn đường, tiếp lương, tải đạn, đảm bảo hậu cần, vận chuyển thương binh; anh dũng chiến đấu, kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực cùng quân, dân các địa phương lân cận, tiến công các vị trí được giao, bao vây, bức hàng, bức rút đồn địch, giải phóng ấp xã, giành quyền làm chủ. Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang và nhân dân Bà Rịa anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần máu xương, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi chung của chiến dịch. Chiến thắng Bình Giã thể hiện ý chí kiên cường, tinh thần quật khởi của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng bộ và cả hệ thống chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách trước yêu cầu của công cuộc kiến thiết và đổi mới đất nước; phải xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của tỉnh nhà từ thực trạng hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu và điều kiện sống hết sức khó khăn. Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của Chiến thắng Bình Giã, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra sức thi đua, nỗ lực khắc phục khó khăn, thử thách, chủ động, sáng tạo, phấn đấu xây dựng và phát triển, khẳng định vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Với sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, Bà Rịa – Vũng Tàu đã trở thành điểm đến đầy tiềm năng, thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Các nhân chứng lịch sử tham dự Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút 1.178 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 49,7 tỷ USD; trong đó, có 482 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư hơn 33,4 tỷ USD. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của tỉnh luôn giữ vững đà tăng trưởng; trong 9 tháng năm 2024, GRDP tăng trưởng 11,47%, là mức tăng cao nhất 10 năm gần đây, đứng thứ 4 cả nước; dự kiến quy mô kinh tế năm 2024 đạt 17,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng đạt 10,52%. Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt đã mở ra thời cơ mới, vận hội mới, phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực  Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Vùng Đông Nam Bộ; giúp Bà Rịa – Vũng Tàu cụ thể hóa quan điểm của Đảng về việc luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, phát huy tối đa sức mạnh “nội lực”, khai thác hiệu quả sức mạnh “ngoại lực” nhằm đạt các mục tiêu, khát vọng lớn, nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân là mục đích cuối cùng của sự phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; công tác xây dựng Đảng được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả; các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được thúc đẩy mạnh mẽ theo hướng sâu sắc, thiết thực. Hệ thống chính trị tỉnh được củng cố ngày càng vững mạnh, niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp ngày càng được nâng cao. Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh khẳng định, năm tháng sẽ trôi qua, nhưng địa danh Bình Giã gắn liền với Chiến dịch Bình Giã sẽ đi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hôm nay và mãi về sau.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự (Bộ Tổng Tham mưu), những kinh nghiệm và bài học đúc rút từ Chiến thắng Bình Giã cần được nghiên cứu và vận dụng trong bối cảnh mới để xây dựng lực lượng Quân đội hiện đại, tinh nhuệ, sẵn sàng ứng phó với các thách thức mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng Bình Giã đã, đang và sẽ luôn là một nguồn động lực tinh thần to lớn cho thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Để xứng đáng với công lao của cha anh, chúng ta cần tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng, đoàn kết dân tộc, sáng tạo và kiên cường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tạo nên những chiến công mới trong thời đại hòa bình và phát triển hiện nay.

Nguyễn Bằng



Nguồn: https://mod.gov.vn/home/detail?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-ttsk/sa-tt-qpan/tiep-tuc-lam-sau-sac-hon-gia-tri-lich-su-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cua-chien-thang-binh-gia

Cùng chủ đề

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Nguyễn Tân Cương

(Bqp.vn) - Chiều 10/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Văn phòng Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Lễ trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh thăm, kiểm tra và chúc Tết một số đơn vị

(Bqp.vn) - Ngày 10/1, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã đến thăm, kiểm tra công tác SSCĐ và chúc Tết một số đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ). Thượng tướng Lê Huy Vịnh thăm, kiểm tra Sư đoàn Phòng không 363.Trực tiếp kiểm tra các mặt công tác của các đơn vị, nghe lãnh...

Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, tối 9/1, tại xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN...

Tổng kết công tác địa hình quân sự năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 10/1, tại Hà Nội, Cục Bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác địa hình quân sự (ĐHQS) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Hoàng Minh Ngọc, Cục trưởng Cục Bản đồ chủ trì hội nghị.Thượng tướng Huỳnh...

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự nhiều hoạt động trong khuôn khổ Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức, chiều 9/1, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm, chúc Tết Đảng ủy, UBND xã Pa Tần; chúc Tết Ban CHQS xã, Công an xã Pa Tần; chúc Tết các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng và các trường học trên...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025

Sáng 12/02, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Dương Minh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025 (Festival gốm, khinh khí...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tham dự Triển lãm Supermarket Trade Show 2025

Triển lãm SMTS là một trong những hội chợ triển lãm thường niên về thương mại có quy mô lớn nhất ở Nhật Bản do Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản chủ trì tổ chức. SMTS là nơi tụ họp của rất nhiều công ty có danh tiếng của Nhật Bản và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn và bán lẻ, phân phối các sản phẩm thực phẩm vào hệ thống các chuỗi...

Cùng chuyên mục

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

Mới nhất

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có...

Mới nhất