Trang chủNewsThời sựHiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Chỉ chở khách...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Chỉ chở khách hay chở cả hàng?

Không chỉ là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận tại nghị trường, việc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam chỉ chuyên chở hành khách hay khai thác lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa cũng đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tàu cao tốc không phù hợp để chở hàng

Báo cáo Quốc hội, Chính phủ đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc – Nam có tốc độ khai thác tối đa 350 km/giờ, chủ yếu vận tải hành khách, chỉ chở hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Lý giải rõ hơn về công năng của tuyến, Bộ GTVT cho biết: Báo cáo tiền khả thi trình Quốc hội lần này đã điều chỉnh thiết kế tải trọng trục của ĐSTĐC Bắc – Nam từ 17 tấn/trục (đề xuất năm 2019) lên 22,5 tấn/trục, đáp ứng yêu cầu chở được hàng hóa khi cần thiết. Theo đó, Bộ GTVT sẽ cải tạo tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu để chuyên vận tải hàng hóa, đồng thời nâng cao năng lực các tuyến vận tải đường biển. Khi nhu cầu chở hàng vượt quá năng lực đường sắt hiện hữu (dự kiến sau 2050), ĐSTĐC sẽ vận tải cả hành khách và hàng hóa theo phương án chở khách ban ngày và chở hàng ban đêm để không làm giảm năng lực thông qua. Dự kiến sau khi thông tuyến, ĐSTĐC Bắc – Nam có thể chuyên chở khoảng 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Chỉ chở khách hay chở cả hàng?- Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia cho rằng ĐSTĐC chở cả hành khách và hàng hóa như tuyến Vientiane (Lào) – Côn Minh (Trung Quốc) sẽ phù hợp với nhu cầu logistics của nền kinh tế, giúp chia sẻ gánh nặng cho hệ thống đường bộ

ẢNH: H.M

Ủng hộ phương án này, GS-TS Phạm Văn Hùng, Phân viện KH-CN GTVT phía Nam, cho rằng rất ít nước đầu tư xây dựng ĐSTĐC để phục vụ chở hàng hóa. Đây là loại phương tiện cao cấp, cạnh tranh với cả hàng không nên cũng cần có những điều kiện đặc biệt. Hàng hóa chở trên tàu cao tốc nếu có thì cũng sẽ tự sàng lọc vì chi phí vận chuyển cao. Đây là điều hiển nhiên bởi tàu chạy nhanh, an toàn thì giá thành cũng phải tương xứng. Mặt khác, ưu điểm được xác định của đường sắt khi vận chuyển hàng hóa là chở được khối lượng hàng lớn với giá thành cực rẻ. Nguyên tắc tự nhiên này cũng đã cho thấy tàu lửa cao tốc không thể khai thác lưỡng dụng chở cả khách và hàng.

“Giả sử 1 tấn gạo từ miền Tây giá 20 triệu đồng, chở ra Hà Nội bằng ĐSTĐC lên 40 triệu đồng thì ai mua? Việc tận dụng đoàn tàu cũ hiện nay, nâng cấp để nâng cao năng lực khai thác đã đủ giải phóng được lượng hàng hóa trong nước có nhu cầu di chuyển trên trục Bắc – Nam rồi. Tất cả khả năng để tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam có thể phục vụ phát triển kinh tế thì đều đã được tính toán tận dụng tối đa. Chúng ta không nên nhập nhằng vận chuyển hàng hóa với hành khách”, GS-TS Phạm Văn Hùng nêu quan điểm.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư, công trình giao thông, PGS-TS Trần Chủng cũng ủng hộ phương án xây dựng tuyến ĐSTĐC tiếp cận công nghệ hiện đại nhất để đạt tốc độ chạy tàu trên 300 km/giờ ưu tiên chở khách. Bởi nếu đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ chỉ 200 – 250 km/giờ, sau này muốn nâng cấp lên trên 300 km/giờ sẽ phải làm lại từ đầu, tốn kém hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, xác định củng cố hệ thống đường sắt thì phải chứng minh được mức độ ưu việt vượt trội. Nếu tốc độ chạy tàu chỉ 200 km/giờ thì rất nhiều người sẽ lựa chọn đi bằng đường bộ (các tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam sau khi hoàn thiện cho phép xe chạy tới 120 km/giờ). Như vậy, đường sắt vừa lép vế so với hàng không, lại phải cạnh tranh với đường bộ, rất khó đảm bảo hiệu quả khai thác.

“Trên thế giới, một số quốc gia ở châu Âu đã bắt đầu hạn chế máy bay chặng ngắn để bảo đảm mục tiêu giảm phát thải ô nhiễm môi trường. Nếu không tiến tới đón đầu công nghệ thì đường sắt sẽ lại gặp phải bài toán cạnh tranh với đường bộ trên các cự ly này. Đã xác định đầu tư thì phải hướng tới mục tiêu dài hạn, không chỉ vì sự phát triển của ngành đường sắt mà còn vì mục tiêu bền vững của môi trường trong tương lai”, ông Trần Chủng nhấn mạnh.

Đầu tư 67 tỉ USD để chỉ chở khách thì quá lãng phí

Tuy nhiên, nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội cho rằng điểm nghẽn lớn nhất của kinh tế VN hiện nay là vận tải hàng hóa phục vụ xuất khẩu, kết nối quốc tế. ĐB Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách, dự toán nếu chỉ chở hành khách thì ĐSTĐC Bắc – Nam sẽ lãng phí khoảng 50% công suất. Doanh thu chỉ chở khách sẽ không đủ bù đắp chi phí vận doanh, nguy cơ phải bù lỗ rất lớn. Bên cạnh đó, nếu tàu cao tốc không vận tải hàng hóa thì sẽ không giải quyết được nút thắt về logistics, không đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa dọc hành lang kinh tế Bắc – Nam và không liên vận với hệ thống đường sắt quốc tế. Vì thế, ông Cường kiến nghị ĐSTĐC Bắc – Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh vận tải hàng hóa mới là khâu quan trọng nhất quyết định cho phát triển nền KT-XH của một quốc gia. Nếu thật sự có thể cải tạo hệ thống đường sắt cũ để phục vụ chuyên chở hàng hóa như kế hoạch của Bộ GTVT thì đó là phương án quá lý tưởng. Thế nhưng, thực tế ngành đường sắt bao năm qua ì ạch muốn cải tạo, đổi mới nhưng không có vốn, không có tiền, năng lực vận chuyển hàng hóa ngày càng thụt lùi. Giờ nếu cải tạo sẽ tốn thêm chi phí bao nhiêu? Tiền đó lấy từ nguồn nào? Làm song song với ĐSTĐC thì phương án tài chính có khả thi không? Còn nếu chờ làm xong ĐSTĐC mới tính chuyện cải tạo đường sắt cũ thì có kịp đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH hay không?… Đây là hàng loạt câu hỏi mà Bộ GTVT cần giải trình rõ để thuyết phục rằng phương án tàu cao tốc chuyên chở khách là hợp lý.

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cũng kiến nghị tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam phải khai thác lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa vì ưu thế lớn nhất của đường sắt là vận chuyển hàng hóa, không phải hành khách. Với thời gian di chuyển như vậy, địa hình như vậy, nếu xác định chỉ chở hành khách thì ĐSTĐC sẽ phải đặt trong bối cảnh cạnh tranh trực tiếp với hàng không.

Để so sánh, dư địa thị trường hàng không VN còn rất lớn. Tới đây, hàng không theo xu thế sẽ phát triển cả hàng không taxi để giải quyết nhu cầu trên những cung đường khoảng cách ngắn. Cùng với đó, hạ tầng và phương tiện hàng không linh hoạt hơn. Khi khách ít thì hãng có thể cắt giảm chuyến bay, cho thuê máy bay, vẫn không ảnh hưởng tới hệ thống cảng, sân đỗ hiện hữu. Còn đường sắt thì không linh động như vậy, vì tỷ suất đầu tư quá lớn nên sẽ phải sử dụng với hiệu suất tối đa, khai thác hiệu quả nhất để đạt tới điểm hòa vốn.

Chưa kể, ĐSTĐC Bắc – Nam là dạng đường trục. Tốc độ càng cao, số điểm dừng càng ít, càng ảnh hưởng tới lượng khách. Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ đường sắt tốc độ chạy tàu 300 – 350 km/giờ thì gần như phụ thuộc hoàn toàn công nghệ và chuyên gia nước ngoài, tỷ trọng tham gia của các doanh nghiệp Việt thấp hơn nhiều so với phương án 200 – 250 km/giờ. Nếu tính hiệu quả khai thác so với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, duy trì vận hành, thì quá lãng phí.

“Nhu cầu hàng hóa thì còn ổn định hoặc có xu hướng tăng trưởng chứ nhu cầu khách đi tàu thì chưa chắc. Tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam nhanh nhất cũng phải 10 năm nữa mới hoàn thành. Khi đó, nhu cầu đi lại thay đổi, tâm lý người dân thay đổi. Nếu chỉ chở khách thì với nhu cầu di chuyển trục Bắc – Nam, cùng cạnh tranh với hàng không, tương lai ĐSTĐC thua lỗ triền miên có thể thấy rõ”, TS Vũ Đình Ánh đặt vấn đề.

Nếu làm ĐSTĐC vốn đầu tư 67 tỉ USD chỉ để chở khách, rồi còn nâng cấp đường sắt hiện hữu để chở hàng, thì lãng phí gấp đôi. Khổ đường sắt hiện hữu không chuẩn, trang thiết bị lạc hậu, muốn thay khổ đường phải thay theo nền đất, rồi còn thay toa, thay đủ thứ. Không phải vô cớ mà nhiều nước thừa tiềm lực tài chính và công nghệ để làm ĐSTĐC chạy tàu 300 – 350 km/giờ nhưng họ không làm. Rất ít nước đầu tư ĐSTĐC như vậy chỉ để chở khách. Phải xác định trọng trách của đường sắt VN là vận chuyển hàng hóa.

TS Vũ Đình Ánh

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/hien-ke-duong-sat-cao-toc-bac-nam-chi-cho-khach-hay-cho-ca-hang-185241125210724129.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng đề nghị THACO nghiên cứu sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị THACO tham gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất toa tàu, đầu máy cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. ...

Thủ tướng đề nghị THACO nghiên cứu, sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao

Sáng 8-2, trong chương trình làm việc tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các nhà máy của THACO, Tập đoàn HS Hyosung, cảng biển và sân bay Chu Lai. ...

Đảng ta – Dân là gốc, vì hạnh phúc mà hy sinh

PGS. TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, Đảng ta có đầy đủ kinh nghiệm, từ lãnh đạo nhân dân giành độc lập, thống nhất đất nước, đến cầm quyền phát triển đất nước. Giờ đây, để nhân dân có cuộc sống hạnh phúc hơn, Đảng ta tiếp tục đặt ra cho mình những yêu cầu, nhiệm vụ phức tạp và thách thức hơn.

Doanh nhân Hoàng Việt Anh – Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT – FPT Telecom: Hy vọng...

(PLVN) - Tiếp theo thành tựu của các kỷ nguyên giải phóng dân tộc và hội nhập quốc tế, giờ đây những doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam đang trở thành trụ cột của đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong không khí đầu Xuân của một kỷ nguyên mới, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói về dự án ‘xoay chuyển tình thế’

TPO - Trả lời báo Tiền Phong về đầu tư công, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - nói năm 2025 phải tập trung nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, xử lý nghiêm thông thầu, bán thầu... TPO - Trả lời báo Tiền Phong về đầu tư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trẻ hóa phong cách đầu năm nhờ diện đồ họa tiết kẻ sọc

Họa tiết kẻ sọc luôn làm các tín đồ thời trang mê đắm bởi sự linh hoạt và...

Áo sơ mi trắng, món đồ ‘quốc dân’ mà nàng nào cũng nên có

Áo sơ mi trắng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của mọi cô nàng nhờ sự đa năng,...

Làm mới tủ đồ từ 5 gợi ý đơn giản nhưng sang xịn

Hãy áp dụng những gợi ý này để làm mới tủ đồ hiệu quả bởi vì đây cũng...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào ngày 9/2, khi lực lượng an ninh tăng cường chiến dịch trấn áp cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Mới nhất

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực,...

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai...

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Mới nhất