Trang chủNewsThế giớiCam kết, xu thế và động lực

Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang ở nhiều khu vực, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil được quốc tế rất trông đợi.

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đạt những kết quả quan trọng. (Nguồn: G20.org)
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đạt những kết quả quan trọng. (Nguồn: G20.org)

Hy vọng về “giải pháp chữa lành”

Vượt qua nhiều thách thức, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tại Brazil về đích với Tuyên bố chung mang lại hy vọng về “giải pháp chữa lành” cho những “vết thương toàn cầu”. Hội nghị đã đạt những thỏa thuận quan trọng, cam kết đối phó với thách thức toàn cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Nổi bật là cam kết tăng thuế với giới siêu giàu, xây dựng cơ chế chống “lách thuế” và huy động tất cả nguồn lực, bảo đảm tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ chuyển đổi năng lượng, hợp tác công nghệ…

Lần đầu tiên thành lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo. Xung đột, khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine, Trung Đông cũng được đề cập, nhấn mạnh thúc đẩy ngừng bắn và bảo vệ thường dân… Dù còn một số nhà lãnh đạo chưa thỏa mãn với “độ đậm nét” về xung đột, nhưng cũng vừa đủ để tuyên bố chung được thông qua.

Từ Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 19, nổi lên một số xu thế chính và những thông điệp quan trọng. Một là, nỗ lực giảm bất bình đẳng trên các lĩnh vực toàn cầu. Quan điểm của Tổng thống nước chủ nhà Lula da Silva về tình trạng bất bình đẳng tài chính không phải vì thiếu mà do những quyết định chính trị không công bằng, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.

Tương tự, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh G20, nhất là các nước phát triển, là nguồn phát thải khí carbon, gây hiệu ứng “nhà kính” nhiều nhất, có năng lực lớn nhất và có trách nhiệm cao nhất trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhưng đóng góp của các nước giàu chưa tương xứng với thu lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự chi phối trong chuỗi sản xuất, thương mại toàn cầu.

Hai là, tiếng nói của nhóm các quốc gia Nam bán cầu ngày càng có trọng lượng trong nhiều vấn đề quốc tế. Cùng với các khách mời, Hội nghị lần đầu tiên có sự tham gia của Liên minh châu Phi (AU) với tư cách thành viên chính thức. Đây là dấu mốc lịch sử thể hiện sự công nhận của G20 về tầm quan trọng của châu Phi và tiếng nói ngày càng có trọng lượng của các nước Nam bán cầu trong các vấn đề toàn cầu.

Ba là, xu thế đa phương hóa, đa cực hóa không thể đảo ngược. Hai xu hướng nổi bật nêu trên, sự sôi động trên các diễn đàn, các cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị và tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil là minh chứng sinh động về sức mạnh và vai trò ngày càng quan trọng của đa cực hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Cùng với đó là nhu cầu thiết yếu cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu. Xu thế đó hiện diện mạnh mẽ, sâu sắc trên diễn đàn Liên hợp quốc, trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024 ở Nga và nhiều sự kiện quốc tế quan trọng khác.

Tất cả chứng tỏ hợp tác đa phương hóa là cách thức hữu hiệu để giải quyết thách thức toàn cầu; đa cực hóa là xu thế không thể đảo ngược. Chỉ có như vậy mới thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu, giảm bất bình đẳng, làm cơ sở cho đoàn kết thống nhất, tạo sức mạnh to lớn, đối phó với thách thức chung, “chữa lành vết thương” của hành tinh.

Tiềm ẩn nhiều chông gai

Vượt qua “bóng đen chia rẽ” và các thách thức khác phủ bóng trước ngày khai mạc, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả của Hội nghị ở Brazil và các sự kiện quốc tế quan trọng khác gần đây là tín hiệu tích cực, mang lại niềm hy vọng cho khát vọng chung về xây dựng thế giới công bằng, hành tinh bền vững và thực hiện mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc.

Không có cơ quan thường trực, nhưng cơ chế Ban thư ký ba nước gồm đại diện nước chủ nhà vừa qua, hiện tại và nhiệm kỳ tiếp theo (Ấn Độ, Brazil và Nam Phi) sẽ giữ được sự tiếp tục định hướng chung, trước khi chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên cho Mỹ năm 2026.

Tuy vậy, phía trước vẫn tiềm ẩn nhiều chông gai. Xung đột, bất ổn vẫn gia tăng ở nhiều khu vực. Sự cạnh tranh địa chính trị, đối đầu giữa các cường quốc và phân hóa, chia rẽ ngày càng phức tạp. Lại thêm các hành động đổ thêm dầu vào lửa của một số nước lớn, khiến lối thoát ở các điểm nóng vẫn rất mờ mịt.

Một số cam kết quan trọng về chống biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và tăng thuế giới siêu giàu…, chưa được quy định cụ thể, thiếu cơ chế ràng buộc thực hiện. Kết quả đạt được nhờ sự thỏa hiệp, nhưng giữa tuyên bố và hành động luôn có khoảng cách. Không ít nước phát triển, nước lớn tìm cách “lách, né” thực hiện đầy đủ cam kết. Bế tắc trong đàm phán về tài trợ chống biến đổi khí hậu tại COP29 ở Azerbaijan do bất đồng giữa các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi là một ví dụ.

Chưa kể sự thay đổi chính phủ sau các cuộc bầu cử có thể dẫn đến việc “quay xe” ở một số nước. Tổng thống đắc cử Donald Trump với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” sẽ tiếp tục rút khỏi nhiều cơ chế đa phương được cho là “không đem lại lợi ích” cho Mỹ, như trong nhiệm kỳ đầu.

Cạnh tranh địa chính trị, đối đầu căng thẳng giữa các nước lớn… tạo ra nhiều rào cản, làm thế giới bị chia rẽ sâu sắc, nguồn lực bị phân tán, chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu bị đứt gãy. Trong khi đó, nhu cầu chống biến đổi khí hậu, đói nghèo, chuyển đổi năng lượng… lại vô cùng lớn.

Tuy nhiên, nỗ lực cam kết và những xu thế tích cực của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 và các sự kiện quốc tế quan trọng khác thể hiện khát vọng chung, là sự khởi xướng cần thiết, từng bước tạo niềm tin, cơ sở, động lực cho hành trình vận động, phát triển không ngừng của nhân loại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hoi-nghi-thuong-dinh-g20-cam-ket-xu-the-va-dong-luc-294587.html

Cùng chủ đề

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm, trên nhiều lĩnh vực. Ẩn sau bề nổi đa chiều đó là gì?

Giải thể Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1694/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc giải thể Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu được thành lập tại Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 13/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ. * Theo Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 09/01/2012, Ủy...

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương. Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’. Tại hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm, Trưởng nhóm Biến đổi khí hậu, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã trình...

Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’. Triển khai các chủ trương phát triển kinh tế xanh, bền vững cũng như thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 theo Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng có trong lịch sử trái đất và khiến các đại dương sôi sùng sục, nhưng cũng chính thiên thạch này...

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh mới về trí tuệ nhân tạo, nỗ lực ‘biến nước Mỹ trở thành thủ phủ AI của...

Ngày 23/1, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp mới liên quan đến tăng cường và duy trì sự thống trị trí tuệ nhân tạo (AI) của nước Mỹ tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.

Không thiên vị, không thành kiến

Ngày 23/1, với 74 phiếu thuận và 25 phiếu chống, Thượng viện Mỹ thông qua đề cử ông John Ratcliffe làm Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA).

Mới nhất

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả...

Mới nhất