Trang chủKinh tếNông nghiệp7 nhóm nông sản Việt Nam nằm trong phạm vi kiểm soát...

7 nhóm nông sản Việt Nam nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng, đó là nhóm nào?

Hiện có 7 nhóm mặt hàng nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng (EUDR), gồm: dầu cọ, gia súc, cà phê, cao su, gỗ, ca cao và đậu tương. Trong đó, Việt Nam có 3 mặt hàng là cà phê, gỗ và cao su. Các mặt hàng này khi xuất khẩu vào EU sẽ phải tuân thủ EUDR.

Lùi thời hạn thực hiện EUDR tới ngày 30/12/2025

Mới đây, Phái đoàn EU tại Việt Nam phối hợp với Bộ NNPTNT tổ chức hội thảo “Trao đổi kỹ thuật về EUDR và các chuỗi giá trị không gây phá rừng, suy thoái rừng”. Sự kiện nhằm làm rõ các hướng dẫn mới của EU, giải đáp thắc mắc từ các bên liên quan, đồng thời thảo luận về các công cụ truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Quy định chống phá rừng (EUDR) được ban hành nhằm cấm nhập khẩu các sản phẩm và hàng hóa gây mất rừng, suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Trong đó, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ là những ngành hàng chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi quy định này. Đây là một phần trong chiến lược giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ đa dạng sinh học, và thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu minh bạch, bền vững.

Nông sản Việt Nam tuân thủ chặt chẽ đạo luật chống phá rừng của EU - Ảnh 1.

Nông dân xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) thu hoạch cà phê. Ảnh: T.L

Tại hội thảo, TS. Rui Ludovino – Tham tán thứ nhất về Hành động Khí hậu, Môi trường, Việc làm và Chính sách xã hội (Phái đoàn EU tại Việt Nam) cho biết, quy định về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của EU (EUDR) lẽ ra bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/12/2024. Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu (EC) đã bỏ phiếu thông qua đề xuất hoãn thực thi EUDR tại kỳ họp ngày 13-14/11/2024, thời hạn hoãn là 12 tháng.

Như vậy, các nhà xuất nhập khẩu và thương nhân lớn khi giao thương với thị trường EU sẽ phải tuân thủ Quy định này từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thêm thời gian đến ngày 30/6/2026. Thời gian bổ sung này sẽ giúp các nhà vận hành trên toàn cầu thực hiện quy định một cách thuận lợi, suôn sẻ ngay từ đầu mà không làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Quy định.

“EU cam kết tiếp tục hỗ trợ các bên liên quan tại Việt Nam bằng cách cung cấp các công cụ và thông tin cần thiết để hiểu rõ EUDR, một yếu tố quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu nạn phá rừng và suy thoái rừng. EU sẽ tận dụng khoảng thời gian này để tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia thứ ba và các đối tác khác; đồng thời tiếp tục triển khai các dự án đối thoại và hợp tác hiện có, tập trung vào tính hợp pháp, truy xuất nguồn gốc, và sự hòa nhập của các hộ sản xuất nhỏ, cùng nhiều yếu tố quan trọng khác”, TS. Rui Ludovino nhấn mạnh.

Chủ động đáp ứng yêu cầu của EUDR

Phát biểu tại hội thảo, ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, khẳng định: “Mặc dù, Ủy ban châu Âu (EC) lùi thời gian áp dụng EUDR, song Việt Nam không chờ đợi mà đã chủ động đáp ứng các yêu cầu của EUDR. Sự chủ động này thể hiện quyết tâm xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, minh bạch và không phá rừng, góp phần củng cố vị thế nhà cung cấp nông sản trách nhiệm trên thị trường quốc tế”.

Tháng 7/2023, Việt Nam đã ban hành Khung Kế hoạch hành động thích ứng với EUDR, sau đó Bộ trưởng gửi thư cho Chủ tịch UBND các tỉnh đề nghị phối hợp triển khai khung Kế hoạch hành động này.

Nông sản Việt Nam tuân thủ chặt chẽ đạo luật chống phá rừng của EU - Ảnh 2.

Luật chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR- EU Deforestation Regulation) được chuyên gia cảnh báo có khả năng làm bùng nổ sản lượng cà phê toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Nông dân Lâm Đồng thu hoạch cà phê (Văn Long)

Về lộ trình thực thi các giải pháp kỹ thuật thích ứng với EUDR tại Việt Nam, ông Nguyễn Trung Kiên (Vụ Hợp tác quốc tế) cho biết, nhiều ngành hàng nông sản tại Việt Nam như cà phê, cao su đã triển khai lộ trình thích ứng với EUDR.

Ví dụ đối với cà phê, nhóm PPP ngành hàng cà phê do Cục Trồng trọt, Công ty Néstle và Tập đoàn JDE đồng chủ trì làm đầu mối triển khai các hoạt động thích ứng EUDR. Từ tháng 1 – 7/2024, nhóm này đã triển khai giải pháp thí điểm đáp ứng yêu cầu của EUDR tại Đắk Lắk, Lâm Đồng. Tháng 2/2024, thành lập liên minh công tư nhằm chia sẻ và bảo mật thông tin, dữ liệu về xây dựng hệ thống rừng và vùng sản xuất đáp ứng EUDR tại 2 tỉnh trên, đồng thời dự kiến mở rộng sang Gia Lai.

Nhóm PPP ngành lâm nghiệp đã thành lập Tổ công tác xây dựng và thực hiện Kế hoạch thích ứng với EUDR của Cục Lâm nghiệp ngày 3/7/2024. Nhóm này đã xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đáp ứng Quy định EUDR cho các ngành hàng cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su. Đồng thời, chủ động xây dựng các gói giải pháp kỹ thuật và gửi cho EC đề nghị phản hồi.

Có thể nói, việc thích ứng với EUDR tại Việt Nam đang có nhiều thuận lợi, đơn cử Việt Nam đã dừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên từ năm 2014; Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quen với Quy chế gỗ 995/2010 của EU, đã thực thi Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA /FLEGT), thực thi Thỏa thuận Gỗ với Hoa Kỳ nhằm kiểm soát khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp…

Về những khó khăn trong quá trình thích ứng với EUDR, đại diện Cục Lâm nghiệp cho biết cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp vẫn còn thiếu, không đồng nhất, chưa có bản đồ ranh giới rừng 2020 đáp ứng yêu cầu của EUDR. Trong khi đó, chuỗi cung các ngành hàng nông sản tại Việt Nam thường dài, phức tạp, nhỏ lẻ, việc tuân thủ truy xuất hạn chế. EU chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp và chỉ số giám sát thực hiện EUDR.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cho rằng, sản phẩm muốn xuất khẩu vào EU phải chứng minh không phá rừng/không làm suy thoái rừng thông qua bản đồ rừng, bản đồ cà phê, lô thửa/thông tin từng lô thửa vùng trồng của nông hộ/trang trại. “Những quy định đó phải chứng minh hết sức vất vả, tốn nhiều công sức nên phía EU mới lùi lại một năm”, ông cho biết.

Từ năm 2023 đến nay, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã và đang đẩy mạnh triển khai trên thực địa, nhưng không thể nhanh được. Bởi, thứ nhất, phải xem xét tình trạng bản đồ rừng, bản đồ vùng trồng cho chính xác và phải được EU thừa nhận là đúng; thứ hai, phải điều tra/thống kê thông tin các trạng trại/nông hộ. Các chuyên gia, doanh nghiệp đều khẳng định, đa phần diện tích ngành cà phê Việt Nam không liên quan phá rừng/không làm suy thoái rừng, vấn đề là chúng ta phải chứng minh điều đó.

TS. Rui Ludovino đánh giá: “So với các quốc gia khác, Việt Nam và doanh nghiệp liên quan đã có sự chuẩn bị tốt nhất, nhờ sự hỗ trợ tích cực từ Bộ NNPTNT, các hiệp hội ngành hàng và nhất là bản thân các doanh nghiệp”.





Nguồn: https://danviet.vn/7-nhom-nong-san-viet-nam-nam-trong-pham-vi-kiem-soat-cua-quy-dinh-chong-pha-rung-do-la-nhom-nao-20241120234402643.htm

Cùng chủ đề

Cà phê hòa tan có khác gì về lợi ích so với cà phê pha phin?

Cà phê hòa tan là một giải pháp phổ biến dành cho những người cần bổ sung caffeine trong lúc cần thiết bởi có thể pha chế dễ dàng. Sự khác nhau giữa cà phê hòa tan và cà phê thông thườngMặc dù cà...

Giao tranh 158 lần ở tiền tuyến, châu Âu cân nhắc mua khí đốt Nga?

Nga tiếp tục dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích các cơ sở quân sự - công nghiệp và các xưởng lắp ráp UAV của Ukraine, trong khi Kyiv cáo buộc đối phương tấn công trúng một tòa chung cư. ...

Khách đi cà phê choáng ngợp vì như bị lạc giữa rừng nguyên sinh

TPO - Ngày 30/1 (tức mùng 2 Tết), khá đông du khách tìm đến không gian cà phê được thiết kế như một khu rừng nguyên sinh nằm ở TP. Thủ Đức, TPHCM. 30/01/2025 | 19:08 TPHCM: TPO - Ngày 30/1 (tức mùng 2 Tết), khá đông du khách tìm...

EU thúc đẩy đàm phán kết nạp Ukraine

(Dân trí) - Ủy viên phụ trách mở rộng EU Marta Kos cho biết Brussels đang chuẩn bị đẩy nhanh các cuộc đàm phán về tư cách thành viên cho Ukraine bằng cách mở 2 vòng đàm phán vào giữa năm nay. Gia nhập EU bao gồm việc hoàn thành 6 vòng đàm phán gồm 35 chương với nhiều yêu cầu khác nhau. Cho đến nay, Ukraine vẫn chưa mở một vòng đàm phán nào."Từ quan điểm kỹ thuật, chúng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Độc đáo phiên chợ “choảng nhau” càng to thì càng được may mắn ở Thanh Hóa

Thành thông lệ vào mùng 6 Tết hàng năm là người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa để hợp phiên chợ "mua may, bán rủi". Người dân nơi đây quan niệm năm nào ở chợ "choảng nhau" càng to thì năm đó làm ăn được nhiều may...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

1.000 học sinh Trường THPT IVS và tiết học đầu Xuân cùng Hoa hậu yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền

Ngay sau Tết Ất Tỵ 2025, Trường IVS đã có một tiết học rất đặc biệt, tập luyện với cô giáo, hoa hậu Yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền. ...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Cùng chuyên mục

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Đắk Lắk: 5 ngày nghỉ Tết đón 180 nghìn lượt khách, thu 60 tỷ đồng

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Nhân kỷ...

Mới nhất

Đón Xuân, rinh lộc vàng tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ

Cơ hội "rinh" hàng ngàn phần quà may mắn đầu năm đang chờ đón bạn tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ. Bên cạnh những ưu đãi độc quyền hấp dẫn, khách hàng còn được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc từ dàn “anh trai” đình đám và tham gia chuỗi hoạt động trải nghiệm thú...

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc tết Kiểm toán nhà nước nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ

Chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). ...

Bé gái 7 tuổi trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã được xuất viện

Đến ngày 3-2, tình trạng sức khỏe của bé gái N.N.D., 7 tuổi, trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã ổn định, được các bác sĩ cho ra viện. ...

Mới nhất