Trang chủNewsKinh tếDoanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường

Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường

Khu vực doanh nghiệp nhà nước đang được nhắc tên khi hàng loạt dự án quy mô lớn, quan trọng của đất nước tiếp tục được đặt lên đường ray, chuẩn bị thế và lực cho kỷ nguyên vươn mình.

Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường – Bài 1: Kỳ vọng trở lại đường ray phát triển

Khu vực doanh nghiệp nhà nước đang được nhắc tên khi hàng loạt dự án quy mô lớn, quan trọng của đất nước tiếp tục được đặt lên đường ray, chuẩn bị thế và lực cho kỷ nguyên vươn mình.

Mục tiêu tăng trưởng đầy quyết tâm của đất nước năm 2025 và giai đoạn tiếp theo thêm một lần nữa đặt khu vực doanh nghiệp nhà nước, với vài triệu tỷ đồng tài sản và hàng chục năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, vào điểm “khai hỏa”.

Nhưng cũng thêm một lần nữa, đòi hỏi gỡ điểm nghẽn thể chế cho doanh nghiệp nhà nước trở nên cấp bách khi sứ mệnh của khu vực doanh nghiệp này là đầu tư kiến tạo phát triển, chứ không đơn thuần là đầu tư kinh doanh.





Nền kinh tế cần có một tập đoàn công nghiệp – dịch vụ đường sắt Việt Nam với năng lực hoàn toàn mới để đảm nhận vai trò đầu tư phát triển

Bài 1: Kỳ vọng trở lại đường ray phát triển

Khu vực doanh nghiệp nhà nước đang được nhắc tên khi hàng loạt dự án quy mô lớn, quan trọng của đất nước tiếp tục được đặt lên đường ray, chuẩn bị thế và lực cho kỷ nguyên vươn mình.

Thời điểm vàng

Trong đợt làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, Dự án Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ được trình Quốc hội. Cũng trong thời gian đó, các đại biểu Quốc hội sẽ có cuộc thảo luận tại tổ về dự luật này.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhắc đến lịch trình làm việc của Quốc hội với nhiều kỳ vọng. “Phải gỡ bằng được điểm nghẽn thể chế cho doanh nghiệp nhà nước. Đã đến lúc khu vực này phải là đầu tàu, góp mặt vào các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, chứ không thể ôm mãi nỗi ấm ức của ‘người khổng lồ, chân đất sét’”, TS. Cung đặt vấn đề.

Tuần trước, khi chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được các đại biểu Quốc hội thảo luận, ông Cung và một số chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi gay cấn. Nhiều ý kiến cho rằng, với tổng vốn đầu tư lên tới khoảng 150 tỷ USD trong giai đọan 2025-2030 (bao gồm cả đường sắt đô thị), lên tới 312 tỷ USD đến năm 2050, kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp đường sắt chính thức bắt đầu.

Cùng với không gian phát triển rộng mở của nhiều ngành kinh tế, nhiều cực tăng trưởng mới được kích hoạt, cơ chế mới đang được thiết kế với tư duy huy động mọi nguồn nội lực, cộng đồng doanh nghiệp Việt đứng trước cơ hội được thử sức trong sân chơi mới, đẳng cấp mới…

Nhưng điều mà vị chuyên gia về doanh nghiệp Việt đặt kỳ vọng hơn cả trong trang mới của lịch sử hơn 150 năm đường sắt Việt Nam, tính từ khi khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên nối Sài Gòn với Mỹ Tho vào năm 1881, đó là thời điểm vàng để Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đứng lên đường hoàng trong vị thế là doanh nghiệp đi đầu về nhân lực, nguồn lực, công nghệ trong hệ sinh thái công nghiệp – dịch vụ đường sắt.

Lý do không chỉ là dự kiến VNR tiếp nhận quản lý, vận hành và khai thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến; nhận giao toàn bộ phương tiện, thiết bị để khai thác và chịu trách nhiệm trả nợ chi phí đầu tư. Quan trọng là, nền kinh tế cần có một tập đoàn công nghiệp – dịch vụ đường sắt Việt Nam với năng lực hoàn toàn mới để đảm nhận vai trò đầu tư phát triển, tham gia giai đoạn đầu tư có rủi ro cao cho đến việc chuẩn bị năng lực để làm chủ công nghệ bảo trì, bão dưỡng…

“Đây là nhiệm vụ trước tiên của VNR, phải làm những công việc khó, việc lớn nhất, chứ không chỉ là các hoạt động kinh doanh thuần túy”, ông Cung làm rõ quan điểm.

Cơ hội lớn

Không chỉ VNR, cơ hội lớn đang gọi tên nhiều doanh nghiệp nhà nước.

Giữa tháng 10/2024, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp mạng 5G, phủ sóng tại 63 tỉnh, thành phố. Với động thái này, sau khi đi chậm với 2G, 3G và cả 4G, lần đầu tiên Việt Nam đi cùng thế giới trong việc ứng dụng công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng 4.0, trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất… Đây cũng là cơ sở để Viettel được nhắc tên trong danh sách các doanh nghiệp tham gia dự án đường sắt cao tốc, với vị trí tiên phong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ…

Lịch sử đã chỉ ra một quy luật bất biến, đó là mỗi khi có sự đột phá về công nghệ hay có cuộc cách mạng công nghiệp, thì bước ngoặt phát triển cho các quốc gia, dân tộc và các doanh nghiệp xuất hiện. Lần này, “con tàu” cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với các xu hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số… dành nhiều ghế ưu tiên cho các quốc gia và doanh nghiệp có khả năng sáng tạo, đi đầu trong phát triển, ứng dụng công nghệ mới…

Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước đang hội tụ nhiều điều kiện cần để có chỗ trên con tàu này. Nhất là sau giai đoạn dịch bệnh, sức khỏe, năng lực của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bị bào mòn đáng kể. Tỷ lệ đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, cần thời gian để hồi phục.

Không phải lần đầu ông Cung nhắc đến thời cơ lớn để doanh nghiệp nhà nước trở lại đường ray phát triển. Năm 2018, khi các cuộc tọa đàm về cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu được dấy lên, ông Cung gần như là người “đi ngược dòng” gọi tên khu vực doanh nghiệp nhà nước. Thời điểm đó, sự “khuấy đảo” của Viettel ở nhiều thị trường viễn thông di động trên thế giới đã trở thành hình mẫu đảm bảo. Đến giờ, TS. Nguyễn Đình Cung vẫn nhìn thấy rõ các điều kiện đó.

Theo số liệu mới nhất, tổng tài sản của khu vực doanh nghiệp nhà nước đến hết năm 2023 đạt trên 3,89 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm 2023. Riêng các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con có tổng tài sản là 3,57 triệu tỷ đồng, trong đó tổng vốn chủ sở hữu là 1,64 triệu tỷ đồng, chiếm 90% tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước.

Giai đoạn 2021-2023, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước duy trì nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp. Khu vực này đóng góp khoảng 28% thu ngân sách nhà nước; thu hút khoảng 0,7 triệu lao động, chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp…

“Với nguồn lực, vốn và nhân lực chuyên môn, doanh nghiệp nhà nước có điều kiện hơn cả trong cộng đồng doanh nghiệp Việt, để trở thành nhà đầu tư lớn, dẫn dắt, hỗ trợ quá trình đổi mới, sáng tạo, tăng năng suất của các ngành kinh tế trọng điểm”, ông Cung nhấn mạnh.

Cách đây 6 năm, khi nói về cơ hội của doanh nghiệp nhà nước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đây cũng là những điều được vị chuyên gia này nhắc đến. Nhưng lần này, các điều kiện mạnh mẽ hơn nhiều.

Bức tranh hoàn toàn mới

Không còn bất cứ lấn cấn nào về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, nhất là sau khi có Nghị quyết 12-NQ/TW năm 2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực ở trong dân.

(Trích bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV)

Các chuyên gia kinh tế đều nhắc tới điều kiện mấu chốt này khi bàn về cơ hội của doanh nghiệp nhà nước. Hơn thế, vị trí, vai trò này có thể hình dung rất rõ thông qua các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể được quyết nghị trong Nghị quyết 68/2022/NQ-CP (về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ).

Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước sẽ là khu vực có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao qua đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ; sẽ có một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy mô lớn, có năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo để đầu tư phát triển trong một số ngành, lĩnh vực mới hoặc có tính chất quan trọng của nền kinh tế như năng lượng (trong đó ưu tiên năng lượng tái tạo, năng lượng sạch), kết cấu hạ tầng quốc gia, tài chính, công nghiệp viễn thông, công nghiệp bán dẫn, công nghệ lõi…

Đặc biệt, 100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước ứng dụng quản trị trên nền tảng số, thực hiện quản trị doanh nghiệp tiệm cận các nguyên tắc quản trị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD); 100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty có dự án triển khai mới, trong đó có một số dự án đầu tư tiêu biểu, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa, mang thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước.

Tham vọng hơn, có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ USD. 100% doanh nghiệp nhà nước có định hướng và thực hiện chuyển dịch đầu tư, hướng đến các dự án đầu tư, sử dụng công nghệ xanh, sạch và giảm thải khí carbon…

Phải nhấn mạnh, các mục tiêu trên đều sẽ phải hoàn thành vào năm 2025, nghĩa là chỉ còn một năm nữa, theo phân giao của Nghị quyết 68/2022/NQ-CP.

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đặc biệt quan tâm đến bối cảnh và thời hạn hoàn thành các mục tiêu, tiêu chí này. Theo ông, không có thời điểm nào tốt hơn để nói về thời của doanh nghiệp nhà nước với chiếc áo thực sự phù hợp.

“Áp lực phải hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu rất tham vọng của khu vực này cũng như các mục tiêu tăng trưởng rất cao của năm 2025 đang được hậu thuẫn bởi tư duy đột phá mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đó là gỡ điểm nghẽn thế chế. Việc sửa Luật Quản lý và Sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (Luật 69) sẽ là bước tiên phong”, ông Phúc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Phúc nói, VNR và các doanh nghiệp nhà nước khác đang có cơ hội để trở thành “một Viettel”, nhưng rất có thể lỡ chuyến tàu lịch sử, như đã từng…

(Còn tiếp)





Nguồn: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-nha-nuoc-phai-duoc-lam-nhung-viec-khac-thuong—bai-1-ky-vong-tro-lai-duong-ray-phat-trien-d230230.html

Cùng chủ đề

Viettel đảm bảo sóng 5G xuyên suốt các sự kiện lễ hội đón Tết Ất Tỵ 2025

Nắm bắt nhu cầu sử dụng mạng di động của người dân tại các sự kiện, lễ hội xuyên suốt dịp Tết Ất Tỵ 2025, Viettel đã và tiếp tục tăng cường chất lượng mạng 5G cho quy mô hàng trăm nghìn người tại các sự kiện cuối năm. Dịp Tết Ất Tỵ 2025, để đảm bảo trải nghiệm xuyên suốt tại các điểm lễ hội, Viettel đã điều động các trạm 5G cấu hình cao và hiện đại nhất...

Viettel IDC khẳng định vị thế làm chủ công nghệ Việt Nam

Tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI vừa diễn ra, 2 sản phẩm tiêu biểu của Viettel IDC đã đạt top 10 tại giải thưởng "Make in Viet Nam 2024". Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024, tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc tại Việt Nam, tạo...

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam: Bước khởi đầu đầy hứa hẹn

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam hiện đang tham gia vào các công đoạn: thiết kế, kiểm thử, đóng gói vi mạch, sản xuất thiết bị và...

Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tài chính số MB tại các cửa hàng Viettel

Từ tháng 12/2024, người dùng MB đã có thể thực hiện giao dịch tài chính tại 2.000 cửa hàng, siêu thị, bưu cục thuộc hệ thống Viettel Store và Viettel Post để thực hiện các giao dịch như tại ngân hàng MB. Trong bối cảnh nhu cầu giao dịch tài chính gia tăng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, việc tích hợp các giải pháp tài chính số vào hạ tầng giao dịch...

Thủ tướng họp bàn kết thúc Ủy ban vốn, chuyển 19 tập đoàn tổng công ty

Việc sắp xếp mô hình, tổ chức với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải trên tinh thần 'đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết' để vốn nhà nước phát triển tốt nhất. Chiều 6-1, Thủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng Ngãi

Chủ tịch tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương thực hiện Dự án Đường ven biển đoạn cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi với chiều dài hơn 3 km, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.080 tỷ đồng. Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng NgãiChủ tịch tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương thực hiện Dự án Đường ven biển đoạn cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi với...

Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền Bắc

Với các dự án khu đô thị đẳng cấp và chiến lược tiên phong trong ngành bất động sản, Gamuda Land đang tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, một trong những thị trường bất động sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền BắcVới các dự án khu đô thị đẳng cấp và chiến lược tiên phong...

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025

Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất tỵ 2025, UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất tỵ 2025, UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức gặp...

Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025

SSI Digital Ventures được quản lý bởi SSIAM. Nền tảng đầu tư này thành lập với mục tiêu hỗ trợ các start-up công nghệ xây dựng giá trị bền vững thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo. Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025SSI Digital Ventures được quản lý bởi SSIAM. Nền tảng đầu tư này thành lập với mục tiêu hỗ trợ các start-up công nghệ xây dựng giá...

Nhiều vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia dịp cận Tết

Vào những ngày cận Tết, Bệnh viện Việt Đức ghi nhận một lượng lớn ca cấp cứu, trong đó tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia chiếm phần lớn, tiếp theo là các tai nạn sinh hoạt và các sự cố liên quan đến pháo nổ tự chế. Tin mới y tế ngày 25/1: Nhiều vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia dịp cận TếtVào những ngày cận Tết, Bệnh viện Việt Đức ghi nhận...

Bài đọc nhiều

Fed tiếp tục giảm lãi suất sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong năm, với mức điều chỉnh giảm 25 điểm phần trăm. Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định lý do Fed giảm lãi suất đến từ việc lạm phát lõi giảm xuống 2,6% và hướng đến 2% vào năm nay. Vì thế, Fed không còn quá lo ngại về lạm phát.Tuy vậy, bất chấp việc Fed giảm lãi suất,...

Vinfast ra mắt xe máy Motio dành cho học sinh

Ngày 12/01/2025, VinFast chính thức ra mắt Motio - dòng xe máy điện sành điệu, nổi bật, chuẩn phong cách năng động và hiện đại dành cho lứa tuổi học sinh. Với mức giá hợp lý, chỉ 17.900.000...

Tỷ phú USD bất động sản xoay xở với nợ khủng gần 200 ngàn tỷ

Sụt giảm hơn 400 triệu cổ phiếu Bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh, con gái ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) - vừa đăng ký bán 9,1 triệu cổ phiếu NVL theo phương thức thỏa thuận, dự kiến từ ngày 9/5-6/6. Thông tin ông Bùi Thành Nhơn và những người liên quan đăng ký bán/bán cổ phiếu Novaland là điều thường thấy trong khoảng 2 năm...

Hợp tác với CVS, “kỳ lân” MoMo chính thức ra mắt sản phẩm chứng khoán

Hợp tác với CVS, “kỳ lân” MoMo chính thức ra mắt sản phẩm chứng khoánVới việc tích hợp thêm sản phẩm chứng khoán CVS ngay trên siêu ứng dụng, MoMo tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái tài chính - đầu tư, thúc đẩy tài chính toàn diện. Dự kiến, trong thời gian tới, thông qua ví MoMo, CVS sẽ cung cấp dịch vụ cho...

Cùng chuyên mục

Phá kỷ lục 3 tháng

Giá vàng chiều nay 26/01/2025: Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh dù thị trường vàng thế giới có dấu hiệu chững lại. Giá vàng trong nước chiều nay Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 26/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết...

Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền Bắc

Với các dự án khu đô thị đẳng cấp và chiến lược tiên phong trong ngành bất động sản, Gamuda Land đang tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, một trong những thị trường bất động sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền BắcVới các dự án khu đô thị đẳng cấp và chiến lược tiên phong...

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025

Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất tỵ 2025, UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất tỵ 2025, UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức gặp...

Giá chuối xanh lên đến 1 triệu đồng/nải ở chợ Tết Ất Tỵ, dân vẫn tranh mua

Dân buôn báo giá chuối xanh nải lẻ quả từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu đồng ở chợ ngày 27 Tết Ất Tỵ khiến nhiều người choáng váng. Thế nhưng, những nải chuối này vẫn được mọi người tranh nhau mua. Trưa 27 tháng Chạp, tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), chị Phùng Thị Thảo tạt vào hàng trái cây chọn mua nải chuối làm mâm ngũ quả thờ Tết. Vừa hỏi giá chuối xanh, chị được...

Mới nhất

Không bận tâm lời dị nghị, bố mẹ phản ứng bất ngờ

Chênh lệch nhau 16 tuổi, bạn gái từng có 2 đời chồng, do đó chuyện tình của "phi công" 9x và người yêu U50 càng được nhiều người quan tâm. ...

Trưng bày Mỹ thuật – Nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2024

Sáng 23.1, Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức “Trưng bày, triển lãm các tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”. ...

“Lạnh nhiều hơn nóng”, nụ chậm bung bông, khiến dân trồng mai vàng Bình Định chật vật

Nhiều nhà vườn trồng mai ở TX.An Nhơn, tỉnh Bình Định (thủ phủ mai vàng miền Trung) đang tất bật bán mai dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay, thời tiết diễn...

Cua Cà Mau lập kỷ lục vượt mốc 1,1 triệu đồng/kg

Giá cua biển thương phẩm tăng mạnh vào những ngày giáp Tết giúp nhiều nông dân Cà Mau phấn khởi thu hoạch bán kiếm tiền ăn Tết. ...

Cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn dài, các tuyến phố trong nội đô thông thoáng khác lạ ngày 27 Tết

Ngày 27 Tết Nguyên đán 2025, một số cửa ngõ Hà Nội ùn dài, tuy nhiên các tuyến phố trong nội đô lại thông thoáng, không còn tình trạng kẹt xe nghiêm trọng như những ngày trước. ...

Mới nhất