Trang chủNewsThời sựTrao đổi kinh nghiệm phát triển thị trường các-bon với New Zealand

Trao đổi kinh nghiệm phát triển thị trường các-bon với New Zealand

(TN&MT) – Ngày 19/11, bên lề Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 29) tại Azerbaijan, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã có cuộc gặp song phương với ông Simon Watts – Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu New Zealand.

Tại cuộc gặp, hai bên đã cùng trao đổi về nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu của mỗi quốc gia và những hoạt động hợp tác song phương thời gian qua. Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu và đã có những cam kết mạnh mẽ, bao gồm cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và kế hoạch triển khai tổng thể.

z6051098625905_9d0408cd6332528ed9840473278e14c9.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại cuộc gặp song phương

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020 và sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Trong đó có sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý tín chỉ các-bon và trao đổi tín chỉ với quốc tế. Theo kế hoạch, Việt Nam dự kiến thí điểm phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các cơ sở vào năm 2025, và mong muốn học hỏi kinh nghiệm của New Zealand trong việc vận hành, phát triển thị trường các-bon.

Bộ trưởng Simon Watts chia sẻ, New Zealand có hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính lâu đời thứ hai trên thế giới nên có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm với Việt Nam. Phía New Zealand đề xuất, hai Bộ có thể đưa nội dung này vào Thỏa thuận hợp tác vào năm tới, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng New Zealand đến Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao của 2 nước. Đây sẽ là một trong những văn kiện chính được ký kết dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo cấp cao hai nước.

z6051091364804_7b5724d061eb3d8cc40e37264b4dce21.jpg
Ông Simon Watts – Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu New Zealand chia sẻ những thế mạnh của New Zealand trong ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường

Theo ông Simon Watts, giảm phát thải trong nông nghiệp có thể là ưu tiên hợp tác của hai nước trên cơ sở các thế mạnh sẵn có. Tại COP 29 lần này, New Zealand đã quyết định đóng góp 20 triệu USD cho Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để hỗ trợ các nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á, và ủng hộ việc thiết lập một mục tiêu tài chính khí hậu toàn cầu mới cho giai đoạn sắp tới.

Tại buổi tiếp, hai bên còn đề cập đến tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu nói riêng và lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung. Một số đề xuất của Thỏa thuận hợp tác chung của hai Bộ dự kiến bao gồm: Đối thoại chính sách về biến đổi khí hậu và hợp tác kỹ thuật về trao đổi tính chỉ các-bon và thực hiện Điều 6 Thỏa thuận Paris; chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu và nghiên cứu khí hậu; các giải pháp dựa vào tự nhiên trong việc quản lý rừng bền vững, các-bon xanh; giảm phát thải khí nhà kính; hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường….

z6051093792588_2dd67a1c6eebe8201d20c3a1804465ac.jpg
Quang cảnh cuộc gặp song phương

Với một số ưu tiên trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị phía New Zealand hỗ trợ Việt Nam triển khai các cam kết của Việt Nam tại COP26, thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Đóng góp do quốc gia tự quyết định năm 2020, 2022 và thực hiện NDC3.0 cho giai đoạn 2025-2035 Việt Nam đang xây dựng.

New Zealand chính thức vận hành thị trường các-bon nội địa từ năm 2008. Phạm vi của thị trường các-bon của New Zealand bao gồm lĩnh vực năng lượng, quá trình công nghiệp, nhiên liệu hóa thạch, chất thải, lâm nghiệp. New Zealand là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đưa lĩnh vực lâm nghiệp vào trong phạm vi thị trường các-bon và dự kiến sẽ đưa tiếp lĩnh vực nông nghiệp vào thị trường từ năm 2026. Hiện nay, Bộ Biến đổi khí hậu đang được giao trách nhiệm phụ trách tổng thể về thị trường các-bon của New Zealand.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/trao-doi-kinh-nghiem-phat-trien-thi-truong-cac-bon-voi-new-zealand-383394.html

Cùng chủ đề

Cẩn trọng với hiện tượng ‘rò rỉ carbon’ và ‘rửa xanh’

Các khoản đầu tư vào tín chỉ carbon nếu không được quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng “rửa xanh”, nơi các công ty hoặc quốc gia tuyên bố giảm phát thải nhưng thực tế chỉ chuyển trách nhiệm phát thải sang nơi khác. Đây còn gọi là hiện tượng “rò rỉ carbon”, ông Bertrand Badré, cựu Giám đốc Tài chính của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh trong bài thảo luận tại Hội nghị Quốc tế...

Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Tại Hội nghị COP29, các quốc gia đã đồng ý mục tiêu tài chính hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. Reuter cập nhật ngày 25/11 cho biết theo một thỏa thuận đạt được tại hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP29) ở Baku (thủ đô của Azerbaijan), các quốc gia đã đồng ý mục tiêu...

Thị trường mua bán tín chỉ carbon toàn cầu sẽ hoạt động như thế nào?

(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon. ...

Số tiền cam kết về khí hậu tăng thêm 200 tỉ USD, nhưng còn quá ít

Gần 200 quốc gia hôm nay 24.11 đã phê duyệt một thỏa thuận tài chính về khí hậu, nhưng có một số nước không hài lòng về số tiền các nước phát triển cam kết đóng góp. ...

Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội nghị giữa hai Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ và Quốc hội chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9

Sáng 6/2, tại Nhà Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Đảng uỷ Chính phủ với Ban Thường vụ Đảng uỷ Quốc hội về kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. ...

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm...

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt...

Quyết tâm xây dựng Đảng bộ Chính phủ trong sạch, vững mạnh, ‘chỉ bàn làm, không bàn lùi’

Chiều 5/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Cùng với bám sát các chương trình...

Thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Hội đồng). ...

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025: Kinh tế

(TN&MT) - Chiều 5/2, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, cũng là buổi họp báo đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Tiền gửi khách hàng vào Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank ra sao?

(Dân trí) - 4 ngân hàng có vốn Nhà nước năm 2024 hút hơn 7 triệu tỷ đồng tiền gửi khách hàng, nhiều hơn tổng số tiền gửi của khách hàng vào tất cả ngân hàng còn lại. 4 ngân hàng lớn hút hơn 7 triệu tỷ đồng tiền gửi Agribank chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024. Tuy nhiên, theo số liệu tạm thời do ngân hàng này chia sẻ, đơn vị này dẫn đầu về lượng tiền...

Cùng chuyên mục

Hãng hàng không điều hơn 1.000 chuyến bay rỗng đón khách dịp Tết

(NLĐO) - Vietnam Airlines đã điều động hơn 1.000 chuyến bay một chiều không hành khách (ferry) để máy bay kịp thời quay lại các sân bay đang đông khách chờ đợi ...

Ông Zelenskyy thừa nhận Ukraine khó trụ vững nếu không có Mỹ

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày 5/2 khẳng định sự viện trợ của Mỹ vẫn là "không thể thiếu" đối với Ukraine, trong bối cảnh Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) bị đình chỉ hoạt động. ...

Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp, hoàn thiện thể chế, cơ chế vận hành các cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng...

Thủ Đức cần 78.000 tỷ đồng cho những dự án giao thông nào?

Thành phố Thủ Đức cần 78.000 tỷ đầu tư vào dự án giao thông lớn để thay đổi bộ mặt thành phố. ...

Nguyên Chủ tịch UBND TP Nha Trang bị kiểm tra dấu hiệu vi phạm tại dự án nhà ở

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa có kết luận kiểm tra dấu hiệu vi phạm với 5 cán bộ, trong đó có nguyên Chủ tịch UBND TP Nha Trang liên quan dự án nhà ở Phước Đồng tại TP Nha Trang. Thông tin trên vừa được Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Khánh Hòa đưa ra tại kết luận về việc xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm liên quan đến...

Mới nhất

5 chủ nhân giải thưởng VinFuture được vinh danh tại giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025

Các chủ nhân giải thưởng chính VinFuture 2024 vừa được vinh danh tại giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về kỹ thuật 2025 danh giá vì những phát minh kiến tạo nên công nghệ học máy hiện đại. ...

‘Nữ tướng’ U80 của REE nhận lương 832 triệu trong hơn một tháng làm tổng giám đốc

Công ty cổ phần Cơ điện lạnh - REE - vừa trải qua quý cuối năm 2024 với kết quả tích cực. Tổng thù lao, thu nhập của lãnh đạo cũng tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. ...

TPHCM công bố thông tin tuyển sinh lớp 10 và lớp 6

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026 sẽ diễn ra trong hai ngày 6-7/6...

VNPAY cảnh báo chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua đặt phòng khách sạn trên facebook

Gần đây, nhiều khách hàng sập bẫy lừa đảo khi đặt phòng khách sạn và khu nghỉ dưỡng qua các trang Facebook giả mạo. Kẻ gian yêu cầu chuyển khoản đặt cọc, sau đó biến mất không dấu vết, khiến nạn nhân mất tiền oan. Cụ thể, một fanpage giả mạo đã được lập với danh nghĩa Spa &...

Mới nhất