Trang chủNewsThời sự"Đặt bài, giao việc" cho tư nhân tham gia đường sắt tốc...

“Đặt bài, giao việc” cho tư nhân tham gia đường sắt tốc độ cao

Thảo luận tại nghị trường về chủ trương thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, nhiều đại biểu đề nghị cần đặt hàng doanh nghiệp trong nước tham gia và sử dụng nguồn vốn trong dân.

Phát huy sức mạnh nhân dân

Góp ý tại hội trường, đại biểu Hà Đức Minh (đoàn Lào Cai) cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam yêu cầu một khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến khoảng hơn 67 tỷ USD.

Theo phân tích trong tờ trình của Chính phủ, hiện nay chúng ta có dư địa rất tốt về khả năng huy động vốn và an toàn về nợ công. Trần nợ công cho phép là 60%, nhưng thực tế hiện nay chúng ta đang chỉ có 37%, như vậy vẫn còn dư địa là 23%.

Đại biểu Hà Đức Minh (đoàn Lào Cai) phát biểu tại hội trường.

Đại biểu cho rằng dù chúng ta có nhiều sự lựa chọn vay nợ để đầu tư cho dự án, nhưng trước hết cần huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân.

Để làm được điều này, đầu tiên cần nâng cao nhận thức, tạo dựng niềm tin vững chắc của người dân về tầm quan trọng và lợi ích to lớn mà tuyến đường sắt này mang lại. Từ đó, Chính phủ có phương án cụ thể về thu hút nguồn vốn trong nhân dân.

Đại biểu đoàn Lào Cai đề nghị có thể thu hút nguồn vốn trong nhân dân thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất hấp dẫn, đảm bảo an toàn để khuyến khích người dân tham gia.

“Như vậy, không chỉ phát huy được sức mạnh của Nhân dân trong việc huy động nguồn lực tài chính, mà còn khơi dậy lòng tự hào, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của mỗi người dân đối với sự phát triển bền vững của đất nước”, ông Minh cho biết.

Dẫn phát biểu của Tổng Bí thư, dự án đường sắt tốc độ cao là công trình đặc biệt quan trọng đối với phát triển đất nước, góp phần nâng tầm vị thế, cơ đồ của quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cần phải quyết tâm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sớm hơn, nếu được vào năm 2030 thì sẽ có ý nghĩa, dấu mốc quan trọng khi Đảng ta tròn 100 năm tuổi, không những thế còn tiết kiệm hàng chục tỷ USD, tránh được tình trạng đội vốn gây thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư.

Để thực hiện điều này, đại biểu Minh cho rằng, cần phải có các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm cắt giảm, rút ngắn thời gian triển khai.

Đại biểu đề nghị một trong những cơ chế quan trọng, đó là chỉ định thầu, lựa chọn các tập đoàn doanh nghiệp tầm cỡ trong nước có kinh nghiệm và năng lực để giao nhiệm vụ.

Tuy nhiên các tiêu chí chỉ định thầu cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt nhà thầu phải chứng minh được năng lực, đảm bảo tốt hơn, rẻ hơn và nhanh hơn.

“Khi làm được điều này, không những chúng ta có thể yên tâm về tiến độ, chất lượng dự án mà còn gây dựng được các tập đoàn lớn mạnh, ngang tầm thế giới, góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của đất nước”, đại biểu Minh chia sẻ.

“Đặt bài, giao việc” cho tư nhân tham gia

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đoàn Thái Bình) cũng đề nghị cần tập trung 3 thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên kinh tế tư nhân tham gia xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Ông cho rằng nếu như vậy có thể giúp tiết kiệm 30% so với thành phần kinh tế nhà nước vì theo ông, trình độ của doanh nghiệp lớn và cả doanh nghiệp nhỏ/vừa đã khác trước.

“Nếu ra đề bài một cách căn cơ nghiêm túc, sòng phẳng thì các doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể làm được”, ông Thân khẳng định.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) góp ý tại nghị trường.

Theo đại biểu đoàn Thái Bình, khi các doanh nghiệp lớn tham gia vào dự án, cần theo tinh thần thuê thiết kế độc lập không liên quan tới thầu, kể cả chi phí đắt.

“Chính phủ đặt bài toán với doanh nghiệp tư nhân bằng hợp đồng cụ thể, trả tiền đúng kỳ, hạn, chắc chắn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được. Những gì còn thiếu, doanh nghiệp sẽ chủ động bỏ tiền thuê nước ngoài, còn Chính phủ chỉ kiểm tra giám sát, lo trả tiền”, đại biểu Thân nói.

Nếu huy động doanh nghiệp trong nước thì sẽ tạo hiệu quả tích cực với tinh thần hai bên cùng thắng và chắc chắn sẽ không kéo dài thời gian thực hiện.

Do đó, đại biểu đề nghị đưa đề xuất đặt hàng doanh nghiệp tư nhân này vào nghị quyết và không chỉ viết là tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài nhà nước mà là giao phần việc để tránh lợi ích nhóm.

Về vấn đề vốn, đại biểu cũng cho rằng cần cố gắng hạn chế tối đa nguồn vốn nước ngoài, nên sử dụng nguồn vốn trong dân với lãi suất hấp dẫn.

“Nếu Chính phủ đứng ra bảo lãnh thì hoàn toàn có thể làm được”, ông Thân nói.

Với đề nghị huy động nguồn vốn trong nước, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi) đề nghị đàm phán chắc chắn, thận trọng các nguồn vốn nước ngoài và nên tăng cơ cấu nợ trong nước. Ưu tiên phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài, tăng cường đóng góp của người dân, doanh nghiệp qua các hình thức đóng góp trực tiếp, hoặc quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Huy động sức mạnh nội sinh

Cũng nhấn mạnh nên sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là chủ yếu, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) cho rằng: “Điều này vừa huy động sức mạnh nội sinh, vừa tránh phụ thuộc nước ngoài. Nếu giảm được thời gian thực hiện dự án thì còn giảm được lãi suất”.

Góp ý thêm về công nghệ, bà Thuý chỉ ra trên thế giới có Đức, Ý, Nhật Bản, Pháp là những quốc gia tự phát triển và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao. Còn Tây Ban Nha, Trung Quốc đều nhận chuyển giao công nghệ và tiến tới làm chủ công nghệ.

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) nhấn mạnh nên sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là chủ yếu.

“Có thể thấy, cả thế giới có 4 quốc gia sở hữu công nghệ gốc, còn 2 quốc gia phát triển, sau đó đạt được nhiều thành tựu nổi bật về công nghệ.

Chúng ta nên lựa chọn công nghệ không phải dựa trên giá cả, mà ở góc độ chuyển giao công nghệ và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tự chủ hiện đại hóa công nghiệp đường sắt”, bà Thúy nói.

Về thời gian triển khai và hoàn thành dự án, bà Thúy cho biết, cần đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian.

“Với bài học từ 22 quốc gia đã thực hiện và công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì hoàn toàn chúng ta có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.

Khi nhìn lại quá trình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao ở các quốc gia thì nhận thấy, điểm chung là thời gian chuẩn bị dự án dài, nhưng tiến độ thi công lại rất nhanh. Điều này cho thấy quá trình chuẩn bị dự án cần được coi trọng, xem xét các nguồn lực, các yếu tố tác động.

Vì vậy tôi đề nghị nghiên cứu giảm thời gian thực hiện dự án xuống dưới 10 năm với tinh thần chuẩn bị dự án thì thận trọng, nhưng triển khai dự án thì thần tốc”, bà Thúy nói.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dat-bai-giao-viec-cho-tu-nhan-tham-gia-duong-sat-toc-do-cao-192241120172110676.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng đề nghị THACO nghiên cứu sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị THACO tham gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất toa tàu, đầu máy cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. ...

Thủ tướng đề nghị THACO nghiên cứu, sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao

Sáng 8-2, trong chương trình làm việc tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các nhà máy của THACO, Tập đoàn HS Hyosung, cảng biển và sân bay Chu Lai. ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói về dự án ‘xoay chuyển tình thế’

TPO - Trả lời báo Tiền Phong về đầu tư công, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - nói năm 2025 phải tập trung nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, xử lý nghiêm thông thầu, bán thầu... TPO - Trả lời báo Tiền Phong về đầu tư...

Chạy đua khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc

Để khởi công dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào năm 2027 vẫn còn rất nhiều việc phải làm, từ thủ tục đầu tư, thiết lập mô hình quản lý đến nguồn nhân lực. Tất cả những việc này cần triển khai rốt ráo để đảm bảo tiến độ, chất lượng. ...

Đón cơ hội từ thị trường đường sắt rộng mở

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Cùng đó, nhiều tuyến đường sắt quốc gia, đô thị được đầu tư theo quy hoạch. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Thông xe kỹ thuật hai tuyến đường nghìn tỷ ở Thanh Hóa

Sáng 9/2, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật dự án đường Vạn Thiện - Bến En và dự án đường QL1 nối QL45. ...

“Qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất” làm nhanh đường ven biển

Kiểm tra dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất, qua núi khoét núi", làm tuyến đường cho thẳng, đẹp, chất lượng để tạo động lực phát triển. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào ngày 9/2, khi lực lượng an ninh tăng cường chiến dịch trấn áp cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Mới nhất

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất

(MPI) - Chiều ngày 08/02/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohamed Alsuwaidi nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư song phương giữa hai quốc gia. ...

Phong cách ngày càng xuất sắc của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International 2024

Chị em sẽ tham khảo được nhiều ý tưởng mặc đẹp từ Hoa hậu Thanh Thủy. ...

Công Phượng vắng mặt, Bình Phước vẫn thắng trận quan trọng

Giải hạng Nhất Quốc gia trở lại sau Tết Nguyên đán và chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Long An và Bình Phước. HLV Nguyễn Anh Đức có dịp gặp lại đội bóng cũ và ông đối diện với không ít khó khăn. Nguyễn Công Phượng chấn thương từ trước Tết Nguyên đán và chưa...

Mới nhất