Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNữ giáo viên và những kỷ niệm chưa từng trải qua trong...

Nữ giáo viên và những kỷ niệm chưa từng trải qua trong đời


Học sinh bị nghi ngờ lấy đồ dùng học tập của bạn về nhà uống thuốc cỏ hay học sinh vệ sinh cá nhân kém, giáo viên nhắc nhở liền nghỉ học cả tuần… là những kỷ niệm khiến cô giáo Lê Thị Ngọc Linh, Trường Tiểu học & THCS Lê Văn Tám, xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai nhớ mãi sau gần 10 năm đứng lớp.

Tiếng khóc vơi dần

Theo cô giáo Ngọc Linh, thời gian đầu vì không hiểu tiếng bản địa nên quá trình tương tác giữa cô và học sinh chưa hiệu quả, nhất là các em mới chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Các em chưa tiếp xúc nhiều với tiếng phổ thông và rất rụt rè, dè dặt khi gặp giáo viên, thêm vào đó là sự nhút nhát, các em chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng của mình”.

Cô Linh đã quyết định tự học tiếng Ba Na để có thể giao tiếp tốt hơn, dễ truyền đạt cho các em hiểu. “Mình nói các em hiểu thì mới nghĩ đến việc dạy cho các em. Bên cạnh việc dùng tiếng Ba Na trong giao tiếp, khi dạy tôi chủ yếu nói tiếng phổ thông, nhắc đi nhắc lại một số từ thông dụng để các em nghe quen dần và nhận biết như: Sách, bút, vở, đọc,… dần dần với sự linh hoạt kết hợp hai ngôn ngữ tôi và các em đã hiểu nhau hơn, các em không còn rụt rè mà thay vào đó đã biết nói đùa với giáo viên, nụ cười đã nở nhiều hơn trên những khuôn mặt, không khí lớp học vui vẻ, không còn tiếng khóc, tiếng hét như lúc mới nhận lớp nữa”.

Nữ giáo viên và những kỷ niệm chưa từng trải qua trong đời- Ảnh 1.

Cô giáo Lê Ngọc Linh và học trò

Khắc phục được chuyện bất đồng ngôn ngữ, tưởng là qua được giai đoạn khó khăn nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Trong quá trình dạy cô Linh gặp phải đủ chuyện mà cô chưa từng trải qua…

Nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt. Ví dụ như khi học ở lớp học sinh bị mất dụng cụ học tập, bạn này nghi ngờ bạn kia, bạn kia nói không lấy. Vậy là bạn bị nghi ngờ về nhà uống thuốc cỏ, rất may là cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm đến tính mạng.

Hoặc có bạn vệ sinh cá nhân kém, bị giáo viên nhắc nhở vì xấu hổ với các bạn nên nghỉ học cả tuần, giáo viên đi tìm không thấy vì bạn không ở nhà mà vào ở trại trong rẫy rất xa,…

“Hiểu được tâm lí đó, bản thân tôi trước khi xử lí việc gì liên quan đến các vấn đề nhạy cảm phải suy nghĩ, cân nhắc kĩ trước khi xử lí để ảnh hưởng xấu đến các em, kéo theo việc giảng dạy bị ảnh hưởng”- cô Linh chia sẻ.

Đến giờ khi đã công tác được gần 8 năm, có những thứ rất nhỏ ở đây lại làm cho cô Linh vô cùng hạnh phúc. Cô Linh xúc động khi kể: “Các ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ các em tặng tôi các bức vẽ, những bông hoa dại hái ở ven đường. Những thứ tưởng chừng vô cùng bình thường lại làm tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Không phải hạnh phúc vì được tặng quà, mà thứ làm tôi mỉm cười trong vô thức chính là các em đã biết quan tâm, yêu quý, biết thể hiện tình cảm với chúng tôi, coi chúng tôi như người thân. Nghĩa là các em đã mở lòng, sợi dây liên kết của giáo viên vùng cao với học sinh dân tộc đã trở nên rõ ràng và đậm màu sắc hơn! Sau những ngày vất vả, đó chính là một liều thuốc giúp tinh thần tôi thêm thoải mái. Sự yêu thương, sự cố gắng của các em vượt qua bất đồng ngôn ngữ, sự khó khăn trong việc làm quen với bảng chữ cái mới toanh. Tôi thầm biết ơn vì sự cố gắng của các em!”…

Nghề giáo đã cho tôi tất cả

Cô giáo Ngọc Linh sinh ra và lớn lên ở một huyện vùng núi của tỉnh Gia Lai – Huyện Kông Chro. Ở đây người dân chủ yếu là người dân tộc Ba Na, sống dựa vào việc làm nương rẫy, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày như ớt, bí, sắn, các loại đậu, thu nhập bấp bênh.

Cô Linh kể, từ bé mỗi lần theo mẹ vào làng buôn bán, cô thấy các bạn nhỏ bằng tuổi mình không có quần áo mặc, không được đi học, cơm không đủ ăn. Mẹ cô nhiều lần mang quần áo cũ đi tặng. “Theo mẹ nhiều lần thấy những mảnh đời khó khăn, không được đi học, không biết từ bao giờ trong tôi mơ hồ hình thành mơ ước trở thành giáo viên. Càng lớn mong muốn ấy càng thôi thúc tôi”.

Lên cấp III, mơ ước duy nhất là sẽ thi đại học ngành sư phạm đã trở thành động lực để cô Linh cố gắng học tập và thi đỗ vào Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Quy Nhơn. Ra trường, với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, cô Linh đã xin về dạy ở xã Đăk Pơ Pho- một xã vùng 3 rất khó khăn của huyện, khá xa nhà.

“Có thể nói nghề nhà giáo đã cho tôi tất cả. Từ một đứa bé ước mơ ấy đã thôi thúc, rèn giũa tôi thành một người tốt, một người có ích cho gia đình và xã hội”- cô Linh bày tỏ. “Những gương mặt rạng rỡ, những nụ cười hạnh phúc của học sinh, gia đình nhỏ chúng tôi đang vun đắp chính là động lực để tôi cố gắng nhiều hơn, nuôi lớn niềm đam mê nghề giáo trong tôi”.

Cô giáo Lê Thị Ngọc Linh là một trong 60 thầy cô giáo tiêu biểu có nhiều cống hiến trong sự nghiệp trồng người, được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là những thầy cô giáo đang công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo… dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn bền bỉ và kiên trì truyền thụ từng con chữ, kiến thức tới học sinh của mình bằng tất cả tình yêu thương.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/nu-giao-vien-va-nhung-ky-niem-chua-tung-trai-qua-trong-doi-20241120091322844.htm

Cùng chủ đề

Thưởng Tết chỉ đủ đổ xăng, nhiều giáo viên vùng cao không dám về thăm nhà

Tết Nguyên đán 2025 cận kề, nhiều giáo viên chạnh lòng vì số tiền thưởng gần nhÆ° bằng không, chỉ đủ đổ vài lít xăng xe, muốn về quê thăm gia đình cÅ©ng phải cân nhắc. Gần 10 năm công tác tại một trường THCS huyện miền núi Mường Lát (Thanh Hóa), cô giáo Vũ Thị Hương coi thưởng Tết là điều xa xỉ. Mỗi khi nghe thông tin đồng nghiệp ở Hà Nội, TP.HCM dự kiến nhận thưởng Tết...

Nhói lòng thưởng Tết giáo viên vùng cao ‘không đủ mua cho con chiếc áo mới’

Với những giáo viên vùng cao, thưởng Tết là điều quá xa vời, hầu nhÆ° không có trong suy nghÄ© của các thầy cô. Càng cận kề Tết Nguyên đán, câu chuyện về thưởng Tết lại càng được quan tâm. Nếu như giáo viên nhiều trường tư thục tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM nhận mức thưởng lên đến vài chục triệu đồng, thì các thầy cô nơi vùng cao không khỏi ước ao và trĩu nặng...

Gian nan hành trình ‘gieo chữ trên mây’

Bám trường lớp ở những nóc heo hút nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giữa thiếu thốn bủa vây, các giáo viên trẻ vẫn vui vẻ chấp nhận. Bởi, họ lên đây không vì đồng lương mà đó như là 'cái duyên'....

Thầy cô giáo ở Quảng Nam đến lớp mà như lội ruộng

Những ngày qua hình ảnh các thầy cô giáo vùng cao ở Nam Trà My (Quảng Nam) đến lớp trong bê bết bùn đất gây xúc động với nhiều người. Mỗi thầy cô ở đây kiêm dạy cả mầm non lẫn tiểu học. Cũng...

Lên vùng cao Quảng Nam dạy học, được nhận đến 100 triệu đồng

(NLĐO) - Tỉnh Quảng Nam sẽ hỗ trợ từ 50 - 100 triệu đồng để thu hút giáo viên lên vùng cao công tác và hỗ trợ tiền sinh hoạt hàng tháng từ 1,2 - 1,8 triệu đồng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan tỏa giá trị tích cực trong đổi mới giáo dục

Đổi mới giáo dục vẫn đang được kiên trì triển khai trong mỗi giờ học để học sinh có được sự phát triển toàn diện. Trong đó, có những người thầy không ngừng học tập và sáng tạo...

Để có niềm vui trọn vẹn khi du xuân

Du xuân đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt được gìn giữ, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Để có niềm vui trọn vẹn, an toàn khi tham dự lễ hội, du...

VN-Index “lấy may” đầu năm, giao dịch tích cực

VN-Index phục hồi tích cực; 4 nhóm ngành tiềm năng năm 2025; Lịch trả cổ tức; Diễn biến trái chiều chuỗi bán lẻ Thế giới Di động; Thị trường chứng khoán "lấy may" đầu năm Ất Tỵ. ...

Năm 2025 mở ra nhiều cơ hội cho nữ doanh nhân chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

“Với bản lĩnh kiên cường và sức sáng tạo mạnh mẽ, các nữ doanh nhân có thể trở thành những nhà lãnh đạo dẫn dắt, góp phần ghi dấu ấn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”,...

Những điều nhân ái giúp học sinh khó khăn không phải bỏ học

Đây là phương châm được Trường THPT Nguyễn Bình, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong nhiều năm qua. ...

Bài đọc nhiều

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

18 tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Đến thời điểm này, nhiều tỉnh, thành phố thông báo về việc lựa chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, tỉnh Bình Dương thông báo học sinh thi tuyển vào lớp 10  THPT năm học 2025-2026 bắt buộc dự thi 3 môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh. Thời gian làm bài cho mỗi môn thi cụ thể là Toán, Ngữ văn mỗi môn 120 phút, riêng môn tiếng Anh thời gian làm...

Điểm chuẩn năm 2024 của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

Chiều ngày 17/8, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024.Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024 vào Trường Đại học Ngân hàng TPHCM dao động từ 20,45 đến 26,36  tùy chương trình và tùy ngành. Ngành có điểm chuẩn cao nhất vào trường là ngành kinh doanh quốc tế chương trình chuẩn với 26,36 điểm. Cụ thể điểm chuẩn vào...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Cùng chuyên mục

Nữ phó trưởng bộ môn đạt giải Nhì Olympic quốc tế dành cho giảng viên tiếng Nga

Cô Lưu Thị Nam Hà (Phó Trưởng bộ môn Thực hành tiếng Nga, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) giành giải Nhì tại Cuộc thi Olympic quốc tế dành cho giảng viên tiếng Nga năm 2024. Nếu tính theo độ tuổi, cô Hà nằm trong top 3 giảng viên trẻ nhất cuộc thi này. Để đạt kết quả này, nữ giảng viên đã vượt qua hơn 100 thí sinh đến từ 30 quốc gia trên thế giới trong cuộc thi...

ĐH Quốc gia Hà Nội ra tài liệu hướng dẫn thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2025

Trung tâm Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ra mắt cuốn sách Hướng dẫn thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025. Đây là tài liệu chính thức đầu tiên do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong tự học, ôn tập và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA). Sách được thiết kế nhằm...

Công an vào cuộc vụ giáo viên bị tố giao cấu với nữ sinh lớp 10

TPO - Cơ quan công an đã mời ông N.V.H., giáo viên Trường THPT Tuy Phong, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) lên làm việc liên quan đến các nội dung tố cáo giao cấu với nữ sinh lớp 10.  TPO - Cơ quan công an đã mời ông N.V.H., giáo viên Trường THPT Tuy Phong, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) lên làm việc liên quan đến các nội dung tố cáo giao cấu với nữ...

Lan tỏa giá trị tích cực trong đổi mới giáo dục

Đổi mới giáo dục vẫn đang được kiên trì triển khai trong mỗi giờ học để học sinh có được sự phát triển toàn diện. Trong đó, có những người thầy không ngừng học tập và sáng tạo...

Trường đại học USTH nhận hồ sơ tuyển sinh từ 6.2

Trường đại học USTH điều chỉnh một số tiêu chí tuyển sinh đại học 2025 nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. ...

Mới nhất

Thêm lợi ích sức khỏe của trà bạc hà, lưu ý khi dùng

Bạc hà, không chỉ được xem như một loại thảo mộc phổ biến mà còn là phương thuốc tự nhiên được ứng dụng...

Bí ẩn ‘kim tự tháp Nam Cực’ và thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh

Một cấu trúc hình kim tự tháp nổi bật giữa biển tuyết ở Nam Cực đã làm dấy lên các thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh. ...

Báo in ngày 5-2: Phải niêm yết giá!

(NLĐO) - Cẩn trọng đặt phòng qua ứng dụng, mạng xã hội; An toàn giao thông, nhìn từ những con số và Metro số 1 thúc đẩy phát triển đường sắt đô thị;... ...

Mới nhất