Trang chủKinh tếNông nghiệpLợn đen to bự, con đặc sản quý hiếm nuôi thành công...

Lợn đen to bự, con đặc sản quý hiếm nuôi thành công ở Lào Cai, cứ nói bán thương lái mua hết sạch

Năm 2023, anh Diu được Hội ND xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) tín chấp cho vay 50 triệu đồng mua lợn đen giống, xây chuồng nuôi lợn nái đen, lợn đen thịt. Anh Diu còn trồng ngô, trồng chuối làm thức ăn cho lợn đen.

Lợn đen là vật nuôi truyền thống của bà con ở miền núi, từ lâu đã gắn bó với người dân, tuy nhiên do tập quán nuôi thả rông nên hiệu quả kinh tế chưa cao. 

Để nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế của giống lợn đen bản địa, tại thôn Sản Chư Ván, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) một số hộ nghèo, cận nghèo đã tham gia chuỗi liên kết nuôi lợn đen theo giá trị sản phẩm để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Những năm gần đây, thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp bền vững theo Nghị Quyết 10 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo quy mô hàng hóa, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao, chính quyền xã Thải Giàng Phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển đàn lợn đen bản địa, đi đôi với nâng cao thương hiệu, giá trị cho sản phẩm lợn đen. 

Đàn lợn đen được 12 hộ gia đình tại thôn Sản Chư Ván nuôi là giống lợn quý hiếm. Giống lợn này, với ưu điểm thích ứng tốt trong điều kiện tự nhiên, đồng thời sinh trưởng phát triển nhanh, thịt thơm ngon, tăng đàn, tăng trọng lượng, ưu thế hơn hẳn giống lợn các địa phương khác.

Từ tháng 2, năm 2023, Hội nông dân huyện Bắc Hà cùng với Hội nông dân xã, triển khai, thực hiện mô hình “Chăn nuôi lợn đen bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng”.

Mô hình được thực hiện tại Chi hội thôn Sản Chư Ván, nhằm giúp người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang an toàn sinh học, hạn chế rủi ro dịch bệnh, biết cách tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, đẩy nhanh xóa nghèo bền vững tại chỗ. 

img

Những gia đình tham gia mô hình nuôi lợn đen bản địa-vật nuôi đặc sản quý hiếm ở thôn Sản Chư Ván (xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Nhờ được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc lợn đen nên các thành viên của chuỗi liên kết đã biết áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc đàn vật nuôi, qua đó đã giảm được rủi ro trong đầu tư và kiểm soát được dịch bệnh. 

Như hộ gia đình anh Lù Seo Anh, thôn Sản Chư Ván, sau khi tham gia lớp tập huấn chăn nuôi lợn được tổ chức tại xã về. Gia đình đã sửa chữa chuồng trại nâng cho cao ráo, vệ sinh thường xuyên và phun thuốc khử trùng một tuần hoặc hai tuần một lần, tùy thuộc vào thời tiết… 

Thức ăn của lợn đen chủ yếu là cám gạo, bột ngô nấu chín cùng các loại rau nhà trồng được. Do được chăm sóc đúng quy trình nên đàn lợn đặc sản của gia đình anh rất nhanh lớn, sau hơn 6 tháng nuôi, trọng lượng bình quân 70kg/con, chất lượng thịt tốt nên bán giá cao hơn và dễ tiêu thụ. 

Anh Lù Seo Anh, thôn Sản Chư Ván, xã Thải Giàng Phố phấn khởi chia sẻ: Tham gia mô hình nuôi lợn đen thì nó có giá trị kinh tế và đầu ra ổn định. Khi mình có nhu cầu xuất chuồng bán lợn thịt thì mình có nhiều đầu mối. Mình tham gia mô hình được đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn đen ở xã, ở huyện tổ chức và được xã tạo điều kiện cho đi trao đổi học hỏi ở nhiều địa phương…

img

Anh Lù Seo Anh, nông dân nuôi lợn đen bản địa ở thôn Sản Chư Ván (xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn quý hiếm với người dân trong thôn.

Gia đình anh Lục Seo Diu, cũng là một trong những hộ tham gia mô hình nuôi lợn đen bản địa ở đại phương, cũng có thu nhập khá từ nuôi lợn. 

Năm 2023, anh Diu đã được Hội Nông dân xã Thải Giàng Phố tín chấp cho vay 50 triệu đồng để mua con giống, đầu tư xây hai khu chuồng nuôi lợn nái và lợn thịt. 

Bên cạnh đó, anh Diu còn trồng ngô và trồng cây chuối làm thức ăn cho đàn lợn. Nhờ vậy, gia đình anh thường xuyên nuôi hơn 10 con, lãi gần 60 triệu đồng mỗi lứa. 

Anh Lục Seo Diu, thôn Sản Chư Ván, xã Thải Giàng Phố bày tỏ: Để có được đàn lợn tốt, trước hết chúng ta phải chọn con giống chân tay nó to, tai to. Khi mang về nuôi thì chỉ trộn cám ngô với cây rừng thôi, khoảng thời gian nuôi tương đối dài. 

Cùng với đó phải đi mua thuôc ở trạm thú y về tiêm để phòng bệnh. Trước không tham gia vào mô hình thì ai đến nhà hỏi mua thì bán, không thì tự mổ mang ra chợ bán. Giờ tham gia mô hình, khi mình đăng bán thì có rất nhiều khách, giá cả cũng cao hơn 2-3 giá so với thị trường…

Để các mô hình nuôi lợn đen đặc sản theo giá trị liên kết sản phẩm được tiếp tục hỗ trợ phát triển đúng hướng và bền vững, mang lại thu nhập cao cho nông dân, chính quyền xã cũng đã chủ động, sát sao trong việc giám sát thực hiện dự án, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện dự án thành công. 

img

Nhiều hộ dân tự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nuôi lợn đen bản địa, lợn đặc sản ở xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Từ hiệu quả bước đầu như đàn lợn phát triển tốt, ít dịch bệnh… đã cho thấy mô hình chăn nuôi lợn đen theo chuỗi giá trị sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển chuỗi giá trị đặc thù của địa phương.

Anh Hoàng Mạnh Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) cho biết: Sau hơn 1 năm triển khai mô hình nuôi lợn đen ở đây, đã giúp được hơn 10 hộ dân phát triển kinh tế, cùng với đó nhân được nguồn giống giúp bà con nhân dân tự cung, tự cấp trong thôn, không mua ở ngoài tránh lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó chỉ đạo Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và các ban nghành đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động bà con tích cực đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình ở các địa phương. Từ đó, người dân sẽ nhìn thấy hiệu quả để tự giác triển khai và nhân rộng mô hình khác nữa…

Thời gian tới, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) còn xúc tiến thành lập tổ hợp tác nông dân cùng liên kết chăn nuôi lợn an toàn sinh học dựa vào cộng đồng.

Địa phương tiếp tục hỗ trợ các tổ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi lợn đặc sản theo hướng hàng hóa, tạo việc làm ngay tại địa phương, giúp các hộ dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững; cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo đã đề ra 11,42 %/năm.





Nguồn: https://danviet.vn/lon-den-to-bu-con-dac-san-quy-hiem-nuoi-thanh-cong-o-lao-cai-cu-noi-ban-thuong-lai-mua-het-sach-20241119152748506.htm

Cùng chủ đề

Khởi động dự án về phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai

Ngày 22/11, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với tổ chức ICRAF tại Việt Nam khởi động Dự án "Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua Nông Lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh...

Báo Nhà báo & Công luận mang niềm vui đến với học sinh các huyện miền núi tỉnh Lào Cai

(CLO) Ngày 25/10, Báo Nhà báo & Công luận tổ chức chương trình "Ước mơ xanh" chung tay khắc phục hậu quả thiên tai, trao quà cho một số trường học trên địa bàn huyện Bắc Hà và huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. ...

Bữa ăn bán trú bị cắt xén: Bắt nguyên hiệu trưởng tiểu học ở Lào Cai

Ngày 23/10, thông tin từ Công an tỉnh Lào Cai, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh chủ trì phối hợp cùng Công an huyện Bắc Hà ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Ngọc Hà (SN 1977, trú tại thôn Na Lang, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà) để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ,...

Báo Công Thương tiếp tục tổ chức các chuyến thăm, tặng quà đồng bào bị thiệt hại sau mưa bão

Nhà báo Nguyễn Văn Minh - Tổng Biên tập Báo Công Thương cho biết: Thay mặt cho những người làm báo của Báo Công Thương, Đảng uỷ, Ban Biên tập, Công đoàn, viên chức, người lao động của Báo Công Thương, một lần nữa chúng tôi xin chia sẻ sự...

Báo Sức khỏe và Đời sống trao hàng trăm suất quà tổng trị giá 1 tỷ đồng tới đồng bào huyện Bắc Hà, Lào...

Đoàn công tác thiện nguyện do nhà báo Trần Tuấn Linh - Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống làm trưởng đoàn. Cùng tham dự có các lãnh đạo huyện Bắc Hà, lãnh đạo xã Nậm Lúc và đại diện các nhà tài trợ. Tổng giá trị tiền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức được phép phát triển sản xuất tại Ninh Thuận. ...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Biến động ở thị trường Mỹ, Trung Quốc đang tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như thế nào?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2024, khi...

Bài đọc nhiều

Phát hiện gà tiền mặt đỏ và nhiều loài động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng… xuất hiện ở Vườn Quốc gia Núi Chúa ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh...

Nông sản chủ lực xuất khẩu gặp khó ngay đầu năm 2025

Đối mặt nhiều thách thức Năm 2025, ngành nông sản Việt Nam đối mặt những thách thức lớn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục áp dụng những quy định mới, đặt ra rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp và nông dân trong nước. Đơn cử như sầu riêng, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngay đầu năm, Trung Quốc (thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam) đã...

Đây chính là loại hàng nông sản tăng gấp 5-6 lần ngày thường ở Đà Lạt

So với những ngày trước Tết, giá hoa đồng tiền ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng gấp 5-6 lần, đạt từ 120.000 – 130.000 đồng/bó (bó 20 cành). Cùng với đó, nhiều loại hoa cũng tăng giá khiến người dân phấn khởi. ...

Bỏ lúa chuyển sang trồng bưởi, trai đất Lâm Đồng có bí quyết ra quả trĩu trịt, 10 trái đẹp cả 10

Một nông dân còn rất trẻ đã chuyển đổi đất lúa sang trồng bưởi da xanh. Những trái bưởi da xanh ruột đỏ, được xây dựng thành sản phẩm OCOP địa phương, mang lại những vụ quả ngọt. ...

Quảng Nam: Sau 10 năm lên phường

Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phường...

Cùng chuyên mục

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức được phép phát triển sản xuất tại Ninh Thuận. ...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Biến động ở thị trường Mỹ, Trung Quốc đang tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như thế nào?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2024, khi...

Xã “nghèo rớt mồng tơi” ở TP HCM nay dân đã có thu nhập 100 triệu/người/năm, nông thôn mới hiện đại

Từ một xã nghèo nhất của TP.HCM, nhờ xây dựng Chương trình nông thôn mới, xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh) đã trở thành một trong những xã có thu nhập cao nhất của TP. ...

Dân tình đang kéo lên một cái hồ bên dòng suối nước nóng cách trung tâm TP Yên Bái 110km

Từ Hà Nội, chỉ với hơn 5 giờ đồng hồ di chuyển về phía tây bắc, chúng tôi đã có được một kỳ nghỉ dưỡng thú vị và sảng khoái nhờ làn nước khoáng nóng ở thị trấn Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái). ...

Mới nhất

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực,...

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai...

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Mới nhất