Trang chủNewsThế giớiTương lai xung đột Ukraine khi ông Biden mạnh tay giúp Kyiv

Tương lai xung đột Ukraine khi ông Biden mạnh tay giúp Kyiv

Khi chiến sự Ukraine chuẩn bị bước qua mốc 1.000 ngày, truyền thông Mỹ dẫn một số nguồn tin khẳng định Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden vừa cho phép Kyiv được sử dụng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Đây được xem là diễn biến bất ngờ khi suốt nhiều tháng qua, Nhà Trắng dưới thời ông Biden gần như kiên quyết từ chối đề xuất của Ukraine về việc sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thậm chí trước đây, ngay cả khi được lãnh đạo Anh thuyết phục, ông Biden cũng chưa đồng ý.

Tương lai xung đột Ukraine khi ông Biden mạnh tay giúp Kyiv- Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine trong một lần nã pháo vào lực lượng Nga trên chiến trường

Trong khi Nhà Trắng từ chối bình luận thông tin trên, thì Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích quyết định mới của Mỹ đã “châm dầu vào lửa”.

Rủi ro không quá lớn ?

Không khó để hiểu lý do tại sao trước đây ông Biden từ chối cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga. Vì việc Ukraine được phép sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga có thể khiến cho cuộc xung đột ở Ukraine trở nên căng thẳng hơn, thậm chí lan rộng ngoài tầm kiểm soát đối với Mỹ.

Hồi tháng 9, khi Ukraine tích cực vận động Mỹ cùng đồng minh về vấn đề trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin phản ứng rằng nếu NATO dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây để tấn công sâu vào bên trong Nga, thì Moscow sẽ xem đó là hành động chiến tranh. Vì thế, quyết định mới của Tổng thống Biden khiến nhiều người lo ngại Nga phản ứng mạnh dẫn đến xung đột lan rộng.

Thời gian qua, Mỹ đã cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine nhưng không cho phép dùng tấn công vào lãnh thổ Nga. Đạt trần bay lên đến 50 km cùng tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần vận tốc âm thanh) và có tầm bắn lên đến 300 km, ATACMS sẽ là loại vũ khí mà Ukraine có thể dùng tấn công lãnh thổ Nga sau khi Washington gỡ bỏ rào cản cho Kyiv. Tuy nhiên, như CNN dẫn một số nguồn tin thì khẳng định thực tế Mỹ không cung cấp nhiều tên lửa ATACMS cho Ukraine.

Thêm vào đó, so với giai đoạn tháng 8 – 9 vừa qua, khi Ukraine tấn công đã thọc sâu vào lãnh thổ Nga, thì thế trận đã thay đổi. Cụ thể, Moscow gần đây liên tục lấn lướt Kyiv trên chiến trường. Cho nên sức ép dành cho Moscow cũng giảm đi. Ngoài ra, vì Moscow vẫn kiểm soát nhiều vùng đất của Ukraine, nên nếu sử dụng ATACMS thì Kyiv chỉ đủ sức tấn công khoảng 100 km vào lãnh thổ Nga, chứ khó tấn công sâu hơn. Cho nên, rủi ro thiệt hại lớn cho Nga là không quá cao.

Đó là những phân tích lạc quan đối với rủi ro chiến sự lan rộng.

Đến “lá bài” cho ông Trump ?

Nhận định khi trả lời Thanh Niên ngày 18.11, chuyên gia tình báo quốc phòng Mỹ Carl O.Schuster đánh giá động thái mới của Tổng thống Biden nhằm tăng cường áp lực chính trị lên Moscow phải thay đổi chiến lược, mở ra cơ hội đàm phán hòa bình.

Quyết định được Tổng thống Biden đưa ra khi chỉ còn khoảng 2 tháng nữa Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức. Dự báo về chính sách của Nhà Trắng sau khi ông Trump tiếp quản, chuyên gia Schuster đánh giá: “Ý định của ông Trump là hạn chế và chấm dứt xung đột ở Trung Đông và Ukraine nhằm dành nhiều nguồn lực hơn cho Thái Bình Dương và Đông Á. Chiến lược của ông là đe dọa cắt giảm hỗ trợ vật chất của Mỹ cho những bên tham gia. Trong trường hợp của châu Âu, Mỹ đang cung cấp phần lớn thiết bị quân sự và đạn dược cho Ukraine”.

Chính vì thế, để kết thúc xung đột ở Ukraine thì Washington có thể sử dụng “lá bài” viện trợ nhằm gây áp lực buộc Kyiv ngồi vào bàn đàm phán ngay cả khi không nhận được điều kiện Nga trả lại các khu vực đã chiếm đóng. Sự ủng hộ của dư luận Ukraine dành cho Tổng thống Volodymyr Zelensky đang ngày càng thấp hơn cũng trở thành gánh nặng cho chính quyền Kyiv đương nhiệm. Trong khi đó, ông Zelensky đang đối mặt áp lực phải tổ chức bầu cử tổng thống Ukraine sau thời gian trì hoãn vì chiến sự.

Ngược lại, việc Tổng thống đương nhiệm Biden cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga có thể trở thành “lá bài” cho ông Trump sắp tới gây sức ép đối với Moscow về hòa đàm. Ông Trump không phải chịu trách nhiệm về quyết định này của ông Biden, nhưng có thể dùng để thương thuyết với Tổng thống Putin. Vì có một thực tế là nguồn lực của Nga đang bị suy giảm, nên nếu về lâu dài có thể bị Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ thì có thể trở thành áp lực không nhỏ cho Moscow.

Đối sách của Nhà Trắng với Trung Đông

Dự báo về chiến lược sắp tới của Nhà Trắng đối với Trung Đông, chuyên gia Schuster cho rằng: “Ông Trump sẽ không cắt giảm hỗ trợ cho Israel nhưng sẽ đe dọa rút quân khỏi Iraq và Syria (chỉ khoảng 2.000 người). Tuy nhiên, ông sẽ không rút lui khỏi cuộc chiến chống lại lực lượng Houthi ở Yemen. Ông Trump cũng sẽ cho phép không kích mạnh hơn và nhiều hơn vào một số mục tiêu ở Trung Đông, đồng thời tái lập các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Iran mà ông Biden đã dỡ bỏ”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tuong-lai-xung-dot-ukraine-khi-ong-biden-manh-tay-giup-kyiv-185241118204550929.htm

Cùng chủ đề

Ông Trump tái đặt ‘áp lực tối đa’ lên Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4.2 khôi phục chiến dịch 'gây sức ép tối đa' lên Iran, bao gồm các nỗ lực nhằm giảm lượng dầu xuất khẩu của nước này xuống mức 0 để ngăn Tehran sở hữu vũ khí hạt...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Di sản kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng với di sản là nền kinh tế vững mạnh, thị trường việc làm đạt những thành tựu lịch sử, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao. Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Biden, tiêu dùng tại Mỹ sôi động, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và không rơi vào suy thoái như dự báo. Các nhà kinh tế cho biết những thành tựu càng ấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thói quen sau khi ăn giúp ngăn ngừa đột quỵ

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ; 4 cách ăn uống giúp người không tập thể dục giảm cân; Nước tiểu có dầu, là cảnh báo vấn đề sức khỏe gì?... là những thông tin chính về...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Trump cắt quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden để trả đũa

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi quyền tiếp cận an ninh và cập nhật tình báo của người tiền nhiệm Joe Biden, đáp trả điều mà chính ông Biden từng làm với ông. ...

Cùng chuyên mục

Singapore phải thích nghi với “thực tế mới” khi Mỹ không còn sẵn sàng bảo trợ trật tự toàn cầu

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh điều đó tại buổi tiệc mừng Tết Nguyên đán ở Câu lạc bộ Cộng đồng Teck Ghee hôm 8/2.

Cả nước Sri Lanka mất điện chỉ vì một con khỉ

Một con khỉ xâm nhập một trạm biến áp ở Sri Lanka, gây ra tình trạng mất điện trên toàn nước này vào ngày 9.2, theo giới chức. ...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Mới nhất

Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm

Đà Nẵng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, trong đó Dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu là công trình có ý nghĩa quan trọng chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao...

Nga tiềm năng cấp vắc-xin ung thư miễn phí cho bệnh nhân sau 2,5 năm

NDO - Ngày 9/2, Hãng tin TASS của Nga dẫn lời ông Andrey Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa quốc gia Nga về ung thư cho biết, các bác sĩ Nga có thể bắt đầu điều trị bệnh nhân bằng vaccine mRNA được cá nhân hóa để điều trị ung thư sau 2,5 năm nữa,...

Tấn Trường tiết lộ thông tin bất ngờ về chấn thương của Công Phượng

(Dân trí) - Thủ thành Bùi Tấn Trường cho biết tiền đạo Nguyễn Công Phượng cần 2-3 tháng nữa mới có thể trở lại thi đấu. Đây là một tin không vui với HLV Kim Sang Sik cũng như người hâm mộ Việt Nam. "Công Phượng có thể hồi phục sau đây một tháng. Nhưng để thi đấu trở lại,...

Thói quen sau khi ăn giúp ngăn ngừa đột quỵ

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ; 4 cách ăn uống giúp người không tập thể dục...

Mới nhất