Trang chủChính trịNgoại giaoAPEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

Nền kinh tế thế giới đang đòi hỏi một định hình mới và tiến trình này trước hết sẽ diễn ra tại APEC – khu vực đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu.

APEC đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp hơn 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu.  (Nguồn: CGTN)
APEC đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp hơn 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu. (Nguồn: CGTN)

Tròn 35 năm qua, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hội tụ 3/5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất là Đông Á và Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada và Mexico) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa đã duy trì vai trò là cơ chế hợp tác và liên kết kinh tế hàng đầu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Đan xen và chặt chẽ

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Peru Elmer Schialer cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Peru tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024, cùng một phái đoàn 400 doanh nhân, đẩy mạnh các hợp tác đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến công nghệ; đồng thời ký một thỏa thuận thương mại tự do phiên bản nâng cấp, nhằm thúc đẩy hiệu quả thương mại giữa hai nước.

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Peru, thương mại song phương Trung Quốc – Peru đạt gần 36 tỷ USD vào năm 2023. Bắc Kinh là đối tác thương mại chính của nước chủ nhà APEC 2024, vì vậy, họ tin rằng, “phiên bản nâng cấp” sẽ tối ưu hóa thỏa thuận cũ (ký năm 2009) thúc đẩy động lực giao thương ít nhất 50%.

Tự do hóa thương mại và đầu tư vì mục đích tăng trưởng bền vững, hợp tác toàn diện và trân trọng các lợi ích chung giữa các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương vốn là trọng tâm chính trong các chương trình nghị sự của APEC ngay từ khi chính thức “khai sinh” vào năm 1989, tiếp tục kế thừa đến APEC Peru 2024 và còn xa hơn nữa…

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích quốc tế, xét trên khía cạnh là một diễn đàn rộng lớn nhằm thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, hợp tác kinh tế APEC khó hiệu quả khi hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và không có bất kỳ thỏa thuận ràng buộc pháp lý nào.

Trên thực tế, có thể mục tiêu tự do hóa thương mại của Tuyên bố Bogor, cũng như việc triển khai Hiệp định thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) vào năm 2025 chưa đạt tiến độ như kỳ vọng, nhưng cũng giống như “cặp” Trung Quốc – Peru nói trên, những năm qua “sợi dây ràng buộc” giữa các thành viên APEC vẫn ngày càng chặt chẽ, dựa trên đa dạng các mối quan hệ kinh tế đan xen lẫn nhau, giao thoa và tự điều chỉnh trên con đường tự do hóa thương mại.

Và không chỉ tồn tại hợp tác song phương, hàng loạt hiệp định thương mại đa phương (RCEP, CPTPP, AFTA…) giữa các thành viên APEC cũng đã và đang giữ vai trò rất lớn, củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong khu vực. Các con đường thương mại có thể giao thoa, cũng có thể là song song nhưng đều tiến tới tự do hóa thương mại khu vực và đang cho thấy là hướng đi đúng đắn cho hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên APEC.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã có các hiệp định thương mại tự do với 15 nền kinh tế APEC. Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất đối với 13 nền kinh tế APEC. Tám trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc là các nền kinh tế APEC…

“Xốc lại” tiến trình hợp tác

Trở lại Hội nghị thượng đỉnh năm 1994, APEC đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đạt được chế độ thương mại và đầu tư tự do tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành viên có nền kinh tế phát triển và vào năm 2020 đối với các thành viên có nền kinh tế đang phát triển.

Năm tiếp sau, APEC đã quyết tâm thông qua Chương trình nghị sự hành động Osaka – một kế hoạch thực hiện các mục tiêu của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và thúc đẩy hợp tác kinh tế và kỹ thuật… Nhưng kể cả từ khi có những cam kết này, hiệu quả hợp tác APEC vẫn bị đánh giá hạn chế. Đến nay, APEC vẫn chỉ được đánh giá cao về thành công trong việc đề ra các “chương trình hành động”, còn việc thực hiện vẫn khó khăn.

Một trong những thách thức lớn nhất là sự nổi lên của xu hướng bảo hộ mậu dịch và các biện pháp phi thuế quan có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Chủ nghĩa bảo hộ đang có nguy cơ trở thành rào cản đối với quá trình tự do hóa thương mại và liên kết kinh tế trong khu vực, đi ngược với tinh thần cốt lõi của APEC là giương cao ngọn cờ tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dù kinh tế toàn cầu và khu vực APEC vẫn có xu hướng tăng trưởng nhưng trong dài hạn sẽ thấp hơn các thập kỷ trước đây, xuất phát từ những cản trở do năng suất thấp và bất bình đẳng tăng lên, khi nhiều đối tượng bị bỏ lại phía sau, như một số nền kinh tế đang phát triển, khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hay lao động nữ…

Bất bình đẳng gia tăng cũng là mối đe dọa tới sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực. Tính đa dạng và phức tạp của khu vực với các nền kinh tế có cơ cấu, cũng như trình độ phát triển rất khác nhau, kéo theo những ưu tiên phát triển kinh tế, cách đề cập đối với các lĩnh vực hợp tác của các thành viên cũng khác nhau. Do tính chất không bắt buộc của các cam kết nên trong quá trình thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư, hợp tác kỹ thuật, sẽ nảy sinh những khó khăn và bất đồng.

Các yếu tố phi kinh tế như văn hóa, lịch sử, môi trường, an ninh… cũng sẽ có những tác động nhất định đến hợp tác kinh tế giữa các thành viên, cũng như tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư ở khu vực.

Tuần lễ cấp cao APEC 2024 (9-16/11) tại thủ đô Lima của Peru được đánh giá “mang tính bước ngoặt” – cơ hội để các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên “xốc lại” tiến trình hợp tác nhằm đạt được hiệu quả và hiệu lực cao hơn trong tự do hóa hơn nữa thương mại, đầu tư.

Trong bối cảnh mới, chủ nhà APEC Peru tiếp tục đặt mục tiêu thông qua Lộ trình Lima 2024 về quá trình chuyển đổi kinh tế và giới thiệu Tuyên bố Ichma mới nhằm thúc đẩy FTAAP, trong đó, gửi thông điệp mạnh mẽ về sự tận tâm của APEC trong giải quyết các thách thức toàn cầu và thúc đẩy Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040 về xây dựng cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.





Nguồn: https://baoquocte.vn/apec-giu-vung-ngon-co-tu-do-hoa-thuong-mai-293717.html

Cùng chủ đề

Donald Trump ‘đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại’: Tương lai nào cho kinh tế thế giới?

Kinh tế thế giới có những tín hiệu khó lường ngay đầu năm mới sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ và bắt đầu tung loạt chính sách “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đồng USD lao dốc, chứng khoán lập kỷ lục, trong khi vàng tăng vọt. Đảo chiều loạt chính sách, đưa ra tuyên bố sốc Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức (20/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có loạt chính sách gây...

Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện

“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch...

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2025 thêm 0,1 điểm phần trăm. Theo báo cáo mới nhất của IMF về triển vọng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 và 2026 dự kiến ​​là 3,3%. Vào tháng 10/2024, các chuyên gia của IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 sẽ...

Cơn sốt nghìn tỷ USD năm 2024 và thách thức với những tỷ phú số 1

Những cơn sốt nghìn tỷ USD làm rung chuyển nền kinh tế thế giới trong năm 2024 gắn với nhiều tên tuổi rất nổi tiếng như Donald Trump, Elon Musk, CEO Nvidia... Tuy nhiên, rủi ro hiện hữu trong năm 2025. Những cơn sốt nóng nghìn tỷ USD trong năm 2024 Kinh tế thế giới năm 2024 chứng kiến những biến chuyển lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ngay đầu năm 2024, ChatGPT đã làm rung chuyển thế...

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc.

Đức cân nhắc để Dòng chảy phương Bắc 2 “tái sinh”, vì không muốn phụ thuộc vào may rủi

Chính quyền Đức đang cân nhắc tái khởi động đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để vận chuyển hydro xanh hoặc khí đốt tự nhiên từ Phần Lan.

Cơ hội vàng cho các nhà khởi nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới

Cuộc thi khởi nghiệp GVB Prize 2025 là nơi để các ý tưởng sáng tạo của Việt Nam có thể vươn ra thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh các xu hướng chuyển đổi xanh và số hóa ngày càng được chú trọng.

Giá cà phê robusta lên đỉnh cao, arabica thiết lập kỷ lục mới, lý do xuất khẩu sang thị trường truyền thống sụt giảm

Trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất khẩu 154.635 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu đạt 799,48 triệu USD. Trong đó, cà phê nhân xuất khẩu đạt 137.568 tấn, kim ngạch 694,93 triệu USD, giảm 38,2% về khối lượng nhưng tăng 8,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á “đau đầu” vì thuế quan Mỹ

Các biện pháp áp thuế quan mạnh tay và sự thay đổi chính sách liên tục từ chính quyền mới của Mỹ đang tạo ra thách thức lớn cho các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á. Đó là làm thế nào để bảo vệ danh mục đầu tư trước những biến động khó lường của thị trường.

Bài toán an ninh năng lượng cùng “cuộc chia tay giằng xé” giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng dường như "cuộc chia tay" với khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.

Kinh tế Việt Nam 2025: Vững bước tăng trưởng

Kết quả tăng trưởng kinh tế đáng phấn khởi, tự hào năm 2024 góp phần tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin và hy vọng để Việt Nam đạt được thành tựu cao hơn trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Mới nhất

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất

(MPI) - Chiều ngày 08/02/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohamed Alsuwaidi nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư song phương giữa hai quốc gia. ...

Phong cách ngày càng xuất sắc của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International 2024

Chị em sẽ tham khảo được nhiều ý tưởng mặc đẹp từ Hoa hậu Thanh Thủy. ...

Công Phượng vắng mặt, Bình Phước vẫn thắng trận quan trọng

Giải hạng Nhất Quốc gia trở lại sau Tết Nguyên đán và chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Long An và Bình Phước. HLV Nguyễn Anh Đức có dịp gặp lại đội bóng cũ và ông đối diện với không ít khó khăn. Nguyễn Công Phượng chấn thương từ trước Tết Nguyên đán và chưa...

Mới nhất